HSBC: “Đừng lo, giá sẽ tiếp tục giảm”
Bộ phận nghiên cứu của HSBC vừa công bố báo cáo kinh tế vĩ mô và triển vọng thị trường Việt Nam với những nhận định đáng chú ý
Bộ phận nghiên cứu của HSBC vừa công bố báo cáo kinh tế vĩ mô và triển vọng thị trường Việt Nam với những nhận định, dự báo đáng chú ý.
“Đừng lo, giá sẽ tiếp tục giảm” - HSBC mở đầu báo cáo như vậy.
Cụ thể, họ thấy rằng lạm phát vẫn tiếp tục là mối lo ngại của các nước châu Á vào cuối năm nay, tuy nhiên tình hình tại Việt Nam gần như đang diễn biến theo một chiều hướng khác.
Sau đợt tăng nhanh năm ngoái, áp lực giá cả đang dần hạ nhiệt trong bối cảnh nhu cầu giảm dần và tăng trưởng tín dụng xuống thấp. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định cắt giảm lãi suất thêm 1%. Việc giảm lãi suất đã được tính hết vào giá vốn trên thị trường nhưng câu hỏi đặt ra là liệu động thái này có làm tăng áp lực lạm phát và làm mất ổn định tiền đồng Việt Nam hay không?
“Việc giảm các mức lãi suất cơ bản vào thời điểm hiện tại là còn khá sớm trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao, tuy nhiên việc cắt giảm này khó có khả năng thay đổi xu hướng giảm dần của lạm phát tại Việt Nam hiện nay”, HSBC bình luận.
Dựa trên phân tích về chính sách tiền tệ tại Việt Nam của Ngân hàng HSBC, việc hạ lãi suất không phải là điều ngạc nhiên. Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ chủ yếu thông qua hai cách: theo dõi tỷ lệ lạm phát cơ bản để xác định lãi suất cơ bản; hai là sử dụng các biện pháp hành chính như một công cụ cơ bản nhắm đến lạm phát.
Lạm phát cơ bản đã hạ nhiệt so với đỉnh điểm 15,2% vào tháng 8/2011 (chỉ số so sánh theo năm) xuống còn 12,7% vào tháng 2. Lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản đều đã giảm xuống cộng với sự ổn định của đồng nội tệ chính là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất.
Theo HSBC, mặc dù đã cắt giảm lãi suất nhưng lạm phát nên tiếp tục được kìm hãm xuống còn một chữ số từ nay cho đến cuối năm vì ba lý do: nhu cầu trong nước giảm, tăng trưởng tín dụng thấp và mức giá cả phù hợp. Hiện tượng lạm phát tăng kéo dài trong năm 2011 đã khiến người tiêu dùng trở nên cẩn trọng hơn trong chi tiêu trong năm nay. Bên cạnh đó, tình hình lạm phát năm 2011 tăng nhanh là cơ sở cho việc lạm phát năm nay không thể tăng cao hơn thế. Nếu giá dầu không tăng quá 140 USD một thùng, chúng tôi tin rằng việc tăng giá xăng sẽ không có ảnh hưởng gì đến lạm phát 2012.
“Có nhiều lý do để chúng ta phải lo ngại về vấn đề tiền tệ như: lạm phát hai con số, lãi suất thực âm và thâm hụt thương mại quá lớn. Tuy nhiên, tình hình vẫn đang có những chuyển biến tích cực. Đến thời điểm này vẫn chưa thể kết luận những rủi ro đó có làm suy yếu đồng nội tệ hay không, và chúng tôi dự đoán tỷ giá USD/VND sẽ ở mức 21.500 vào cuối năm. Tuy nhiên nếu những chỉ báo này vẫn tiếp tục được cải thiện thì đồng nội tệ sẽ trở nên thu hút hơn với các nhà đầu tư”, HSBC đưa ra dự báo.
Ở một khía cạnh khác, báo cáo đưa ra một góc nhìn rằng: Về cơ bản, nhu cầu vay vốn thấp do việc thắt chặt tiền tệ trước đây cũng sẽ làm giảm áp lực lạm phát. Lãi suất qua đêm đã ở mức thấp so với hiện tượng tăng đột ngột vào thời điểm Tết Nguyên đán. Điều này chứng tỏ mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua kênh mua lại nhưng nhu cầu vay vẫn còn thấp, do đó sẽ không tác động đáng kể đến thanh khoản trong hệ thống tài chính. Thêm vào đó kể từ sau dịp Tết Nguyên đán mức tiêu dùng trên thị trường cũng nguội dần. Và HSBC dự đoán nhu cầu vay vốn và tiêu dùng cá nhân vẫn ở mức thấp trong năm nay.
Một lý do nữa để HSBC tin rằng lạm phát tại Việt Nam sẽ giảm do hiệu ứng lạm phát cao năm ngoái. Trong sáu tháng tới, lạm phát cao năm ngoái với tốc độ tăng trung bình mỗi tháng 2% (có sự điều chỉnh yếu tố mùa vụ) từ tháng 3 đến tháng 5/2011 sẽ giúp kiềm chế lạm phát năm nay xuống. Nếu nhu cầu vay vốn vẫn thấp, đồng nội tệ vẫn ổn định và không có cú sốc nguồn cung đáng kể nào thì lạm phát mục tiêu toàn phần có thể sẽ giảm trước tháng 11.
“Trong giai đoạn này, chúng tôi cho rằng riêng hiệu ứng về lạm phát cao năm ngoái sẽ có tác động làm giảm mạnh chỉ số lạm phát năm nay. Sau đó, những yếu tố khác như giá điện và giá xăng dầu tăng cũng như những thay đổi đột biến về nhu cầu và tiền tệ sẽ có ảnh hưởng đến lạm phát… Và chúng tôi hy vọng lạm phát sẽ được kìm lại ở mức một con số trong năm nay”, HSBC dự tính.
Ở những diễn biến của dòng vốn, HSBC nhìn nhận là đã có một sự cải thiện. Dòng vốn tính từ đầu năm đến nay chảy vào thị trường chứng khoán đạt khoảng 500 triệu USD. Do viễn cảnh tăng trưởng - lạm phát đã cải thiện đáng kể, thị trường tài sản trong nước sẽ bắt đầu có sức hấp dẫn hơn. Cùng lúc đó, với nguy cơ rủi ro trượt giá thấp, các nhà đầu tư sẽ đánh giá thị trường trong nước mang nhiều tiềm năng hơn.
Và với việc các ngân hàng trung ương phương tây vẫn là những đề tài “nóng” cho báo chí thì lượng tiền thừa sẽ tiếp tục chảy vào các thị trường mới nổi. Nếu những rủi ro cảm tính tái xuất hiện, thì các nhà đầu tư sẽ bắt đầu xem xét đến những thị trường như Việt Nam.
“Đừng lo, giá sẽ tiếp tục giảm” - HSBC mở đầu báo cáo như vậy.
Cụ thể, họ thấy rằng lạm phát vẫn tiếp tục là mối lo ngại của các nước châu Á vào cuối năm nay, tuy nhiên tình hình tại Việt Nam gần như đang diễn biến theo một chiều hướng khác.
Sau đợt tăng nhanh năm ngoái, áp lực giá cả đang dần hạ nhiệt trong bối cảnh nhu cầu giảm dần và tăng trưởng tín dụng xuống thấp. Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quyết định cắt giảm lãi suất thêm 1%. Việc giảm lãi suất đã được tính hết vào giá vốn trên thị trường nhưng câu hỏi đặt ra là liệu động thái này có làm tăng áp lực lạm phát và làm mất ổn định tiền đồng Việt Nam hay không?
“Việc giảm các mức lãi suất cơ bản vào thời điểm hiện tại là còn khá sớm trong bối cảnh giá dầu thế giới tăng cao, tuy nhiên việc cắt giảm này khó có khả năng thay đổi xu hướng giảm dần của lạm phát tại Việt Nam hiện nay”, HSBC bình luận.
Dựa trên phân tích về chính sách tiền tệ tại Việt Nam của Ngân hàng HSBC, việc hạ lãi suất không phải là điều ngạc nhiên. Ngân hàng Nhà nước thực thi chính sách tiền tệ chủ yếu thông qua hai cách: theo dõi tỷ lệ lạm phát cơ bản để xác định lãi suất cơ bản; hai là sử dụng các biện pháp hành chính như một công cụ cơ bản nhắm đến lạm phát.
Lạm phát cơ bản đã hạ nhiệt so với đỉnh điểm 15,2% vào tháng 8/2011 (chỉ số so sánh theo năm) xuống còn 12,7% vào tháng 2. Lạm phát toàn phần và lạm phát cơ bản đều đã giảm xuống cộng với sự ổn định của đồng nội tệ chính là điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Nhà nước cắt giảm lãi suất.
Theo HSBC, mặc dù đã cắt giảm lãi suất nhưng lạm phát nên tiếp tục được kìm hãm xuống còn một chữ số từ nay cho đến cuối năm vì ba lý do: nhu cầu trong nước giảm, tăng trưởng tín dụng thấp và mức giá cả phù hợp. Hiện tượng lạm phát tăng kéo dài trong năm 2011 đã khiến người tiêu dùng trở nên cẩn trọng hơn trong chi tiêu trong năm nay. Bên cạnh đó, tình hình lạm phát năm 2011 tăng nhanh là cơ sở cho việc lạm phát năm nay không thể tăng cao hơn thế. Nếu giá dầu không tăng quá 140 USD một thùng, chúng tôi tin rằng việc tăng giá xăng sẽ không có ảnh hưởng gì đến lạm phát 2012.
“Có nhiều lý do để chúng ta phải lo ngại về vấn đề tiền tệ như: lạm phát hai con số, lãi suất thực âm và thâm hụt thương mại quá lớn. Tuy nhiên, tình hình vẫn đang có những chuyển biến tích cực. Đến thời điểm này vẫn chưa thể kết luận những rủi ro đó có làm suy yếu đồng nội tệ hay không, và chúng tôi dự đoán tỷ giá USD/VND sẽ ở mức 21.500 vào cuối năm. Tuy nhiên nếu những chỉ báo này vẫn tiếp tục được cải thiện thì đồng nội tệ sẽ trở nên thu hút hơn với các nhà đầu tư”, HSBC đưa ra dự báo.
Ở một khía cạnh khác, báo cáo đưa ra một góc nhìn rằng: Về cơ bản, nhu cầu vay vốn thấp do việc thắt chặt tiền tệ trước đây cũng sẽ làm giảm áp lực lạm phát. Lãi suất qua đêm đã ở mức thấp so với hiện tượng tăng đột ngột vào thời điểm Tết Nguyên đán. Điều này chứng tỏ mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã nỗ lực bơm thêm tiền vào nền kinh tế thông qua kênh mua lại nhưng nhu cầu vay vẫn còn thấp, do đó sẽ không tác động đáng kể đến thanh khoản trong hệ thống tài chính. Thêm vào đó kể từ sau dịp Tết Nguyên đán mức tiêu dùng trên thị trường cũng nguội dần. Và HSBC dự đoán nhu cầu vay vốn và tiêu dùng cá nhân vẫn ở mức thấp trong năm nay.
Một lý do nữa để HSBC tin rằng lạm phát tại Việt Nam sẽ giảm do hiệu ứng lạm phát cao năm ngoái. Trong sáu tháng tới, lạm phát cao năm ngoái với tốc độ tăng trung bình mỗi tháng 2% (có sự điều chỉnh yếu tố mùa vụ) từ tháng 3 đến tháng 5/2011 sẽ giúp kiềm chế lạm phát năm nay xuống. Nếu nhu cầu vay vốn vẫn thấp, đồng nội tệ vẫn ổn định và không có cú sốc nguồn cung đáng kể nào thì lạm phát mục tiêu toàn phần có thể sẽ giảm trước tháng 11.
“Trong giai đoạn này, chúng tôi cho rằng riêng hiệu ứng về lạm phát cao năm ngoái sẽ có tác động làm giảm mạnh chỉ số lạm phát năm nay. Sau đó, những yếu tố khác như giá điện và giá xăng dầu tăng cũng như những thay đổi đột biến về nhu cầu và tiền tệ sẽ có ảnh hưởng đến lạm phát… Và chúng tôi hy vọng lạm phát sẽ được kìm lại ở mức một con số trong năm nay”, HSBC dự tính.
Ở những diễn biến của dòng vốn, HSBC nhìn nhận là đã có một sự cải thiện. Dòng vốn tính từ đầu năm đến nay chảy vào thị trường chứng khoán đạt khoảng 500 triệu USD. Do viễn cảnh tăng trưởng - lạm phát đã cải thiện đáng kể, thị trường tài sản trong nước sẽ bắt đầu có sức hấp dẫn hơn. Cùng lúc đó, với nguy cơ rủi ro trượt giá thấp, các nhà đầu tư sẽ đánh giá thị trường trong nước mang nhiều tiềm năng hơn.
Và với việc các ngân hàng trung ương phương tây vẫn là những đề tài “nóng” cho báo chí thì lượng tiền thừa sẽ tiếp tục chảy vào các thị trường mới nổi. Nếu những rủi ro cảm tính tái xuất hiện, thì các nhà đầu tư sẽ bắt đầu xem xét đến những thị trường như Việt Nam.