Hướng đi sắp tới của dệt may Việt Nam?
Ngành dệt may Việt Nam bao hàm trong đó nhiều nghịch lý giữa con số thực hiện và hiệu quả thực tế
Dự báo kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam năm nay có thể đạt 11-11,2 tỷ USD, tăng 23-24% so với năm 2009, nhưng Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường vẫn cho rằng ngành công nghiệp này vẫn còn nhiều tồn tại, đặc biệt là vấn đề năng suất.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dẫn đầu nhưng nhập khẩu nguyên, phụ liệu cũng tăng cao; thu dụng nhiều lao động những giá trị gia tăng thấp; sản phẩm công nghiệp chủ lực nhưng lại chủ yếu gia công..., ngành dệt may Việt Nam bao hàm trong đó nhiều nghịch lý giữa con số thực hiện và hiệu quả thực tế.
Nhìn nhận về hướng đi sắp tới của ngành dệt may Việt Nam, ông Trường cho rằng giải pháp bắt buộc là phải nâng cao năng suất, trong đó có tính đến việc phát triển cụm ngành để kết nối chuỗi sản xuất hiệu quả hơn, hướng tới cạnh tranh.
Ông Trường chia sẻ:
- Rõ ràng, từ xuất phát điểm hiện nay của dệt may sau 15 năm phát triển, điểm yếu lớn nhất chính là sự không liên thông để đảm bảo cung ứng từ đầu đến cuối trong toàn chuỗi cung ứng.
Để giải quyết bài toàn này thì đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ phía cộng đồng doanh nghiệp, nhưng đồng thời là trong hoạch địch chính sách của nhà nước, khẳng định hướng đi phải xây dựng thành các cụm dệt may liên thông, đảm bảo cho dệt may Việt Nam trở thành một ngành có giá trị gia tăng cao hơn, đi từ khâu đầu tới khâu cuối.
Ông có thể nói rõ hơn ý tưởng về phát triển cụm ngành dệt may trong tương lai sẽ như thế nào?
Việc xây dựng các cụm công nghiệp dệt may, rõ ràng không thể từ chỗ tự phát đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp may. Bởi vì doanh nghiệp may thì số lượng rất lớn, thu dụng lao động rất lớn, tuy nhiên có thể đặt ở mọi nơi rất dễ dàng.
Trong khi đó, phát triển công nghiệp phụ trợ, nguyên liệu thì đòi hỏi có rất nhiều yếu tố về địa lý, về giao thông, về nguồn nước và đặc biệt là nguồn lao động kỹ thuật cao, chất lượng cao để có thể đáp ứng được khâu sản xuất công nghiệp phụ trợ.
Chính vì vậy, hiện nay cần có sự quy hoạch rõ ràng đối với các địa phương, khu vực để có thể đầu tư các cụm công nghiệp dệt may, trong đó chủ yếu đầu tư cho sợi, dệt, nhuộm hoàn tất và những nhà may mẫu có năng suất lao động tốt nhất, đầu tư tốt nhất liên thông vào đó, làm ra những sản phẩm mang tính chất mô hình mẫu trọn gói để tiếp cận được người mua lớn, nhận được những đơn hàng lớn. Còn sau đó, có thể tiếp tục phân tán khâu may ở các địa phương. Thì đó là hướng đi trong đầu tư cụm dệt may.
Bởi vì, nếu tập trung cả khâu may về một chỗ thì không đủ nguồn lực lao động và gây nên nút thắt về số lượng người lao động, số lượng người dân tập trung ở từng địa phương. Vậy nên, phân tán khâu may nhưng vẫn phải hình thành những nhà máy may tiên tiến, đẳng cấp, năng suất cao, tự động hoá cao, để gắn liền vào những cụm công nghiệp dệt may nằm ở những địa phương đồng bằng, có điều kiện giao thông, con người, cơ sở vật chất...
Chúng tôi khẳng định là phải xây dựng cụm, nhưng cụm là hạt nhân ở những trung tâm lớn, bao gồm may tiên tiến. Còn may diện lớn vẫn tiếp tục phân tán ở các địa phương.
Điều này có đóng góp gì cho năng suất ngành dệt may, thưa ông?
Với phát triển cụm dệt may, cái quan trọng nhất ở đây là có hai việc. Thứ nhất là giải quyết được bài toán giá trị gia tăng do có nguyên liệu nối liên thông với may, giảm thiểu chi phí thời gian giao hàng, giảm chi phí vận tải trên đường. Thời gian giao hàng sẽ là yếu tố cạnh tranh rất quyết liệt trong thời gian tới của ngành dệt may.
Thứ hai nữa, khi gắn vào đó những doanh nghiệp may mới với mức độ tự động hoá cao tức là tạo nên mô hình dịch chuyển năng suất của ngành may, từ chỗ may đơn giản sang những khâu may với trình độ tự động hoá cao hơn, năng suất có thể tăng 2 lần. Đây là hướng đi chính trong phát triển dệt may 5 năm tới.
Bài toán thúc đẩy năng suất lao động như ông vừa nói sẽ dẫn đến đòi hỏi lương cao hơn. Điều này có dẫn đến khó khăn gì cho dệt may Việt Nam, vốn cạnh tranh bằng lao động giá rẻ, hay không?
Đây là hướng đi bắt buộc của dệt may Việt Nam. Tại vì, cùng với sự tăng trưởng của kinh tế đất nước, thu nhập của các vùng cũng có sự điều chỉnh. Nếu ngành dệt may không tự cải thiện mình thông qua năng suất thì sẽ tụt hậu.
Phải nhìn thấy dư địa lớn nhất của dệt may Việt Nam hiện nay để cải tiến là năng suất. So với những nước tiên tiến, những nước phát triển ngành may, hay so với nước cạnh tranh lớn như Trung Quốc, năng suất của chúng ta còn thấp hơn khoảng 30%. Tức là dư địa cho tăng năng suất vẫn còn.
Vấn đề ở đây là tổ chức sản xuất, phương thức quản lý… Và đối với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hiện nay chúng tôi đang đưa ra mô hình nhà máy mẫu: mẫu từ thiết kế, mẫu trong đầu tư, mẫu trong quản lý và hình thành đội ngũ quản lý mẫu, tiến tới đầu tư, đào tạo và chuyển giao trong các dự án mới… Hoặc, đối với dự án đang hoạt động mà chưa hiệu quả cũng là quản lý mẫu và chuyển giao cho họ để cải thiện về năng suất.
Ông có nói đến xu thế tất yếu của ngành dệt may là nâng cao năng suất hoặc tụt hậu. Có kịch bản nào mà ngành dệt may sẽ không còn chỗ đứng trong nền kinh tế Việt Nam?
Có hai điểm khẳng định vai trò dệt may Việt Nam đối với nền kinh tế. Thứ nhất là GDP ở Việt Nam hiện vẫn là vùng trũng trên thế giới. Thứ hai, Việt Nam là nước có dân cư đông, nếu không giải quyết bằng những ngành thu dụng lao động lớn như dệt may thì giải quyết bằng ngành nào? Lao động dịch chuyển theo cách nào?
Dù thế nào đi nữa, dệt may có mức thu nhập gấp 4 lần so với nông nghiệp. Và Việt Nam chưa phải đã phát triển đến mức thu nhập vài nghìn USD. Hiện nay, với 3-4 nghìn USD thu nhập đầu người như Malaysia vẫn còn dệt may. Như vậy với tốc độ phát triển 6 – 7% thì 30 năm nữa dệt may vẫn còn tồn tại ở Việt Nam, vẫn cần phải có quy hoạch, có định hướng phát triển.
Cho nên, Việt Nam vẫn còn dư địa phát triển không chỉ dệt may mà những nghề công nghiệp nhẹ thu dụng lao động cao khác.
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dẫn đầu nhưng nhập khẩu nguyên, phụ liệu cũng tăng cao; thu dụng nhiều lao động những giá trị gia tăng thấp; sản phẩm công nghiệp chủ lực nhưng lại chủ yếu gia công..., ngành dệt may Việt Nam bao hàm trong đó nhiều nghịch lý giữa con số thực hiện và hiệu quả thực tế.
Nhìn nhận về hướng đi sắp tới của ngành dệt may Việt Nam, ông Trường cho rằng giải pháp bắt buộc là phải nâng cao năng suất, trong đó có tính đến việc phát triển cụm ngành để kết nối chuỗi sản xuất hiệu quả hơn, hướng tới cạnh tranh.
Ông Trường chia sẻ:
- Rõ ràng, từ xuất phát điểm hiện nay của dệt may sau 15 năm phát triển, điểm yếu lớn nhất chính là sự không liên thông để đảm bảo cung ứng từ đầu đến cuối trong toàn chuỗi cung ứng.
Để giải quyết bài toàn này thì đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ phía cộng đồng doanh nghiệp, nhưng đồng thời là trong hoạch địch chính sách của nhà nước, khẳng định hướng đi phải xây dựng thành các cụm dệt may liên thông, đảm bảo cho dệt may Việt Nam trở thành một ngành có giá trị gia tăng cao hơn, đi từ khâu đầu tới khâu cuối.
Ông có thể nói rõ hơn ý tưởng về phát triển cụm ngành dệt may trong tương lai sẽ như thế nào?
Việc xây dựng các cụm công nghiệp dệt may, rõ ràng không thể từ chỗ tự phát đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp may. Bởi vì doanh nghiệp may thì số lượng rất lớn, thu dụng lao động rất lớn, tuy nhiên có thể đặt ở mọi nơi rất dễ dàng.
Trong khi đó, phát triển công nghiệp phụ trợ, nguyên liệu thì đòi hỏi có rất nhiều yếu tố về địa lý, về giao thông, về nguồn nước và đặc biệt là nguồn lao động kỹ thuật cao, chất lượng cao để có thể đáp ứng được khâu sản xuất công nghiệp phụ trợ.
Chính vì vậy, hiện nay cần có sự quy hoạch rõ ràng đối với các địa phương, khu vực để có thể đầu tư các cụm công nghiệp dệt may, trong đó chủ yếu đầu tư cho sợi, dệt, nhuộm hoàn tất và những nhà may mẫu có năng suất lao động tốt nhất, đầu tư tốt nhất liên thông vào đó, làm ra những sản phẩm mang tính chất mô hình mẫu trọn gói để tiếp cận được người mua lớn, nhận được những đơn hàng lớn. Còn sau đó, có thể tiếp tục phân tán khâu may ở các địa phương. Thì đó là hướng đi trong đầu tư cụm dệt may.
Bởi vì, nếu tập trung cả khâu may về một chỗ thì không đủ nguồn lực lao động và gây nên nút thắt về số lượng người lao động, số lượng người dân tập trung ở từng địa phương. Vậy nên, phân tán khâu may nhưng vẫn phải hình thành những nhà máy may tiên tiến, đẳng cấp, năng suất cao, tự động hoá cao, để gắn liền vào những cụm công nghiệp dệt may nằm ở những địa phương đồng bằng, có điều kiện giao thông, con người, cơ sở vật chất...
Chúng tôi khẳng định là phải xây dựng cụm, nhưng cụm là hạt nhân ở những trung tâm lớn, bao gồm may tiên tiến. Còn may diện lớn vẫn tiếp tục phân tán ở các địa phương.
Điều này có đóng góp gì cho năng suất ngành dệt may, thưa ông?
Với phát triển cụm dệt may, cái quan trọng nhất ở đây là có hai việc. Thứ nhất là giải quyết được bài toán giá trị gia tăng do có nguyên liệu nối liên thông với may, giảm thiểu chi phí thời gian giao hàng, giảm chi phí vận tải trên đường. Thời gian giao hàng sẽ là yếu tố cạnh tranh rất quyết liệt trong thời gian tới của ngành dệt may.
Thứ hai nữa, khi gắn vào đó những doanh nghiệp may mới với mức độ tự động hoá cao tức là tạo nên mô hình dịch chuyển năng suất của ngành may, từ chỗ may đơn giản sang những khâu may với trình độ tự động hoá cao hơn, năng suất có thể tăng 2 lần. Đây là hướng đi chính trong phát triển dệt may 5 năm tới.
Bài toán thúc đẩy năng suất lao động như ông vừa nói sẽ dẫn đến đòi hỏi lương cao hơn. Điều này có dẫn đến khó khăn gì cho dệt may Việt Nam, vốn cạnh tranh bằng lao động giá rẻ, hay không?
Đây là hướng đi bắt buộc của dệt may Việt Nam. Tại vì, cùng với sự tăng trưởng của kinh tế đất nước, thu nhập của các vùng cũng có sự điều chỉnh. Nếu ngành dệt may không tự cải thiện mình thông qua năng suất thì sẽ tụt hậu.
Phải nhìn thấy dư địa lớn nhất của dệt may Việt Nam hiện nay để cải tiến là năng suất. So với những nước tiên tiến, những nước phát triển ngành may, hay so với nước cạnh tranh lớn như Trung Quốc, năng suất của chúng ta còn thấp hơn khoảng 30%. Tức là dư địa cho tăng năng suất vẫn còn.
Vấn đề ở đây là tổ chức sản xuất, phương thức quản lý… Và đối với Tập đoàn Dệt may Việt Nam, hiện nay chúng tôi đang đưa ra mô hình nhà máy mẫu: mẫu từ thiết kế, mẫu trong đầu tư, mẫu trong quản lý và hình thành đội ngũ quản lý mẫu, tiến tới đầu tư, đào tạo và chuyển giao trong các dự án mới… Hoặc, đối với dự án đang hoạt động mà chưa hiệu quả cũng là quản lý mẫu và chuyển giao cho họ để cải thiện về năng suất.
Ông có nói đến xu thế tất yếu của ngành dệt may là nâng cao năng suất hoặc tụt hậu. Có kịch bản nào mà ngành dệt may sẽ không còn chỗ đứng trong nền kinh tế Việt Nam?
Có hai điểm khẳng định vai trò dệt may Việt Nam đối với nền kinh tế. Thứ nhất là GDP ở Việt Nam hiện vẫn là vùng trũng trên thế giới. Thứ hai, Việt Nam là nước có dân cư đông, nếu không giải quyết bằng những ngành thu dụng lao động lớn như dệt may thì giải quyết bằng ngành nào? Lao động dịch chuyển theo cách nào?
Dù thế nào đi nữa, dệt may có mức thu nhập gấp 4 lần so với nông nghiệp. Và Việt Nam chưa phải đã phát triển đến mức thu nhập vài nghìn USD. Hiện nay, với 3-4 nghìn USD thu nhập đầu người như Malaysia vẫn còn dệt may. Như vậy với tốc độ phát triển 6 – 7% thì 30 năm nữa dệt may vẫn còn tồn tại ở Việt Nam, vẫn cần phải có quy hoạch, có định hướng phát triển.
Cho nên, Việt Nam vẫn còn dư địa phát triển không chỉ dệt may mà những nghề công nghiệp nhẹ thu dụng lao động cao khác.