Dệt may: Xuất khẩu tăng, lợi nhuận khó tăng?
Trong 7 tháng, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt 5,8 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kì 2009
Dệt may đang “ăn nên làm ra” vì đơn hàng khá dồi dào. Không lo về đầu ra nhưng các doanh nghiệp ngành này vẫn không “ăn ngon ngủ yên” bởi còn nhiều khó khăn, trở ngại trong hoạt động sản xuất.
Ngày 19/8, các doanh nghiệp dệt may trong Hội Dệt may thêu đan Tp.HCM đã cùng chia sẻ khó khăn và cùng tìm ra các giải pháp hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong những tháng còn lại trong năm 2010.
Tại đây, nhiều doanh nghiệp cho biết, nếu như về thị trường xuất khẩu, hiện đang có nhiều đơn hàng, nhiều cơ hội lựa chọn thị trường, chọn lựa khách hàng và sản phẩm, thì hoạt động sản xuất kinh doanh lại đang gặp nhiều khó khăn. Chi phí đầu vào đều phát sinh thêm nhiều khoản mới so với trước. Trong khi, doanh thu của doanh nghiệp không tăng mấy, do chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh nên khó có thể có được mức lợi nhuận cao.
Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Tp.HCM, nếu như tới đây Chính phủ đồng ý tăng giá điện như kiến nghị của ngành điện thì hoạt động của ngành may sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa.
Bên cạnh chi phí đầu vào, biến động lao động đang là mối lo lắng nhất của doanh nghiệp. Để hạn chế bị động về nguồn nhân lực, có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư về vấn đề tự động hóa máy móc trong sản xuất.
Các chuyên gia tính toán rằng, trong quá trình sản xuất, công suất của 1 máy móc bằng năng suất của 5 người lao động. Nếu mở rộng về quy mô hoạt động, hướng về lâu dài, rất cần sự đầu tư về cải tiến quy trình sản xuất hiện đại hơn, vì năng suất của người lao động khó có thể nâng cao nhanh và đột biến.
Song như ý kiến của ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty may Sài Gòn 3 thì tùy theo tình hình sản xuất của mình, mỗi doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư máy móc theo điều kiện và nhu cầu. Giữ chân người lao động là biện pháp không thể bỏ qua, vì có những khâu trong quy trình sản xuất máy móc không làm thay được.
Thời gian qua, một số doanh nghiệp đã chủ động áp dụng quy trình sản xuất theo mô hình quản lí Lean nhằm cắt giảm bớt chi phí sản xuất, đầu tư huấn luyện chuyên môn cho đội ngũ quản lí, đổi mới công nghệ...
Đồng thời, để khắc phục bớt những khó khăn trong sản xuất, các doanh nghiệp cần chủ động đàm phán với khách hàng, từ đó có hy vọng nhận được sự chia sẻ bớt khó khăn của bạn hàng thông qua việc tăng giá mua hàng.
Do những khó khăn tồn đọng lâu ngày nên ngành dệt may có những lúc đã phải bỏ qua những cơ hội lớn. Như lúc này, nhiều doanh nghiệp cho rằng nhiều nguy cơ các doanh nghiệp may mặc sẽ đối mặt với tình trạng dội đơn hàng.
Nguyên do là, đơn hàng ở các nước đổ về, đặc biệt là Trung Quốc. Năm nay, trong 2.700 doanh nghiệp buộc phải đóng cửa do không đáp ứng được các tiêu chuẩn trong sản xuất, thì có đến gần 100 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may và da giày.
Do vậy, theo ý kiến của lãnh đạo Hội Dệt may thêu đan Tp.HCM, các doanh nghiệp cần tính toán cẩn thận trước khi kí kết đơn hàng để không bị động trong sản xuất. Không nên "ôm" nhiều đơn hàng, nếu không chủ động được nguồn lao động. Ngoài ra, trong thời gian tới, giá cả sẽ theo xu hướng tăng hơn, nên việc nghiên cứu kĩ các hợp đồng và không nên kí hợp đồng sớm sẽ giúp các doanh nghiệp tránh tình trạng bị bán hớ. Vì giá cả nguyên phụ liệu sẽ tiếp tục biến động tăng mạnh.
Ngành dệt may thế giới sẽ tiếp tục có xu hướng phục hồi trong thời gian tới. Cho nên, các doanh nghiệp cần tận dụng những cơ hội thuận lợi có sẵn như về tiếp cận nguồn vốn, từ chủ trương hạ tín dụng, giảm lãi suất cho vay của Chính phủ. Bên cạnh đó, mở rộng kinh doanh ở thị trường nội địa, cũng được đánh giá là biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong điều kiện hiện nay.
Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất trong những tháng còn lại của năm 2010, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch hoạt động cho năm 2011 sắp tới.
Trong năm 2010, ngành dệt may được nhận định là sẽ giữ được mức tăng trưởng tốt và khả năng hoàn thành mục tiêu 10,5 tỷ USD như kế hoạch là trong tầm tay. Trong 7 tháng vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của dệt may đạt 5,8 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kì 2009.
Ngày 19/8, các doanh nghiệp dệt may trong Hội Dệt may thêu đan Tp.HCM đã cùng chia sẻ khó khăn và cùng tìm ra các giải pháp hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong những tháng còn lại trong năm 2010.
Tại đây, nhiều doanh nghiệp cho biết, nếu như về thị trường xuất khẩu, hiện đang có nhiều đơn hàng, nhiều cơ hội lựa chọn thị trường, chọn lựa khách hàng và sản phẩm, thì hoạt động sản xuất kinh doanh lại đang gặp nhiều khó khăn. Chi phí đầu vào đều phát sinh thêm nhiều khoản mới so với trước. Trong khi, doanh thu của doanh nghiệp không tăng mấy, do chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh nên khó có thể có được mức lợi nhuận cao.
Theo ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Tp.HCM, nếu như tới đây Chính phủ đồng ý tăng giá điện như kiến nghị của ngành điện thì hoạt động của ngành may sẽ còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa.
Bên cạnh chi phí đầu vào, biến động lao động đang là mối lo lắng nhất của doanh nghiệp. Để hạn chế bị động về nguồn nhân lực, có ý kiến cho rằng các doanh nghiệp cần đẩy mạnh đầu tư về vấn đề tự động hóa máy móc trong sản xuất.
Các chuyên gia tính toán rằng, trong quá trình sản xuất, công suất của 1 máy móc bằng năng suất của 5 người lao động. Nếu mở rộng về quy mô hoạt động, hướng về lâu dài, rất cần sự đầu tư về cải tiến quy trình sản xuất hiện đại hơn, vì năng suất của người lao động khó có thể nâng cao nhanh và đột biến.
Song như ý kiến của ông Phạm Xuân Hồng, Tổng giám đốc Công ty may Sài Gòn 3 thì tùy theo tình hình sản xuất của mình, mỗi doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư máy móc theo điều kiện và nhu cầu. Giữ chân người lao động là biện pháp không thể bỏ qua, vì có những khâu trong quy trình sản xuất máy móc không làm thay được.
Thời gian qua, một số doanh nghiệp đã chủ động áp dụng quy trình sản xuất theo mô hình quản lí Lean nhằm cắt giảm bớt chi phí sản xuất, đầu tư huấn luyện chuyên môn cho đội ngũ quản lí, đổi mới công nghệ...
Đồng thời, để khắc phục bớt những khó khăn trong sản xuất, các doanh nghiệp cần chủ động đàm phán với khách hàng, từ đó có hy vọng nhận được sự chia sẻ bớt khó khăn của bạn hàng thông qua việc tăng giá mua hàng.
Do những khó khăn tồn đọng lâu ngày nên ngành dệt may có những lúc đã phải bỏ qua những cơ hội lớn. Như lúc này, nhiều doanh nghiệp cho rằng nhiều nguy cơ các doanh nghiệp may mặc sẽ đối mặt với tình trạng dội đơn hàng.
Nguyên do là, đơn hàng ở các nước đổ về, đặc biệt là Trung Quốc. Năm nay, trong 2.700 doanh nghiệp buộc phải đóng cửa do không đáp ứng được các tiêu chuẩn trong sản xuất, thì có đến gần 100 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may và da giày.
Do vậy, theo ý kiến của lãnh đạo Hội Dệt may thêu đan Tp.HCM, các doanh nghiệp cần tính toán cẩn thận trước khi kí kết đơn hàng để không bị động trong sản xuất. Không nên "ôm" nhiều đơn hàng, nếu không chủ động được nguồn lao động. Ngoài ra, trong thời gian tới, giá cả sẽ theo xu hướng tăng hơn, nên việc nghiên cứu kĩ các hợp đồng và không nên kí hợp đồng sớm sẽ giúp các doanh nghiệp tránh tình trạng bị bán hớ. Vì giá cả nguyên phụ liệu sẽ tiếp tục biến động tăng mạnh.
Ngành dệt may thế giới sẽ tiếp tục có xu hướng phục hồi trong thời gian tới. Cho nên, các doanh nghiệp cần tận dụng những cơ hội thuận lợi có sẵn như về tiếp cận nguồn vốn, từ chủ trương hạ tín dụng, giảm lãi suất cho vay của Chính phủ. Bên cạnh đó, mở rộng kinh doanh ở thị trường nội địa, cũng được đánh giá là biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trong điều kiện hiện nay.
Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất trong những tháng còn lại của năm 2010, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kế hoạch hoạt động cho năm 2011 sắp tới.
Trong năm 2010, ngành dệt may được nhận định là sẽ giữ được mức tăng trưởng tốt và khả năng hoàn thành mục tiêu 10,5 tỷ USD như kế hoạch là trong tầm tay. Trong 7 tháng vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của dệt may đạt 5,8 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kì 2009.