IAEA khẳng định vai trò của năng lượng hạt nhân
Trong ba thập kỷ tới, năng lượng hạt nhân sẽ luôn là nguồn năng lượng chủ yếu của thế giới
Trong ba thập kỷ tới, năng lượng hạt nhân sẽ luôn là nguồn năng lượng chủ yếu của thế giới, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng những lo ngại về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng. Đó là dự báo của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đưa ra trong bản báo cáo hôm 23/10.
Theo IAEA, tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới sẽ tăng gần 40% vào 2030 so với năm 2005 và lượng khí thải CO2 sẽ tăng 50% so với năm 2004, nếu lượng tiêu thụ vẫn tiếp tục với tốc độ như hiện nay. Xây dựng một tương lai năng lượng bền vững là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ này.
Giải quyết thách thức của thế kỷ
Trong một bản báo cáo công bố ngày 22/10 vừa qua, Hội đồng liên Viện hàn lâm khoa học 15 nước thành viên là các nền kinh tế phát triển và đang nổi lên như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ... cũng cho rằng, năng lượng là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt trong thế kỷ 21.
Các nhà khoa học nhấn mạnh, nhiệm vụ vừa phải cung cấp điện cho hơn 1,6 tỷ người trên trái đất hiện vẫn chưa được dùng điện, vừa phải từ bỏ sử dụng các nguồn năng lượng làm trái đất nóng lên, vì vậy năng lượng hạt nhân sẽ đóng góp đáng kể vào nguồn dự trữ năng lượng trong tương lai.
Báo cáo của IAEA dự đoán, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, việc sản xuất năng lượng hạt nhân của một số nước trên thế giới sẽ tăng thấp nhất 25% và cao nhất là 93% trong thời gian từ nay đến năm 2030, chủ yếu tại các nền kinh tế đang thiếu hụt năng lượng như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Sự bùng nổ kinh tế và dân số là nguyên nhân chính khiến các nước như Trung Quốc và Ấn Độ phải phát triển mọi nguồn năng lượng có thể; bởi năng lượng hạt nhân mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu tại các nước này, chỉ vào khoảng 2% ở Trung Quốc và 3% ở Ấn Độ. Dự kiến, Trung Quốc sẽ tăng số lượng nhà máy điện nguyên tử hiện có lên gấp 5 lần vào năm 2020, song do tốc độ phát triển kinh tế nhanh nên các nhà máy điện nguyên tử cũng chỉ đáp ứng khoảng 4% nhu cầu năng lượng của nước này.
Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, mặc dù không phải chịu sức ép như Trung Quốc, nhưng lại thiếu các nguồn cung cấp dầu thô và khí đốt tại chỗ nên sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chính phủ Nhật Bản cũng đã phê duyệt dự án xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân ở Kamihoseki.
Các quốc gia đều chú trọng năng lượng hạt nhân
Các chính sách về năng lượng của Mỹ, Nam Phi, một số nước châu Á, châu Âu gần đây đều cho thấy, họ quyết tâm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới. Trong vòng 10 năm trở lại đây, chỉ riêng việc gia tăng thời gian vận hành của 104 nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ đã tạo ra sản phẩm điện tương đương 23 nhà máy điện hạt nhân mới. Ngoài ra, Mỹ vừa cho phép tăng tuổi thọ từ 40 năm lên 60 năm đối với 15 nhà máy điện hạt nhân sắp phải đóng cửa vì quá thời hạn sử dụng.
Tổng thống Mỹ G. Bush đã khẳng định, mục tiêu của Mỹ là mở rộng việc sử dụng năng lượng nguyên tử như một phần của chính sách năng lượng quốc gia. Điều này đã được khẳng định trong chiến lược Tầm nhìn 2020 về năng lượng. Theo đó, Mỹ sẽ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước (dự kiến sẽ tăng thêm 50.000 MW điện hạt nhân đến năm 2020). Tại Bắc Mỹ, nơi phần lớn các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới nằm tại đây, sản lượng điện hạt nhân sẽ giữ mức tăng từ 15 đến 50%.
Cộng đồng châu Âu đã đồng ý tài trợ cho việc xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine. Tháng 3/ 2002, Thụy Điển đã có kế hoạch đóng cửa nhà máy điện hạt nhân dự kiến khởi động vào năm 2010, nay được chuyển sang năm 2050. Kế hoạch tương tự cũng được quyết định tại Bỉ. 7 năm trước, Anh đã từ bỏ ý định xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới, thì nay họ lại quay lại với kế hoạch này do quá thiếu hụt năng lượng.
Phần Lan đã đồng thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ 5 ở nước này công suất 1.600 MW vào tháng 10/2003. Đối với Pháp, việc phát triển các thế hệ nhà máy điện hạt nhân mới có thể được bắt đầu từ năm 2015. Tuy nhiên, IAEA cũng dự đoán, do nhu cầu về điện năng trên thế giới sẽ tăng cao trong những thập kỷ tới, nên mặc dù tăng nhanh nhưng năng lượng hạt nhân cũng chỉ đóng góp được từ 12,9 - 13,3% năng lượng toàn cầu vào năm 2030.
Theo IAEA, tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới sẽ tăng gần 40% vào 2030 so với năm 2005 và lượng khí thải CO2 sẽ tăng 50% so với năm 2004, nếu lượng tiêu thụ vẫn tiếp tục với tốc độ như hiện nay. Xây dựng một tương lai năng lượng bền vững là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ này.
Giải quyết thách thức của thế kỷ
Trong một bản báo cáo công bố ngày 22/10 vừa qua, Hội đồng liên Viện hàn lâm khoa học 15 nước thành viên là các nền kinh tế phát triển và đang nổi lên như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Brazil, Trung Quốc và Ấn Độ... cũng cho rằng, năng lượng là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại đang phải đối mặt trong thế kỷ 21.
Các nhà khoa học nhấn mạnh, nhiệm vụ vừa phải cung cấp điện cho hơn 1,6 tỷ người trên trái đất hiện vẫn chưa được dùng điện, vừa phải từ bỏ sử dụng các nguồn năng lượng làm trái đất nóng lên, vì vậy năng lượng hạt nhân sẽ đóng góp đáng kể vào nguồn dự trữ năng lượng trong tương lai.
Báo cáo của IAEA dự đoán, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, việc sản xuất năng lượng hạt nhân của một số nước trên thế giới sẽ tăng thấp nhất 25% và cao nhất là 93% trong thời gian từ nay đến năm 2030, chủ yếu tại các nền kinh tế đang thiếu hụt năng lượng như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Sự bùng nổ kinh tế và dân số là nguyên nhân chính khiến các nước như Trung Quốc và Ấn Độ phải phát triển mọi nguồn năng lượng có thể; bởi năng lượng hạt nhân mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu tại các nước này, chỉ vào khoảng 2% ở Trung Quốc và 3% ở Ấn Độ. Dự kiến, Trung Quốc sẽ tăng số lượng nhà máy điện nguyên tử hiện có lên gấp 5 lần vào năm 2020, song do tốc độ phát triển kinh tế nhanh nên các nhà máy điện nguyên tử cũng chỉ đáp ứng khoảng 4% nhu cầu năng lượng của nước này.
Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, mặc dù không phải chịu sức ép như Trung Quốc, nhưng lại thiếu các nguồn cung cấp dầu thô và khí đốt tại chỗ nên sẽ sử dụng năng lượng hạt nhân thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chính phủ Nhật Bản cũng đã phê duyệt dự án xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân ở Kamihoseki.
Các quốc gia đều chú trọng năng lượng hạt nhân
Các chính sách về năng lượng của Mỹ, Nam Phi, một số nước châu Á, châu Âu gần đây đều cho thấy, họ quyết tâm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới. Trong vòng 10 năm trở lại đây, chỉ riêng việc gia tăng thời gian vận hành của 104 nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ đã tạo ra sản phẩm điện tương đương 23 nhà máy điện hạt nhân mới. Ngoài ra, Mỹ vừa cho phép tăng tuổi thọ từ 40 năm lên 60 năm đối với 15 nhà máy điện hạt nhân sắp phải đóng cửa vì quá thời hạn sử dụng.
Tổng thống Mỹ G. Bush đã khẳng định, mục tiêu của Mỹ là mở rộng việc sử dụng năng lượng nguyên tử như một phần của chính sách năng lượng quốc gia. Điều này đã được khẳng định trong chiến lược Tầm nhìn 2020 về năng lượng. Theo đó, Mỹ sẽ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước (dự kiến sẽ tăng thêm 50.000 MW điện hạt nhân đến năm 2020). Tại Bắc Mỹ, nơi phần lớn các nhà máy điện hạt nhân trên thế giới nằm tại đây, sản lượng điện hạt nhân sẽ giữ mức tăng từ 15 đến 50%.
Cộng đồng châu Âu đã đồng ý tài trợ cho việc xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine. Tháng 3/ 2002, Thụy Điển đã có kế hoạch đóng cửa nhà máy điện hạt nhân dự kiến khởi động vào năm 2010, nay được chuyển sang năm 2050. Kế hoạch tương tự cũng được quyết định tại Bỉ. 7 năm trước, Anh đã từ bỏ ý định xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới, thì nay họ lại quay lại với kế hoạch này do quá thiếu hụt năng lượng.
Phần Lan đã đồng thuận xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ 5 ở nước này công suất 1.600 MW vào tháng 10/2003. Đối với Pháp, việc phát triển các thế hệ nhà máy điện hạt nhân mới có thể được bắt đầu từ năm 2015. Tuy nhiên, IAEA cũng dự đoán, do nhu cầu về điện năng trên thế giới sẽ tăng cao trong những thập kỷ tới, nên mặc dù tăng nhanh nhưng năng lượng hạt nhân cũng chỉ đóng góp được từ 12,9 - 13,3% năng lượng toàn cầu vào năm 2030.