Indonesia sắp cho nổ nhiều tàu cá Việt Nam, Trung Quốc
Từ cuối năm 2014, Indonesia đã phá hủy hơn 170 tàu nước ngoài từ nhiều quốc gia khác nhau
Các hoạt động kỷ niệm quốc khánh của Indonesia vào ngày thứ Tư tuần này sẽ khép lại bằng việc cho nổ tới 71 tàu các nước ngoài bị bắt giữ do xâm nhập trái phép, Bloomberg đưa tin. Trong số này, chủ yếu là tàu cá Việt Nam và cũng có một số tàu cá Trung Quốc.
Bloomberg nói rằng, động thái này sẽ là một tín hiệu thể hiện quyết tâm của Indonesia trong việc bảo vệ các ngư trường thuộc chủ quyền của nước này.
Việc Jakarta cho nổ một số lượng lớn tàu cá của nước ngoài đánh bắt cá trái phép diễn ra trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông tăng cao.
Từ cuối năm 2014, Indonesia đã phá hủy hơn 170 tàu nước ngoài từ nhiều quốc gia khác nhau, trong bối cảnh Jakarta nỗ lực bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển xung quanh quần đảo Natuna. Bắc Kinh nói rằng vùng biển biển này là một phần ngư trường truyền thống của Trung Quốc.
Hồi tháng 6, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chủ trì một cuộc họp nội các trên chiến hạm KRI Imam Bonjol khi chiến hạm này tuần tra gần quần đảo Natuna. Tháng trước, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề biển và Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti tuyên bố sẽ “ăn mừng quốc khánh năm nay ở Natuna, nơi tôi sẽ chứng kiến việc đánh đắm nhiều tàu nước ngoài”.
Sau đó, bà Pudjiastuti tuyên bố chỉ người Indonesia mới “có thể đánh cá ở Indonesia”.
Hồi tháng 3, tàu hải cảnh Trung Quốc từng bắt gặp một tàu cá Trung Quốc bị tàu của nhà chức trách Indonesia kéo đi vì nghi đánh bắt cá trái phép. Hai tuần sau đó, Indonesia phá hủy 23 tàu nước ngoài, trong đó video clip về cảnh cho nổ một số con tàu được nước này đưa lên mạng Internet.
Ông Heydarian nói dù không đối đầu gay gắt với Trung Quốc như Việt Nam hay Philippines, Indonesia sẽ không phải là một nước dễ bị “bắt nạt” trong tranh chấp trên biển.
Tuy vậy, nước này sẽ phải giữ thế cân bằng mong manh giữa một bên là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, một bên là tiếp tục thu hút vốn đầu tư từ Trung Quốc để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong vòng một thập kỷ qua, Trung Quốc đã lần lượt vượt Mỹ, Singapore và Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia. Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương đạt 49,2 tỷ USD, từ mức 16,3 tỷ USD vào năm 2006.
Ông Natalegawa, 53 tuổi, người từng giữ cương vị Ngoại trưởng Indonesia dưới thời cựu Tổng thống Sulilo Bambang Yudhoyono, nói tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển quanh quần đảo Natuna là một phần trong nỗ lực Bắc Kinh nhằm “thử” nguyên trạng. “Quan điểm của chúng tôi trong vấn đề này là đó không bao giờ là ngư trường truyền thống của Trung Quốc”, ông phát biểu.
Natalegawa nói thêm rằng cho tới gần đây vẫn chưa hề có tranh chấp lãnh thổ trên biển nào giữa Trung Quốc và Indonesia. “Tôi thấy dường như đã có sự diễn biến về chất trong vấn đề này khi Trung Quốc bắt đầu nói về việc có sự khác biệt trong diễn giải đường hải giới hoặc nói về ngư trường truyền thống của họ”, ông nói.
Bloomberg nói rằng, động thái này sẽ là một tín hiệu thể hiện quyết tâm của Indonesia trong việc bảo vệ các ngư trường thuộc chủ quyền của nước này.
Việc Jakarta cho nổ một số lượng lớn tàu cá của nước ngoài đánh bắt cá trái phép diễn ra trong bối cảnh căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông tăng cao.
Từ cuối năm 2014, Indonesia đã phá hủy hơn 170 tàu nước ngoài từ nhiều quốc gia khác nhau, trong bối cảnh Jakarta nỗ lực bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển xung quanh quần đảo Natuna. Bắc Kinh nói rằng vùng biển biển này là một phần ngư trường truyền thống của Trung Quốc.
Hồi tháng 6, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chủ trì một cuộc họp nội các trên chiến hạm KRI Imam Bonjol khi chiến hạm này tuần tra gần quần đảo Natuna. Tháng trước, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề biển và Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti tuyên bố sẽ “ăn mừng quốc khánh năm nay ở Natuna, nơi tôi sẽ chứng kiến việc đánh đắm nhiều tàu nước ngoài”.
Sau đó, bà Pudjiastuti tuyên bố chỉ người Indonesia mới “có thể đánh cá ở Indonesia”.
Hồi tháng 3, tàu hải cảnh Trung Quốc từng bắt gặp một tàu cá Trung Quốc bị tàu của nhà chức trách Indonesia kéo đi vì nghi đánh bắt cá trái phép. Hai tuần sau đó, Indonesia phá hủy 23 tàu nước ngoài, trong đó video clip về cảnh cho nổ một số con tàu được nước này đưa lên mạng Internet.
Ông Heydarian nói dù không đối đầu gay gắt với Trung Quốc như Việt Nam hay Philippines, Indonesia sẽ không phải là một nước dễ bị “bắt nạt” trong tranh chấp trên biển.
Tuy vậy, nước này sẽ phải giữ thế cân bằng mong manh giữa một bên là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, một bên là tiếp tục thu hút vốn đầu tư từ Trung Quốc để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trong vòng một thập kỷ qua, Trung Quốc đã lần lượt vượt Mỹ, Singapore và Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Indonesia. Năm ngoái, kim ngạch thương mại song phương đạt 49,2 tỷ USD, từ mức 16,3 tỷ USD vào năm 2006.
Ông Natalegawa, 53 tuổi, người từng giữ cương vị Ngoại trưởng Indonesia dưới thời cựu Tổng thống Sulilo Bambang Yudhoyono, nói tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển quanh quần đảo Natuna là một phần trong nỗ lực Bắc Kinh nhằm “thử” nguyên trạng. “Quan điểm của chúng tôi trong vấn đề này là đó không bao giờ là ngư trường truyền thống của Trung Quốc”, ông phát biểu.
Natalegawa nói thêm rằng cho tới gần đây vẫn chưa hề có tranh chấp lãnh thổ trên biển nào giữa Trung Quốc và Indonesia. “Tôi thấy dường như đã có sự diễn biến về chất trong vấn đề này khi Trung Quốc bắt đầu nói về việc có sự khác biệt trong diễn giải đường hải giới hoặc nói về ngư trường truyền thống của họ”, ông nói.