iPad có nguy cơ đột ngột khan hiếm
Vụ tranh chấp quyền sở hữu nhãn hiệu iPad tại Trung Quốc có thể đe dọa tới nguồn cung chiếc máy tính bảng này trên toàn cầu
Vụ tranh chấp quyền sở hữu nhãn hiệu thương mại iPad tại Trung Quốc có thể sẽ đe dọa tới nguồn cung chiếc máy tính bảng đình đám này trên thị trường toàn cầu.
Trong diễn biến mới nhất, đối thủ Shenzhen Proview của Apple trong vụ tranh chấp đề nghị cơ quan hải quan Trung Quốc cấm hoạt động xuất nhập khẩu iPad khỏi biên giới nước này.
Theo báo Financial Times, ngày 14/2, luật sư của Shenzhen Proview cho biết đã chính thức đề nghị cơ quan hải quan Trung Quốc bắt giữ các lô hàng iPad vận chuyển qua các cảng của nước này để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Trước đó một ngày, cũng theo đề nghị của Shenzhen Proview, lực lượng chức năng ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc đã tiến hành tịch thu iPad bán tại địa phương. Công ty này cũng tuyên bố đã kiến nghị thu giữ iPad tại hàng chục địa phương khác ở Trung Quốc.
Những động thái trên của Shenzhen Proview đang làm gia tăng áp lực đối với “quả táo” trước thềm các cuộc đàm phán tiếp theo diễn ra trong tuần này giữa hai bên về vấn đề quyền sở hữu tên gọi sản phẩm iPad.
Các động thái cũng cho thấy những rủi ro đối với các công ty đa quốc gia sản xuất hàng tại Trung Quốc để bán khắp thị trường toàn cầu. Luật của Trung Quốc cho phép nguyên đơn trong các vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đề nghị cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống lại phía bị đơn.
“Đây là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc. Khi một công ty nào đó có phản ánh lên cơ quan hải quan, cơ quan này sẽ hành động theo kiến nghị của công ty đó, miễn là công ty đó có chứng cứ về quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ bị tranh chấp. Chỉ cần 100.000 Nhân dân tệ, tương đương 15.900 USD, tiền bảo đảm, là doanh nghiệp kia có thể khiến những lô hàng trị giá nhiều triệu USD của đối thủ bị bắt giữ”, ông Kenny Wong, luật sư thuộc hãng Mayer Brown JSM, cho biết.
Dữ liệu chính thức về sở hữu trí tuệ của Trung Quốc cho thấy, Shenzhen Proview đã đăng ký tên gọi iPad tại Trung Quốc từ năm 2000. Vào năm 2006, Apple đã mua nhãn hiệu này cho nhiều thị trường từ Taiwan Proview, công ty mẹ của Shenzhen Proview. Chỉ sau khi bắt đầu bán iPad tại Trung Quốc, Apple mới nhận ra rằng Shenzhen Proview đòi quyền sở hữu tên gọi iPad tại thị trường này.
Tháng 12 năm ngoái, tòa án ở Thâm Quyến bác đơn của Apple đòi quyền sở hữu nhãn hiệu iPad tại Trung Quốc. Apple đã kháng cáo lại quyết định này của tòa.
Theo các chuyên gia về luật pháp, thường phải mất 1 tháng để bên nguyên đơn hoàn thành các thủ tục với hải quan Trung Quốc về bằng sáng chế hoặc quyền sở hữu trí tuệ. Sau đó, cơ quan hải quan sẽ bắt giữ các lô hàng bị cho là vi phạm quyền sở hữu này. Tiếp đó, tòa án sẽ là cơ quan ra phán quyết cuối cùng, nhưng các lô hàng vẫn sẽ bị hải quan giữ trong thời gian xét xử.
“Đúng là Apple nổi tiếng và ai cũng biết tên gọi iPad gắn với họ. Nhưng trong trường hợp này, nhãn hiệu thương mại thuộc quyền sở hữu của một công ty khác. Apple không thể cứ bán mãi sản phẩm mang nhãn hiệu mà họ không sở hữu”, luật sư Wong phát biểu.
Cách đây ít hôm, luật sư của Shenzhen Proview tuyên bố với báo chí, công ty này có thể đòi Apple bồi thường 38 triệu USD bên cạnh phí cấp phép sử dụng tên gọi iPad. Ngoài ra, công ty cũng có ý định đòi "quả táo" phải lên tiếng xin lỗi.
Trong diễn biến mới nhất, đối thủ Shenzhen Proview của Apple trong vụ tranh chấp đề nghị cơ quan hải quan Trung Quốc cấm hoạt động xuất nhập khẩu iPad khỏi biên giới nước này.
Theo báo Financial Times, ngày 14/2, luật sư của Shenzhen Proview cho biết đã chính thức đề nghị cơ quan hải quan Trung Quốc bắt giữ các lô hàng iPad vận chuyển qua các cảng của nước này để phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Trước đó một ngày, cũng theo đề nghị của Shenzhen Proview, lực lượng chức năng ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc đã tiến hành tịch thu iPad bán tại địa phương. Công ty này cũng tuyên bố đã kiến nghị thu giữ iPad tại hàng chục địa phương khác ở Trung Quốc.
Những động thái trên của Shenzhen Proview đang làm gia tăng áp lực đối với “quả táo” trước thềm các cuộc đàm phán tiếp theo diễn ra trong tuần này giữa hai bên về vấn đề quyền sở hữu tên gọi sản phẩm iPad.
Các động thái cũng cho thấy những rủi ro đối với các công ty đa quốc gia sản xuất hàng tại Trung Quốc để bán khắp thị trường toàn cầu. Luật của Trung Quốc cho phép nguyên đơn trong các vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đề nghị cơ quan hải quan áp dụng biện pháp chống lại phía bị đơn.
“Đây là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ tại Trung Quốc. Khi một công ty nào đó có phản ánh lên cơ quan hải quan, cơ quan này sẽ hành động theo kiến nghị của công ty đó, miễn là công ty đó có chứng cứ về quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ bị tranh chấp. Chỉ cần 100.000 Nhân dân tệ, tương đương 15.900 USD, tiền bảo đảm, là doanh nghiệp kia có thể khiến những lô hàng trị giá nhiều triệu USD của đối thủ bị bắt giữ”, ông Kenny Wong, luật sư thuộc hãng Mayer Brown JSM, cho biết.
Dữ liệu chính thức về sở hữu trí tuệ của Trung Quốc cho thấy, Shenzhen Proview đã đăng ký tên gọi iPad tại Trung Quốc từ năm 2000. Vào năm 2006, Apple đã mua nhãn hiệu này cho nhiều thị trường từ Taiwan Proview, công ty mẹ của Shenzhen Proview. Chỉ sau khi bắt đầu bán iPad tại Trung Quốc, Apple mới nhận ra rằng Shenzhen Proview đòi quyền sở hữu tên gọi iPad tại thị trường này.
Tháng 12 năm ngoái, tòa án ở Thâm Quyến bác đơn của Apple đòi quyền sở hữu nhãn hiệu iPad tại Trung Quốc. Apple đã kháng cáo lại quyết định này của tòa.
Theo các chuyên gia về luật pháp, thường phải mất 1 tháng để bên nguyên đơn hoàn thành các thủ tục với hải quan Trung Quốc về bằng sáng chế hoặc quyền sở hữu trí tuệ. Sau đó, cơ quan hải quan sẽ bắt giữ các lô hàng bị cho là vi phạm quyền sở hữu này. Tiếp đó, tòa án sẽ là cơ quan ra phán quyết cuối cùng, nhưng các lô hàng vẫn sẽ bị hải quan giữ trong thời gian xét xử.
“Đúng là Apple nổi tiếng và ai cũng biết tên gọi iPad gắn với họ. Nhưng trong trường hợp này, nhãn hiệu thương mại thuộc quyền sở hữu của một công ty khác. Apple không thể cứ bán mãi sản phẩm mang nhãn hiệu mà họ không sở hữu”, luật sư Wong phát biểu.
Cách đây ít hôm, luật sư của Shenzhen Proview tuyên bố với báo chí, công ty này có thể đòi Apple bồi thường 38 triệu USD bên cạnh phí cấp phép sử dụng tên gọi iPad. Ngoài ra, công ty cũng có ý định đòi "quả táo" phải lên tiếng xin lỗi.