10:39 04/09/2012

Jim Parke, người đào tạo nhân tài và bậc thầy giảm chi phí

TRƯỜNG DOANH NHÂN PACE

Jim Parke đã làm nên lịch sử khi đưa thu nhập ròng của GE Capital từ 950 triệu USD (năm 1990) lên 9 tỉ USD (năm 2005)

Trường Doanh Nhân PACE, Tòa nhà PACE - 341 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp. HCM.
Trường Doanh Nhân PACE, Tòa nhà PACE - 341 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp. HCM.
Hơn 15 năm giữ vị trí CFO tại Công ty Dịch vụ Tài chính GE Capital (thuộc Tập đoàn General Electric), một công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, tài chính được đánh giá là có bộ phận tài chính tốt nhất tại Mỹ, CFO (Chief Finance Officer) Jim Parke đã làm nên lịch sử khi đưa thu nhập ròng của Công ty từ 950 triệu USD (năm 1990) lên 9 tỉ USD (năm 2005).

Parke đã làm điều này như thế nào? Parke cho rằng cốt lõi nằm ở con người và trong suốt thời gian tại nhiệm ông đã chủ lực xây dựng một chương trình quản trị tài chính để tạo ra những con người tài năng nhất bên cạnh ông.

Công ty Dịch vụ Tài chính GE Capital có giá tài sản xấp xỉ 600 tỉ USD, hoạt động trên gần 50 quốc gia, nổi tiếng là “lò” đào tạo các chuyên gia tài chính xuất sắc. Parke đã triển khai chương trình đào tạo toàn diện cho GE Capital.

Theo đó, ông dành nhiều thời gian săn lùng các sinh viên giỏi từ trường đại học (với chủ trường 50% trong số họ không phải là người Mỹ), đào tạo lại cơ bản trong 2 năm về lý thuyết và kỹ năng thực hành tài chính. Sau đó những sinh viên giỏi nhất được Parke khuyến khích tham gia vào nhóm kiểm toán của công ty, tiếp tục làm việc và nâng cao kỹ năng trong 2-5 năm nữa. Nhóm còn lại sẽ vào các bộ phận kinh doanh của công ty.

Sau khoảng thời gian này, họ sẽ phải trải qua một cuộc sàng lọc gắt gao. Đó là, họ phải tự thân vận động trong công việc với thời gian làm việc “khủng khiếp” là 24h mỗi ngày và 7 ngày trong tuần, đi công tác đến 95% thời gian. Nếu tồn tại được sau thời gian này, họ sẽ được đề bạt vào những vị trí quản lý cao cấp trong bộ phận tài chính. Nếu không, họ sẽ phải ra đi.

Đó là lý do vì sao bên cạnh Parke luôn là những nhân tài thực sự, giúp ông quản lý tốt hệ thống tài chính. Nhưng nhắc đến Parke người ta không chỉ nhắc đến tài quản trị, sàng lọc và huấn luyện nhân tài mà còn xem ông là “bậc thầy” về cắt giảm chi phí.

Sau một loạt cuộc sáp nhập của cả Tập đoàn General Electric trong suốt thập niên 1990 khiến cho cả quy mô gia tăng nhanh chóng, đến những năm 2000, GE Capital buộc phải cắt giảm chi phí (ước khoảng 1 tỉ USD mỗi năm) mới có thể tiếp tục phát triển tốt.

Lúc này, Parke triển khai 2 công việc rất quan trọng. Một là, loại bỏ các nhóm công việc thủ công không mang lại hiệu quả cao. Hai là, đưa bộ phận dịch vụ tài chính quan trọng của công ty về chi nhánh mới được thành lập tại Ấn Độ (có tên là GE International Services - GECIS) và bán 60% cổ phần chi nhánh này cho các nhà đầu tư khác nhằm mục đích mở rộng phát triển.

Parke quyết định mở chi nhánh tại Ấn Độ vì theo ông nhân sự của Ấn Độ có năng lực tốt trong lĩnh vực dịch vụ tài chính (Parke nhận xét là họ có thể thiết lập cơ chế kiểm soát tốt hơn cả các đồng sự tại châu Âu, Mỹ). Đồng thời chi nhánh này cũng góp phần giúp dịch vụ của GE Capital “bành trướng” ra thế giới. Kết quả là sau 4 năm thành lập, GECIS đạt doanh thu khá tốt (404 triệu USD trong năm 2004). Việc phát triển chi nhánh tại Ấn Độ cũng giúp Công ty tiết kiệm được 35-40% chi phí.

Mỗi CFO hàng đầu trên thế giới đều mang trong mình một nét riêng đặc biệt để từ đó tạo nên nét chung về hình mẫu của một CFO chuyên nghiệp, và Jim Parker CFO của GE Capital là một trong số đó.

Từ những giá trị mang lại, vai trò quan trọng của CFO ngày nay là không thể phủ nhận được, kể cả đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thậm chí, cho dù một doanh nghiệp có chiến lược phát triển tốt và đang kinh doanh thành công thì vẫn có thể rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính và dẫn đến phá sản nếu không có một CFO làm tốt công tác quản trị tài chính.
 
Thông tin đào tạo

Từ vị thế và tầm mức khiêm tốn của nền tài chính Việt Nam hiện nay, từ viễn cảnh tương lai của nền tài chính và của nghề quản trị tài chính, từ “chân dung” của một CFO trong thời kỳ mới, chương trình đào tạo giám đốc tài chính của PACE đã ra đời.

Chương trình đào tạo này được PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn với mong muốn được góp sức mình vào mục tiêu chung “Hướng đến thế hệ CFO mới cho cộng đồng doanh nghiệp, thế hệ CFO có khát vọng và có khả năng đua tranh mạnh mẽ về trình độ quản trị tài chính với các đồng nghiệp của mình trên khắp thế giới”.

Khóa đào tạo tiếp theo của chương trình này sẽ khai giảng vào ngày 14/09/2012, học tối thứ 2-4-6 hàng tuần, kéo dài trong 4 tháng tại trụ sở chính của PACE.

* Thông tin chi tiết:

Bộ phận Tư vấn đào tạo - Tòa nhà PACE, 341 Nguyễn Trãi, quận 1, Tp.HCM
Tel: (08) 38 370208; Fax: (08) 54041173
E-mail: info@PACE.edu.vn
Website: www.PACE.edu.vn