Kế hoạch thành lập “OPEC khí đốt” bị phản đối
Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF) vừa ra tuyên bố chung bày tỏ sự lo ngại đặc biệt về tình hình giá dầu mỏ tăng quá cao
Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF) vừa ra tuyên bố chung bày tỏ sự lo ngại đặc biệt về tình hình giá dầu mỏ tăng quá cao, hiện lên gần 120 USD/thùng. Đồng thời, kêu gọi duy trì giá dầu mỏ ở mức hợp lý để đảm bảo tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tuyên bố nói trên được đưa ra sau khi IEF kết thúc 3 ngày họp từ 20-22/4, ở Roma (Italy), với sự tham dự của bộ trưởng 74 nước.
Ổn định giá dầu là ưu tiên hàng đầu
Đây là diễn đàn, được tổ chức hai năm một lần giữa các nước cung cấp và tiêu thụ dầu mỏ. Dù đặt nhiều mục tiêu, song diễn đàn lần này chủ yếu bàn về vấn đề giá dầu, trong bối cảnh giá dầu thế giới liên tiếp lập kỷ lục mới và ngày càng tiến sát hơn tới ngưỡng 120 USD/thùng.
Theo các nhà quan sát, giá dầu mỏ thế giới tăng mạnh trở lại do tâm lý lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn sau khi một nhóm vũ trang ngày 18/4 tuyên bố đã phá hủy một tuyến đường ống dẫn dầu lớn tại Nigeria và đe dọa sẽ tiếp tục các cuộc tấn công tương tự tại nước này.
Giám đốc Cơ quan năng lượng quốc tế Nobuo Tanaka cảnh báo, giá dầu mỏ cao có thể đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Bộ trưởng Kinh tế Italy, Perluigi Bersani, đồng chủ trì diễn đàn cho rằng ổn định giá dầu là ưu tiên hàng đầu hiện nay, vì giá dầu hiện cao hơn nhiều so với giá thực và ảnh hưởng xấu tới tốc độ đầu tư.
IEF bác bỏ những lo ngại rằng các nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt sẽ cạn kiệt trong bối cảnh nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đồng thời khẳng định các nguồn dầu mỏ và khí đốt vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu của thế giới trong những thập kỷ tới.
IEF kêu gọi các nước cải thiện tính hiệu quả trong sử dụng năng lượng, bởi trong tương lai, các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt và than vẫn sẽ là những nguồn năng lượng chủ yếu của thế giới mà không phải lo ngại về vấn đề môi trường do đã có công nghệ thu hồi và lưu giữ khí C02.
Tuy nhiên, bất chấp những kêu gọi của IEF và các nước về việc giảm giá dầu, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thô toàn cầu, đã bác bỏ khả năng can thiệp để "hạ nhiệt" cơn sốt giá dầu hiện nay.
Giá dầu mỏ đã tăng gấp 5 lần trong vài năm qua, nhưng OPEC cho rằng nguyên nhân không phải do thiếu dầu.
OPEC không chịu tăng sản lượng khai thác
OPEC cho rằng nguyên nhân đẩy giá dầu tăng là do tình trạng đầu cơ, lạm phát tăng và chi phí sản xuất đã tăng 50 - 60% trong vài năm qua. Quyền Bộ trưởng dầu mỏ Kuwait, ông Mohammad al-Olaim, khẳng định, các yếu tố về nguồn cung và nhu cầu không là nguyên nhân khiến giá dầu tăng cao. Nếu cần thiết phải tăng sản lượng, các bộ trưởng của OPEC sẽ đưa ra quyết định.
Tổng thư ký OPEC Abdullah el al Badri tán thành quan điểm của Bộ trưởng Olaim và tuyên bố OPEC sẵn sàng tăng sản lượng, với điều kiện việc tăng giá dầu được xác định là do nguồn cung khan hiếm.
Theo ông, giá dầu mỏ cao phụ thuộc vào tình hình chính trị, thiên tai, đồng USD mất giá và đặc biệt là yếu tố đầu cơ. Tăng sản lượng không phải là giải pháp "cắt" “cơn sốt” giá dầu hiện nay. Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia A.Naimi thì cho rằng, OPEC từng tăng sản lượng khai thác trong năm ngoái, nhưng giá dầu vẫn không ngừng leo thang.
Trong khi đó, Bộ trưởng dầu mỏ Venezuela Rafael Ramirez, khẳng định bên lề Diễn đàn IEF rằng, giá dầu không xuống dưới mức 90 USD do chi phí sản xuất dầu ngày càng cao. Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc các nhà lãnh đạo OPEC cùng khẳng định quyết tâm không tăng sản lượng dầu mỏ khai thác trong tương lai trước mắt có thể sẽ khiến cơn sốt giá dầu mỏ tiếp tục nóng lên.
Ngoài vấn đề giá dầu mỏ, vấn đề sử dụng nguồn nhiên liệu sinh học và ý tưởng thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu khí đốt theo mô hình OPEC cũng được thảo luận sôi nổi tại Diễn đàn Roma. Các nước tham dự đã chỉ trích quan điểm tăng cường sử dụng nguyên liệu sinh học, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng giá lương thực hiện nay.
Dự án thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu khí đốt, hiện đang được các thành viên Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) xúc tiến, đã không nhận được sự ủng hộ của các nước tại IEF do lo ngại nhóm các nước này có thể sẽ thâu tóm thị trường và tự do đặt giá khí đốt. GECF được thành lập năm 2001 và là diễn đàn đối thoại không chính thức của khoảng 15 nước có trữ lượng khí đốt khổng lồ, trong đó có Iran, Nga, Venezuela...
Tuyên bố nói trên được đưa ra sau khi IEF kết thúc 3 ngày họp từ 20-22/4, ở Roma (Italy), với sự tham dự của bộ trưởng 74 nước.
Ổn định giá dầu là ưu tiên hàng đầu
Đây là diễn đàn, được tổ chức hai năm một lần giữa các nước cung cấp và tiêu thụ dầu mỏ. Dù đặt nhiều mục tiêu, song diễn đàn lần này chủ yếu bàn về vấn đề giá dầu, trong bối cảnh giá dầu thế giới liên tiếp lập kỷ lục mới và ngày càng tiến sát hơn tới ngưỡng 120 USD/thùng.
Theo các nhà quan sát, giá dầu mỏ thế giới tăng mạnh trở lại do tâm lý lo ngại về nguồn cung bị gián đoạn sau khi một nhóm vũ trang ngày 18/4 tuyên bố đã phá hủy một tuyến đường ống dẫn dầu lớn tại Nigeria và đe dọa sẽ tiếp tục các cuộc tấn công tương tự tại nước này.
Giám đốc Cơ quan năng lượng quốc tế Nobuo Tanaka cảnh báo, giá dầu mỏ cao có thể đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Bộ trưởng Kinh tế Italy, Perluigi Bersani, đồng chủ trì diễn đàn cho rằng ổn định giá dầu là ưu tiên hàng đầu hiện nay, vì giá dầu hiện cao hơn nhiều so với giá thực và ảnh hưởng xấu tới tốc độ đầu tư.
IEF bác bỏ những lo ngại rằng các nguồn dự trữ dầu mỏ và khí đốt sẽ cạn kiệt trong bối cảnh nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, đồng thời khẳng định các nguồn dầu mỏ và khí đốt vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu của thế giới trong những thập kỷ tới.
IEF kêu gọi các nước cải thiện tính hiệu quả trong sử dụng năng lượng, bởi trong tương lai, các loại nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt và than vẫn sẽ là những nguồn năng lượng chủ yếu của thế giới mà không phải lo ngại về vấn đề môi trường do đã có công nghệ thu hồi và lưu giữ khí C02.
Tuy nhiên, bất chấp những kêu gọi của IEF và các nước về việc giảm giá dầu, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), chiếm khoảng 40% sản lượng dầu thô toàn cầu, đã bác bỏ khả năng can thiệp để "hạ nhiệt" cơn sốt giá dầu hiện nay.
Giá dầu mỏ đã tăng gấp 5 lần trong vài năm qua, nhưng OPEC cho rằng nguyên nhân không phải do thiếu dầu.
OPEC không chịu tăng sản lượng khai thác
OPEC cho rằng nguyên nhân đẩy giá dầu tăng là do tình trạng đầu cơ, lạm phát tăng và chi phí sản xuất đã tăng 50 - 60% trong vài năm qua. Quyền Bộ trưởng dầu mỏ Kuwait, ông Mohammad al-Olaim, khẳng định, các yếu tố về nguồn cung và nhu cầu không là nguyên nhân khiến giá dầu tăng cao. Nếu cần thiết phải tăng sản lượng, các bộ trưởng của OPEC sẽ đưa ra quyết định.
Tổng thư ký OPEC Abdullah el al Badri tán thành quan điểm của Bộ trưởng Olaim và tuyên bố OPEC sẵn sàng tăng sản lượng, với điều kiện việc tăng giá dầu được xác định là do nguồn cung khan hiếm.
Theo ông, giá dầu mỏ cao phụ thuộc vào tình hình chính trị, thiên tai, đồng USD mất giá và đặc biệt là yếu tố đầu cơ. Tăng sản lượng không phải là giải pháp "cắt" “cơn sốt” giá dầu hiện nay. Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia A.Naimi thì cho rằng, OPEC từng tăng sản lượng khai thác trong năm ngoái, nhưng giá dầu vẫn không ngừng leo thang.
Trong khi đó, Bộ trưởng dầu mỏ Venezuela Rafael Ramirez, khẳng định bên lề Diễn đàn IEF rằng, giá dầu không xuống dưới mức 90 USD do chi phí sản xuất dầu ngày càng cao. Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc các nhà lãnh đạo OPEC cùng khẳng định quyết tâm không tăng sản lượng dầu mỏ khai thác trong tương lai trước mắt có thể sẽ khiến cơn sốt giá dầu mỏ tiếp tục nóng lên.
Ngoài vấn đề giá dầu mỏ, vấn đề sử dụng nguồn nhiên liệu sinh học và ý tưởng thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu khí đốt theo mô hình OPEC cũng được thảo luận sôi nổi tại Diễn đàn Roma. Các nước tham dự đã chỉ trích quan điểm tăng cường sử dụng nguyên liệu sinh học, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng giá lương thực hiện nay.
Dự án thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu khí đốt, hiện đang được các thành viên Diễn đàn các nước xuất khẩu khí đốt (GECF) xúc tiến, đã không nhận được sự ủng hộ của các nước tại IEF do lo ngại nhóm các nước này có thể sẽ thâu tóm thị trường và tự do đặt giá khí đốt. GECF được thành lập năm 2001 và là diễn đàn đối thoại không chính thức của khoảng 15 nước có trữ lượng khí đốt khổng lồ, trong đó có Iran, Nga, Venezuela...