Kênh phân phối hiện đại sẽ tiến xa trong năm 2010?
Kênh phân phối hiện đại ở nước ta theo dự báo sẽ có những “bước tiến mới” trong 2010
Theo số liệu của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương) hiện ngành bán lẻ Việt Nam đã đóng góp trên 15% vào GDP hàng năm, tạo việc làm cho hơn 5,4 triệu lao động
Trong năm 2009 doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ vẫn tăng 18,6% (loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng này là gần 12%).
Tuy nhiên, tại diễn đàn “Thị trường phân phối- bán lẻ Việt Nam: Tiềm năng hợp tác và phát triển vừa diễn ra, TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: kênh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích…) hiện mới chiếm khoảng 20% trong hệ thống phân phối.
Tỷ trọng này khá thấp nếu so với các nước trong khu vực như: Philippines hiện nay là 33%, Thái Lan 34%, Trung Quốc 51%, Malaysia 60% và Singapore đã chiếm tới 90%.
Thời gian qua, cơ cấu ngành bán lẻ Việt Nam đã có sự biến đổi sâu sắc với sự xuất hiện của các hình thức bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng đặc chủng/chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi…
Nhưng theo nhận định của nhiều đại biểu tham gia diễn đàn, trong năm 2010 kênh phân phối hiện đại ở Việt Nam mới thực sự có “bước tiến mới”.
“Với tỷ lệ tiêu dùng chiếm tới 70% thu nhập, người tiêu dùng Việt Nam lại rất lạc quan nên sức mua sẽ tiếp tục tăng cao trong các năm tới”, bà Loan nhận định.
Kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen về niềm tin người tiêu dùng toàn cầu trong năm 2009 cũng đã cho thấy: Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới, tăng 5 hạng kể từ tháng 3/2009. Đây cũng là lần đầu tiên niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam tăng trở lại sau 6 lần giảm liên tiếp từ tháng 3/2007.
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước ta đã tăng từ 85 điểm trong tháng 4/2009 lên 109 điểm trong tháng 10/2009. Trong khi các nước trên thế giới trung bình chỉ tăng 9 điểm thì khoảng thời gian này Việt Nam đã tăng tới 24 điểm.
Trên thực tế, đã tròn một năm sau thời điểm 1/1/2009, Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước theo cam kết khi gia nhập WTO, nhưng vẫn chưa hề có những cuộc “đổ bộ” rầm rộ của các “đại gia” bán lẻ quốc tế vào thị trường Việt Nam. Trong khi đó, theo đánh giá mức tăng trưởng GDP của nước ta vẫn khá cao và Chính phủ tiếp tục có nhiều chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài.
Cũng theo bà Loan, thông thường cứ 100 nghìn dân cần có một trung tâm thương mại lớn, cứ 10 nghìn dân cần có một siêu thị và cứ 1000 dân cần ít nhất từ 1-3 cửa hàng tiện ích. Nhưng tại hai thành phố lớn nhất của nước ta là Hà Nội và Tp.HCM, con số này đang là 30 nghìn dân mới chỉ có một cửa tiệm bán lẻ hiện đại.
Trong khi đó, nghiên cứu của Nielsen cũng đã chỉ ra: Ở Việt Nam, số lượng người thỉnh thoảng đi mua sắm ở các siêu thị đã tăng thêm 40% từ mức 66% trong năm 2007 lên 96% vào năm 2008. Số người dân sử dụng các kênh siêu thị là kênh mua sắm chủ yếu của mình đã tăng từ 11% (năm 2007) lên 21% trong 2008.
Ông Richard Leech, Giám đốc CB Richard Ellis (Việt Nam) cho biết: mặt bằng dành cho bán lẻ sẽ được bổ sung một lượng tương đối lớn trong năm 2010 và các năm tiếp theo ở cả Hà Nội và Tp.HCM.
Tại Tp.HCM nguồn cung mặt bằng bán lẻ khu vực ngoài trung tâm sẽ tăng thêm 50% trong 2010 và tăng gấp 7 lần trong năm 2013. Còn ở Hà Nội vào năm 2012, tổng nguồn cung mặt bằng sẽ khoảng 510 nghìn m2, gấp 5 lần nguồn cung mặt bằng bán lẻ hiện tại.
“Cuộc cạnh tranh này cũng sẽ khiến cho các nhà bán lẻ theo hình thức truyền thống phải có sự đổi mới để nâng cao chất lượng phục vụ. Người tiêu dùng vì thế cũng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn”, bà Loan nhìn nhận.
Tuy vậy, bà Loan vẫn cho rằng, các doanh nghiệp cũng không nên bỏ qua thị trường nông thôn. Đây là một thị trường rất có tiềm năng và hiện 70% dân số Việt Nam vẫn đang sinh sống ở khu vực này.
Trong năm 2009 doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ vẫn tăng 18,6% (loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng này là gần 12%).
Tuy nhiên, tại diễn đàn “Thị trường phân phối- bán lẻ Việt Nam: Tiềm năng hợp tác và phát triển vừa diễn ra, TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết: kênh bán lẻ hiện đại ở Việt Nam (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích…) hiện mới chiếm khoảng 20% trong hệ thống phân phối.
Tỷ trọng này khá thấp nếu so với các nước trong khu vực như: Philippines hiện nay là 33%, Thái Lan 34%, Trung Quốc 51%, Malaysia 60% và Singapore đã chiếm tới 90%.
Thời gian qua, cơ cấu ngành bán lẻ Việt Nam đã có sự biến đổi sâu sắc với sự xuất hiện của các hình thức bán lẻ hiện đại như siêu thị, cửa hàng đặc chủng/chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi…
Nhưng theo nhận định của nhiều đại biểu tham gia diễn đàn, trong năm 2010 kênh phân phối hiện đại ở Việt Nam mới thực sự có “bước tiến mới”.
“Với tỷ lệ tiêu dùng chiếm tới 70% thu nhập, người tiêu dùng Việt Nam lại rất lạc quan nên sức mua sẽ tiếp tục tăng cao trong các năm tới”, bà Loan nhận định.
Kết quả khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen về niềm tin người tiêu dùng toàn cầu trong năm 2009 cũng đã cho thấy: Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới, tăng 5 hạng kể từ tháng 3/2009. Đây cũng là lần đầu tiên niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam tăng trở lại sau 6 lần giảm liên tiếp từ tháng 3/2007.
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước ta đã tăng từ 85 điểm trong tháng 4/2009 lên 109 điểm trong tháng 10/2009. Trong khi các nước trên thế giới trung bình chỉ tăng 9 điểm thì khoảng thời gian này Việt Nam đã tăng tới 24 điểm.
Trên thực tế, đã tròn một năm sau thời điểm 1/1/2009, Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp bán lẻ 100% vốn nước theo cam kết khi gia nhập WTO, nhưng vẫn chưa hề có những cuộc “đổ bộ” rầm rộ của các “đại gia” bán lẻ quốc tế vào thị trường Việt Nam. Trong khi đó, theo đánh giá mức tăng trưởng GDP của nước ta vẫn khá cao và Chính phủ tiếp tục có nhiều chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài.
Cũng theo bà Loan, thông thường cứ 100 nghìn dân cần có một trung tâm thương mại lớn, cứ 10 nghìn dân cần có một siêu thị và cứ 1000 dân cần ít nhất từ 1-3 cửa hàng tiện ích. Nhưng tại hai thành phố lớn nhất của nước ta là Hà Nội và Tp.HCM, con số này đang là 30 nghìn dân mới chỉ có một cửa tiệm bán lẻ hiện đại.
Trong khi đó, nghiên cứu của Nielsen cũng đã chỉ ra: Ở Việt Nam, số lượng người thỉnh thoảng đi mua sắm ở các siêu thị đã tăng thêm 40% từ mức 66% trong năm 2007 lên 96% vào năm 2008. Số người dân sử dụng các kênh siêu thị là kênh mua sắm chủ yếu của mình đã tăng từ 11% (năm 2007) lên 21% trong 2008.
Ông Richard Leech, Giám đốc CB Richard Ellis (Việt Nam) cho biết: mặt bằng dành cho bán lẻ sẽ được bổ sung một lượng tương đối lớn trong năm 2010 và các năm tiếp theo ở cả Hà Nội và Tp.HCM.
Tại Tp.HCM nguồn cung mặt bằng bán lẻ khu vực ngoài trung tâm sẽ tăng thêm 50% trong 2010 và tăng gấp 7 lần trong năm 2013. Còn ở Hà Nội vào năm 2012, tổng nguồn cung mặt bằng sẽ khoảng 510 nghìn m2, gấp 5 lần nguồn cung mặt bằng bán lẻ hiện tại.
“Cuộc cạnh tranh này cũng sẽ khiến cho các nhà bán lẻ theo hình thức truyền thống phải có sự đổi mới để nâng cao chất lượng phục vụ. Người tiêu dùng vì thế cũng sẽ được hưởng lợi nhiều hơn”, bà Loan nhìn nhận.
Tuy vậy, bà Loan vẫn cho rằng, các doanh nghiệp cũng không nên bỏ qua thị trường nông thôn. Đây là một thị trường rất có tiềm năng và hiện 70% dân số Việt Nam vẫn đang sinh sống ở khu vực này.