Kêu gọi doanh nghiệp chung tay chống lạm phát
Các doanh nghiệp Nhà nước phải tìm cách giảm nhập khẩu, chi phí, đẩy mạnh sản xuất, chưa tăng giá bán hàng hóa dịch vụ
Các doanh nghiệp Nhà nước phải tìm cách giảm nhập khẩu, chi phí, đẩy mạnh sản xuất, chưa tăng giá bán hàng hóa dịch vụ...
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Thủ tướng gặp các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước về kiềm chế lạm phát, được tổ chức ngày 1/4/2008 tại Hà Nội.
Thủ tướng cho rằng đất nước bước vào thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 2008 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới biến động phức tạp và khó lường. Nhiều vấn đề phát sinh như giá nguyên - nhiên vật liệu, lương thực thực phẩm tăng, tỷ giá đồng USD tụt giảm, khủng hoảng tín dụng Mỹ lan rộng tới nhiều khu vực trên thế giới.
Thêm vào đó, cuối 2007, trong khi thiên tai dịch bệnh gây thiệt hại khoảng 33.600 tỷ đồng chưa được khắc phục thì đến quý 1/2008, miền Bắc lại bị ảnh hưởng bởi đợt rét đậm rét hại kéo dài 42 ngày, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống khu vực nông thôn.
Trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế Việt Nam khá lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương 160% GDP nhưng quy mô lại nhỏ, hiệu quả cạnh tranh thấp, kết hợp với điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa yếu kém đã làm cho tăng trưởng bị chậm, lạm phát gia tăng, gây nhiều khó khăn cho điều hành vĩ mô.
Trước những khó khăn này, Chính phủ đã điều chỉnh mục tiêu: ưu tiên kiềm chế lạm phát và nhiệm vụ này phần lớn được giao cho các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước đảm nhiệm, bởi cộng đồng này đang nắm giữ gần 60% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 40% giá trị GDP.
“5 ngân hàng quốc doanh chiếm 57% thị phần của toàn hệ thống ngân hàng và các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng nòng cốt, phải chung tay cùng Chính phủ kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng bền vững”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng yêu cầu các doanh nghiệp căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của mình để thực hiện tốt các nhóm giải pháp mà Chính phủ đã đề ra.
Thứ nhất, các ngân hàng quốc doanh thực hiện nghiêm túc chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhưng không được để ảnh hưởng đến tính thanh khoản của nền kinh tế cũng như khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Thắt chặt tiền tệ tuy có thể gây khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp nhưng sẽ có tác dụng sàng lọc những dự án không hiệu quả.
Thứ hai, kiên quyết dừng đầu tư những dự án đang chờ thẩm định và dự án không hiệu quả; tập trung nguồn lực tài chính cho những dự án khả thi cao để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.
Thứ ba, đẩy mạnh sản xuất, tăng cung hàng hóa cho thị trường, bảo đảm cung ứng đủ các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Mặt khác, đẩy mạnh sản xuất sẽ góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.
Đối với vấn đề nhập siêu, phải chia làm 3 loại: nếu mặt hàng thiết yếu mà trong nước sản xuất được thì dừng nhập khẩu, chẳng hạn như NPK có thể thay thế phân DAP; đối với mặt hàng thiết yếu cần phải nhập cũng phải rà soát kỹ, tránh nhập khẩu tràn lan.
Đặc biệt, những mặt hàng tiêu dùng nhưng chưa thiết yếu như ô tô, xe máy, điện tử điện lạnh... thì nên hạn chế đến mức thấp nhất. Thủ tướng cũng cho biết: lượng nhập khẩu ô tô dưới 10 chỗ ngồi trong 3 tháng qua đã tăng 9 lần so với cùng kỳ.
Thứ tư, tăng cường kiểm soát thị trường và kiểm soát giá. Các ngành hàng chủ chốt như xi măng, sắt thép, phân bón, hóa chất, sản xuất máy móc, dịch vụ vận tải... phải rà soát và tiết giảm mức tối đa chi phí đầu vào; kiểm soát tốt hệ thống phân phối, tránh đầu cơ găm hàng, đẩy giá lên cao để trục lợi.
Thủ tướng cũng phê bình Hiệp hội Thép và Tổng công ty Thép Việt Nam chưa củng cố được hệ thống phân phối thép, dẫn đến phân phối vòng vèo, đẩy giá bán lên quá cao. Ngoài ra, còn có hiện tượng nhiều doanh nghiệp Nhà nước luôn kêu lỗ để tăng giá bán nhưng khi Bộ Tài chính kiểm tra thì thực tế lãi lớn.
Thứ năm, các doanh nghiệp Nhà nước phải bám vào ngành nghề chính của mình. Hiện tại, đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của nhiều tập đoàn đã lên tới 37% tổng nguồn vốn - một con số quá cao.
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị Thủ tướng gặp các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước về kiềm chế lạm phát, được tổ chức ngày 1/4/2008 tại Hà Nội.
Thủ tướng cho rằng đất nước bước vào thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 2008 trong bối cảnh nền kinh tế thế giới biến động phức tạp và khó lường. Nhiều vấn đề phát sinh như giá nguyên - nhiên vật liệu, lương thực thực phẩm tăng, tỷ giá đồng USD tụt giảm, khủng hoảng tín dụng Mỹ lan rộng tới nhiều khu vực trên thế giới.
Thêm vào đó, cuối 2007, trong khi thiên tai dịch bệnh gây thiệt hại khoảng 33.600 tỷ đồng chưa được khắc phục thì đến quý 1/2008, miền Bắc lại bị ảnh hưởng bởi đợt rét đậm rét hại kéo dài 42 ngày, gây ảnh hưởng xấu đến đời sống khu vực nông thôn.
Trong bối cảnh độ mở của nền kinh tế Việt Nam khá lớn với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương 160% GDP nhưng quy mô lại nhỏ, hiệu quả cạnh tranh thấp, kết hợp với điều hành chính sách tiền tệ và tài khóa yếu kém đã làm cho tăng trưởng bị chậm, lạm phát gia tăng, gây nhiều khó khăn cho điều hành vĩ mô.
Trước những khó khăn này, Chính phủ đã điều chỉnh mục tiêu: ưu tiên kiềm chế lạm phát và nhiệm vụ này phần lớn được giao cho các tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước đảm nhiệm, bởi cộng đồng này đang nắm giữ gần 60% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, tạo ra 40% giá trị GDP.
“5 ngân hàng quốc doanh chiếm 57% thị phần của toàn hệ thống ngân hàng và các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng nòng cốt, phải chung tay cùng Chính phủ kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội và duy trì tăng trưởng bền vững”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cũng yêu cầu các doanh nghiệp căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của mình để thực hiện tốt các nhóm giải pháp mà Chính phủ đã đề ra.
Thứ nhất, các ngân hàng quốc doanh thực hiện nghiêm túc chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhưng không được để ảnh hưởng đến tính thanh khoản của nền kinh tế cũng như khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại.
Thắt chặt tiền tệ tuy có thể gây khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp nhưng sẽ có tác dụng sàng lọc những dự án không hiệu quả.
Thứ hai, kiên quyết dừng đầu tư những dự án đang chờ thẩm định và dự án không hiệu quả; tập trung nguồn lực tài chính cho những dự án khả thi cao để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.
Thứ ba, đẩy mạnh sản xuất, tăng cung hàng hóa cho thị trường, bảo đảm cung ứng đủ các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Mặt khác, đẩy mạnh sản xuất sẽ góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.
Đối với vấn đề nhập siêu, phải chia làm 3 loại: nếu mặt hàng thiết yếu mà trong nước sản xuất được thì dừng nhập khẩu, chẳng hạn như NPK có thể thay thế phân DAP; đối với mặt hàng thiết yếu cần phải nhập cũng phải rà soát kỹ, tránh nhập khẩu tràn lan.
Đặc biệt, những mặt hàng tiêu dùng nhưng chưa thiết yếu như ô tô, xe máy, điện tử điện lạnh... thì nên hạn chế đến mức thấp nhất. Thủ tướng cũng cho biết: lượng nhập khẩu ô tô dưới 10 chỗ ngồi trong 3 tháng qua đã tăng 9 lần so với cùng kỳ.
Thứ tư, tăng cường kiểm soát thị trường và kiểm soát giá. Các ngành hàng chủ chốt như xi măng, sắt thép, phân bón, hóa chất, sản xuất máy móc, dịch vụ vận tải... phải rà soát và tiết giảm mức tối đa chi phí đầu vào; kiểm soát tốt hệ thống phân phối, tránh đầu cơ găm hàng, đẩy giá lên cao để trục lợi.
Thủ tướng cũng phê bình Hiệp hội Thép và Tổng công ty Thép Việt Nam chưa củng cố được hệ thống phân phối thép, dẫn đến phân phối vòng vèo, đẩy giá bán lên quá cao. Ngoài ra, còn có hiện tượng nhiều doanh nghiệp Nhà nước luôn kêu lỗ để tăng giá bán nhưng khi Bộ Tài chính kiểm tra thì thực tế lãi lớn.
Thứ năm, các doanh nghiệp Nhà nước phải bám vào ngành nghề chính của mình. Hiện tại, đầu tư ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của nhiều tập đoàn đã lên tới 37% tổng nguồn vốn - một con số quá cao.