Khách quốc tế đến Việt Nam tăng thấp trong 10 tháng
Khách quốc tế đến Việt Nam có thể tăng thấp do khủng hoảng tài chính và chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp
Trong những tháng cuối năm, khách quốc tế đến Việt Nam có thể tăng thấp do khủng hoảng tài chính và chất lượng dịch vụ du lịch còn thấp.
Khách quốc tế đến Việt Nam là một chỉ báo quan trọng có ý nghĩa về nhiều mặt.
Thứ nhất, nó thể hiện đồng thời là kết quả của đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập và chính sách thông thoáng của Việt Nam về các mặt thủ tục để tạo điều kiện cho khách quốc tế đến Việt Nam.
Thứ hai, nó thể hiện Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá hấp dẫn được khách quốc tế đến tham quan.
Thứ ba, khách quốc tế sẽ trực tiếp được chân đi tới, mắt thấy tai nghe, cảm nhận trực tiếp sự đổi mới của đất nước, cuộc sống văn hoá con người Việt Nam và đó là một cách tuyên truyền tốt nhất trực tiếp nhất, có sức lan toả nhất về đất nước, văn hoá, con người Việt Nam.
Thư tư, khách quốc tế đến Việt Nam thông qua chi tiêu của họ sẽ là một nguồn thu ngoại tệ không nhỏ đối với đất nước đang cần vốn đầu tư để công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Lượng ngoại tệ thu được từ chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam năm 2005 đạt 2,3 tỷ USD, năm 2006 đạt 2,85 tỷ USD, năm 2007 đạt 3,33 tỷ USD.
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng thấp trong 10 tháng
Bước sang năm 2008, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có một số điểm đáng lưu ý:
Trước hết, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng đạt 3,597.8 triệu lượt người, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Đó là tốc độ tăng thuộc loại thấp so với trước.
Từ tháng 9 đến nay, lượng khách xuống dưới 300 nghìn lượt người. Tốc độ tăng thấp này chủ yếu do lượng khách đến với mục đích du lịch - lượng khách chiếm tỷ trọng lớn nhất (61%) chỉ tăng 2,7%; số lượt người về thăm thân nhân còn bị giảm (12%); đến vì mục đích khác giảm nhiều hơn (20,3%); chỉ có khách đến vì công việc là tăng (34,1%).
Khác du lịch đến bằng đường hàng không tăng 2,7%, bằng đường bộ tăng 18,8%, bằng đường biển giảm 32,4%.
Theo nước và vùng lãnh thổ, sau 10 tháng, đã có 11 nơi đông nhất, có trên 100 nghìn lượt khách đến Việt Nam, đứng đầu là Trung Quốc (538,6 nghìn), Hàn Quốc (392,2 nghìn), Mỹ (357,3 nghìn), Nhật Bản (333,2 nghìn), Đài Loan (266,6 nghìn), Australia (199 nghìn), Thái Lan (154 nghìn), Pháp (148,8 nghìn), Malaysia (141,8 nghìn), Singapore (127 nghìn), Campuchia (110,4 nghìn).
Trong các nước và vùng lãnh thổ này, chỉ có một nửa là tăng cao hơn tốc độ tăng chung, còn một nửa bị giảm. Một số nước và vùng lãnh thổ khác có số khách ít hơn thì chỉ có một số ít là tăng, còn thì giảm. Đáng chú ý, trong các nước có số khách giảm, có không ít nước có thu nhập cao, như Bỉ, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ,...
Xu hướng tăng thấp sẽ tiếp tục với các tháng cuối năm?
Tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ có xu hướng thấp dần và có thể sẽ tiếp tục trong những tháng còn lại của năm nay. Có hai nhóm nguyên nhân chính.
Nhóm nguyên nhân quan trọng là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho người dân cắt giảm nhu cầu tiêu dùng, trong đó có nhu cầu đi du lịch nước ngoài nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng.
Nhóm nguyên nhân quan trọng khác là việc đổi mới, nâng cấp của ngành du lịch Việt Nam còn ít, việc sửa đổi, khắc phục những hạn chế bất cập cũ chưa nhiều.
Đây là sự cảnh báo cần thiết, bởi nếu sự cộng hưởng của hai nhóm nguyên nhân trên có thể dẫn đến sự sụt giảm tốc độ tăng và không đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm, thậm chí còn có thể dẫn đến sự suy giảm về lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2009, lặp lại tình hình sụt giảm như năm 1998 sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực xảy ra (giảm 11,4%).
Cũng cần lưu ý là "mật độ" khách du lịch quốc tế tính trên 100 dân của nước ta còn rất thấp (5 khách), so với Đông Nam Á (12 khách), và thế giới (11 khách) đứng thứ 115/208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, thứ 26/49 ở châu Á, thứ 7 ở Đông Nam Á.
Khách quốc tế đến Việt Nam là một chỉ báo quan trọng có ý nghĩa về nhiều mặt.
Thứ nhất, nó thể hiện đồng thời là kết quả của đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập và chính sách thông thoáng của Việt Nam về các mặt thủ tục để tạo điều kiện cho khách quốc tế đến Việt Nam.
Thứ hai, nó thể hiện Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá hấp dẫn được khách quốc tế đến tham quan.
Thứ ba, khách quốc tế sẽ trực tiếp được chân đi tới, mắt thấy tai nghe, cảm nhận trực tiếp sự đổi mới của đất nước, cuộc sống văn hoá con người Việt Nam và đó là một cách tuyên truyền tốt nhất trực tiếp nhất, có sức lan toả nhất về đất nước, văn hoá, con người Việt Nam.
Thư tư, khách quốc tế đến Việt Nam thông qua chi tiêu của họ sẽ là một nguồn thu ngoại tệ không nhỏ đối với đất nước đang cần vốn đầu tư để công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Lượng ngoại tệ thu được từ chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam năm 2005 đạt 2,3 tỷ USD, năm 2006 đạt 2,85 tỷ USD, năm 2007 đạt 3,33 tỷ USD.
Khách quốc tế đến Việt Nam tăng thấp trong 10 tháng
Bước sang năm 2008, lượng khách quốc tế đến Việt Nam có một số điểm đáng lưu ý:
Trước hết, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam 10 tháng đạt 3,597.8 triệu lượt người, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Đó là tốc độ tăng thuộc loại thấp so với trước.
Từ tháng 9 đến nay, lượng khách xuống dưới 300 nghìn lượt người. Tốc độ tăng thấp này chủ yếu do lượng khách đến với mục đích du lịch - lượng khách chiếm tỷ trọng lớn nhất (61%) chỉ tăng 2,7%; số lượt người về thăm thân nhân còn bị giảm (12%); đến vì mục đích khác giảm nhiều hơn (20,3%); chỉ có khách đến vì công việc là tăng (34,1%).
Khác du lịch đến bằng đường hàng không tăng 2,7%, bằng đường bộ tăng 18,8%, bằng đường biển giảm 32,4%.
Theo nước và vùng lãnh thổ, sau 10 tháng, đã có 11 nơi đông nhất, có trên 100 nghìn lượt khách đến Việt Nam, đứng đầu là Trung Quốc (538,6 nghìn), Hàn Quốc (392,2 nghìn), Mỹ (357,3 nghìn), Nhật Bản (333,2 nghìn), Đài Loan (266,6 nghìn), Australia (199 nghìn), Thái Lan (154 nghìn), Pháp (148,8 nghìn), Malaysia (141,8 nghìn), Singapore (127 nghìn), Campuchia (110,4 nghìn).
Trong các nước và vùng lãnh thổ này, chỉ có một nửa là tăng cao hơn tốc độ tăng chung, còn một nửa bị giảm. Một số nước và vùng lãnh thổ khác có số khách ít hơn thì chỉ có một số ít là tăng, còn thì giảm. Đáng chú ý, trong các nước có số khách giảm, có không ít nước có thu nhập cao, như Bỉ, Canada, Đan Mạch, Hà Lan, Italia, Tây Ban Nha, Thuỵ Sỹ,...
Xu hướng tăng thấp sẽ tiếp tục với các tháng cuối năm?
Tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ có xu hướng thấp dần và có thể sẽ tiếp tục trong những tháng còn lại của năm nay. Có hai nhóm nguyên nhân chính.
Nhóm nguyên nhân quan trọng là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho người dân cắt giảm nhu cầu tiêu dùng, trong đó có nhu cầu đi du lịch nước ngoài nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng.
Nhóm nguyên nhân quan trọng khác là việc đổi mới, nâng cấp của ngành du lịch Việt Nam còn ít, việc sửa đổi, khắc phục những hạn chế bất cập cũ chưa nhiều.
Đây là sự cảnh báo cần thiết, bởi nếu sự cộng hưởng của hai nhóm nguyên nhân trên có thể dẫn đến sự sụt giảm tốc độ tăng và không đạt được mục tiêu đề ra cho cả năm, thậm chí còn có thể dẫn đến sự suy giảm về lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2009, lặp lại tình hình sụt giảm như năm 1998 sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở khu vực xảy ra (giảm 11,4%).
Cũng cần lưu ý là "mật độ" khách du lịch quốc tế tính trên 100 dân của nước ta còn rất thấp (5 khách), so với Đông Nam Á (12 khách), và thế giới (11 khách) đứng thứ 115/208 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, thứ 26/49 ở châu Á, thứ 7 ở Đông Nam Á.