Khẳng định lượng tiền lớn chảy vào ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 1 tỷ USD, một lượng tiền VND trên dưới 20.600 tỷ đồng đối ứng đã được đưa vào hệ thống
Ngân hàng Nhà nước đã mua vào 1 tỷ USD, một lượng tiền VND trên dưới 20.600 tỷ đồng đối ứng đã được đưa vào hệ thống.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ cuối tháng 4 đến nay cơ quan này đã mua vào 1 tỷ USD với mức giá dao động từ 20.600 - 20.700 VND.
Quyết định trên xuất phát từ nguồn cung ngoại tệ trên thị trường thuận lợi, được xem là một cơ hội để cải thiện trạng thái dự trữ ngoại hối vốn đã suy giảm nhanh trong những năm gần đây.
Điểm xuất phát cho hoạt động mua vào nói trên ghi nhận ở ngày 29/4/2011, khi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước bất ngờ nâng mạnh giá mua vào USD từ 20.486 VND lên tới 20.700 VND, tăng tới 214 VND.
Quyết định nâng giá mua được đưa ra sau khi giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại liên tục sụt giảm nhanh kể từ ngày 22/4/2011. Mức thấp nhất trong quãng giao dịch này là 20.590 VND = 1 USD trong ngày 28/4. Và ngay khi có động thái trên của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, ngày 29/4, giá bán USD của các ngân hàng thương mại lập tức bật trở lại và đạt 20.700 VND - đúng mức giá mua vào của Sở.
Quyết định mua vào của Ngân hàng Nhà nước được xem là một mũi tên ngắm 3 đích.
Thứ nhất, cung tiền nhằm hỗ trợ thanh khoản VND trước mắt cho hệ thống, do các ngân hàng thương mại phải bỏ ra một khoản lớn để mua lại USD từ doanh nghiệp và dân cư.
Thứ hai, tranh thủ cải thiện trạng thái dự trữ ngoại hối, tăng cường khả năng phòng thủ cho khi “trái nắng trở trời”. Bởi trạng thái cung ngoại tệ thuận lợi hiện nay được dự báo chỉ mang tính thời điểm, sau loạt giải pháp của Ngân hàng Nhà nước, trong khi nhu cầu thanh toán của nền kinh tế và tình trạng nhập siêu cao chưa thể giải quyết trong ngắn hạn. Với con số 1 tỷ USD nói trên, theo con số cập nhật của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây, lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam có thể đã ở quanh mức 13,5 tỷ USD. Con số này chưa ngừng tăng khi Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tiếp tục mua vào.
Thứ ba, hoạt động mua vào đã chặn đà lao dốc rất mạnh của tỷ giá trước đó, hay sự lên giá rất nhanh của VND so với USD gây bất lợi cho xuất khẩu và góp phần làm căng thẳng hơn vấn đề nhập siêu. Ngày 29/4, khi tín hiệu mua vào từ Ngân hàng Nhà nước phát đi, con lăn từ dốc 20.940 VND xuống 20.590 VND đã được chặn lại. Mức giá USD bán ra những ngày gần đây đã tăng mạnh trở lại, quanh 20.850 VND, chủ yếu có từ sự hỗ trợ của lãi suất VND cũng như từ hoạt động mua vào nói trên.
Như vậy, dự đoán đưa ra đầu tuần này trong bản tin tư vấn nhà đầu tư của Công ty Chứng khoán Thăng Long (TLS) cũng đã có câu trả lời cụ thể. Trong khi Ngân hàng Nhà nước hai tuần liên tiếp hút ròng trên thị trường mở, tỷ lệ đăng ký/chào thầu cũng thấp hơn bất thường so với trước đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lại bất ngờ giảm rất mạnh (lãi suất bình quân qua đêm đến ngày 18/5 cũng chỉ còn 12,77%, các kỳ hạn khác cũng ở mức thấp). Điều đó được giải thích ở một nguồn tiền lớn chảy vào hệ thống. Và đó là con số quanh 20.600 tỷ đồng của nguồn Ngân hàng Nhà nước bơm ra mua ngoại tệ.
Câu hỏi lúc này là: trong bối cảnh lạm phát tăng cao, mục tiêu kiềm chế lạm phát quyết liệt và “bắt buộc” kìm tăng trưởng tín dụng dưới 20% năm nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ ứng xử thế nào với con số khoảng 20.600 tỷ đồng đưa ra đó?
Sẽ không bất ngờ nếu Ngân hàng Nhà nước một lần nữa sử dụng công cụ tín phiếu bắt buộc với lãi suất chấp nhận được để trung hòa lượng tiền nói trên, như đã từng triển khai vào ngày 17/3/2008 với quy mô 20.300 tỷ đồng trong một tình huống tương tự. Hoặc nhà điều hành sẽ điều tiết “van” của thị trường mở trong thời gian tới, cân đối qua hoạt động tái cấp vốn…
Nhưng cũng sẽ không bất ngờ nếu Ngân hàng Nhà nước chưa hút ngay về lượng tiền cung ứng mua ngoại tệ nói trên. Một tham khảo là, năm nay chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán ở khoảng 15% - 16%, thế nhưng trong 4 tháng đầu năm mới chỉ tăng không đáng kể với 0,98%, thậm chí đến 21/4 còn giảm 0,72% so với tháng trước.
Thông tin từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ cuối tháng 4 đến nay cơ quan này đã mua vào 1 tỷ USD với mức giá dao động từ 20.600 - 20.700 VND.
Quyết định trên xuất phát từ nguồn cung ngoại tệ trên thị trường thuận lợi, được xem là một cơ hội để cải thiện trạng thái dự trữ ngoại hối vốn đã suy giảm nhanh trong những năm gần đây.
Điểm xuất phát cho hoạt động mua vào nói trên ghi nhận ở ngày 29/4/2011, khi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước bất ngờ nâng mạnh giá mua vào USD từ 20.486 VND lên tới 20.700 VND, tăng tới 214 VND.
Quyết định nâng giá mua được đưa ra sau khi giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại liên tục sụt giảm nhanh kể từ ngày 22/4/2011. Mức thấp nhất trong quãng giao dịch này là 20.590 VND = 1 USD trong ngày 28/4. Và ngay khi có động thái trên của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, ngày 29/4, giá bán USD của các ngân hàng thương mại lập tức bật trở lại và đạt 20.700 VND - đúng mức giá mua vào của Sở.
Quyết định mua vào của Ngân hàng Nhà nước được xem là một mũi tên ngắm 3 đích.
Thứ nhất, cung tiền nhằm hỗ trợ thanh khoản VND trước mắt cho hệ thống, do các ngân hàng thương mại phải bỏ ra một khoản lớn để mua lại USD từ doanh nghiệp và dân cư.
Thứ hai, tranh thủ cải thiện trạng thái dự trữ ngoại hối, tăng cường khả năng phòng thủ cho khi “trái nắng trở trời”. Bởi trạng thái cung ngoại tệ thuận lợi hiện nay được dự báo chỉ mang tính thời điểm, sau loạt giải pháp của Ngân hàng Nhà nước, trong khi nhu cầu thanh toán của nền kinh tế và tình trạng nhập siêu cao chưa thể giải quyết trong ngắn hạn. Với con số 1 tỷ USD nói trên, theo con số cập nhật của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mới đây, lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam có thể đã ở quanh mức 13,5 tỷ USD. Con số này chưa ngừng tăng khi Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ tiếp tục mua vào.
Thứ ba, hoạt động mua vào đã chặn đà lao dốc rất mạnh của tỷ giá trước đó, hay sự lên giá rất nhanh của VND so với USD gây bất lợi cho xuất khẩu và góp phần làm căng thẳng hơn vấn đề nhập siêu. Ngày 29/4, khi tín hiệu mua vào từ Ngân hàng Nhà nước phát đi, con lăn từ dốc 20.940 VND xuống 20.590 VND đã được chặn lại. Mức giá USD bán ra những ngày gần đây đã tăng mạnh trở lại, quanh 20.850 VND, chủ yếu có từ sự hỗ trợ của lãi suất VND cũng như từ hoạt động mua vào nói trên.
Như vậy, dự đoán đưa ra đầu tuần này trong bản tin tư vấn nhà đầu tư của Công ty Chứng khoán Thăng Long (TLS) cũng đã có câu trả lời cụ thể. Trong khi Ngân hàng Nhà nước hai tuần liên tiếp hút ròng trên thị trường mở, tỷ lệ đăng ký/chào thầu cũng thấp hơn bất thường so với trước đó, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lại bất ngờ giảm rất mạnh (lãi suất bình quân qua đêm đến ngày 18/5 cũng chỉ còn 12,77%, các kỳ hạn khác cũng ở mức thấp). Điều đó được giải thích ở một nguồn tiền lớn chảy vào hệ thống. Và đó là con số quanh 20.600 tỷ đồng của nguồn Ngân hàng Nhà nước bơm ra mua ngoại tệ.
Câu hỏi lúc này là: trong bối cảnh lạm phát tăng cao, mục tiêu kiềm chế lạm phát quyết liệt và “bắt buộc” kìm tăng trưởng tín dụng dưới 20% năm nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ ứng xử thế nào với con số khoảng 20.600 tỷ đồng đưa ra đó?
Sẽ không bất ngờ nếu Ngân hàng Nhà nước một lần nữa sử dụng công cụ tín phiếu bắt buộc với lãi suất chấp nhận được để trung hòa lượng tiền nói trên, như đã từng triển khai vào ngày 17/3/2008 với quy mô 20.300 tỷ đồng trong một tình huống tương tự. Hoặc nhà điều hành sẽ điều tiết “van” của thị trường mở trong thời gian tới, cân đối qua hoạt động tái cấp vốn…
Nhưng cũng sẽ không bất ngờ nếu Ngân hàng Nhà nước chưa hút ngay về lượng tiền cung ứng mua ngoại tệ nói trên. Một tham khảo là, năm nay chỉ tiêu tổng phương tiện thanh toán ở khoảng 15% - 16%, thế nhưng trong 4 tháng đầu năm mới chỉ tăng không đáng kể với 0,98%, thậm chí đến 21/4 còn giảm 0,72% so với tháng trước.