Mùa gặt ngoại tệ
Mùa gặt vàng hiếm thấy đang mở ra cho một hướng lựa chọn đầu tư đồng USD thời cao điểm vừa qua
Mùa gặt vàng hiếm thấy đang mở ra cho một hướng lựa chọn đầu tư đồng USD thời cao điểm vừa qua. Cơ hội đến từ sự toan tính, mạo hiểm và cả sự “tình cờ”…
Trên thị trường chứng khoán, thuật ngữ “bắt dao rơi” đã quá quen thuộc, nhất là trong sự khắc nghiệt kéo dài cả năm qua. Thuật ngữ này có vẻ như cũng đang xuất hiện trên thị trường ngoại hối trước những chuyển động mới.
Cuốn theo từng giờ
Tưởng chỉ ở đầu tư chứng khoán, hay đầu tư vàng qua tài khoản trước đây, mới có cảnh bám sàn không rời mắt. Nhưng trên thị trường ngoại hối những ngày qua, trạng thái canh chừng của người trong cuộc cũng không kém ráo riết.
Tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức biến động từng giờ. Mức thay đổi lớn có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày giao dịch. Người mua, người bán đều có thể phải trả giá cho sự sao nhãng.
Qua một đêm, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại đột ngột giảm tới 100 VND, thấp hơn mức trần cho phép và chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra nới rộng tới 60 VND. Con lăn bất ngờ lao dốc, một thái cực hoàn toàn khác so với kiểu nhúc nhắc bám trần theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng công bố mỗi ngày trước đó.
Ngày thứ hai liên tiếp, ngày thứ ba liên tiếp… và cho đến nay đã gần trọn một tuần con dốc sụt giá của USD so với VND được nối dài, và chưa rõ điểm dừng. 5 ngày, mức giảm đã là khoảng 1,2%, rút ngắn cả quãng đường tỷ giá USD/VND đi được sau hơn hai tháng kể từ ngày co biên độ và tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Trong ngày, một tin nhắn vừa gửi đi cũng có thể đã lạc hậu. Ngày 26/4, tưởng như đà điều chỉnh đã giảm tốc khi các ngân hàng niêm yết giá dao động quanh mốc 20.740 VND. Nhưng không, cuối ngày, lại thêm một cú rơi nữa, mốc 20.700 VND đứt gãy, tại Vietcombank chỉ còn 20.690 VND.
Phía sau những chuyển động đó là câu hỏi về nguyên do. Lý giải chung có ở cú hích chuyển đổi vốn USD sang VND trong dân cư từ sức ép của chính sách trần lãi suất huy động, chính sách kết hối, việc siết thị trường tự do… Nhưng với người nắm giữ USD thì chắc là không chỉ chung chung như vậy.
Với họ là cụ thể hơn. Nếu găm giữ, họ đang thấy giá trị quy đổi sang VND giảm đi nhiều lần trong ngày như vậy. Rộng hơn là tình thế tương tự của các nhà băng, nên mới có hiện tượng nhân viên ngân hàng chào mời doanh nghiệp mua ngoại tệ. Đó là thực tế đang diễn ra những ngày qua, xu hướng giảm đang thể hiện. Còn sắp tới, Ngân hàng Nhà nước thu hẹp tổng trại thái ngoại tệ nữa thì sao? Hay lại có đề xuất áp lãi suất huy động USD 0%/năm đối với tổ chức kinh tế?...
Ngược lại, những ngày này là mùa gặt vàng cho một hướng lựa chọn đầu tư đồng USD thời cao điểm vừa qua.
Lãi đơn, lãi kép
Cuối năm 2010 đầu 2011, thị trường chứng kiến những quyết định tăng lãi suất huy động USD dồn dập của một số ngân hàng thương mại. Cầu tín dụng ngoại tệ cao, năng lực huy động cần tăng cường để đáp ứng. Nhưng len lỏi trong diễn biến này là đường đi của một dòng vốn quy đổi.
Thời điểm đó, cán bộ ngoại hối của một chi nhánh ngân hàng tại Hà Nội tính toán rằng, huy động USD lãi suất chỉ 5,5%/năm, bán ra giá “hữu nghị” 21.000 VND, lấy vốn VND chuyển đổi đó cho vay cỡ 18%/năm. Chênh lệch lãi suất lớn tạo nên lợi nhuận lớn. Và tính toán tương đối cho thấy nếu tỷ giá trong kỳ tăng từ 13% trở lên so với thời điểm chuyển đổi mới có rủi ro. Nhưng việc tỷ giá tăng một bước mạnh như vậy trong kỳ chuyển đổi ngắn hạn là khó xẩy ra. Cán bộ này cho biết ngân hàng mình đã chọn hướng đầu tư này.
Và nay, tỷ giá liên tiếp lao dốc là mùa gặt vàng cho hoạt động gom mua USD giá thấp trả lại cho hợp đồng tiền gửi ngoại tệ đáo hạn. Giả sử, với mức mua vào 20.630 VND cuối ngày 26/4, so với mức bán ra “hữu nghị” 21.000 VND trước đó, hướng đầu tư này có thêm chênh lệch gần 1,8% nữa, cộng với chênh lệch lãi suất quy đổi, lãi đơn lãi kép.
Tương tự, hoạt động vay vốn bằng USD của các doanh nghiệp cuối năm 2010 và đầu 2011 cũng đang đón một mùa vàng “tình cờ”. Lãi vay USD thấp hơn VND, chuyển đổi sang VND để đưa vào sản xuất kinh doanh trước đó được tỷ giá cao, nay có thể mua vào với tỷ giá thấp để trả nợ.
Lãi đơn, lãi kép, lợi nhuận lớn của hướng đầu tư này đang mở ra qua xu hướng điều chỉnh tỷ giá hiện nay. Với giới đầu tư chứng khoán, con đường này không có gì lạ, hoạt động bán khống. Dĩ nhiên, đi cùng với đó là cơ sở của những tính toán, khả năng chấp nhận rủi ro với biến động của tỷ giá.
Và những ngày này, khái niệm “bắt dao rơi” có vẻ như đang xuất hiện trên thị trường ngoại hối, gắn với trạng thái của người canh mua USD trả nợ. Bởi mua hôm nay có thể bị “đắt” hơn ngày mai.
Trên thị trường chứng khoán, thuật ngữ “bắt dao rơi” đã quá quen thuộc, nhất là trong sự khắc nghiệt kéo dài cả năm qua. Thuật ngữ này có vẻ như cũng đang xuất hiện trên thị trường ngoại hối trước những chuyển động mới.
Cuốn theo từng giờ
Tưởng chỉ ở đầu tư chứng khoán, hay đầu tư vàng qua tài khoản trước đây, mới có cảnh bám sàn không rời mắt. Nhưng trên thị trường ngoại hối những ngày qua, trạng thái canh chừng của người trong cuộc cũng không kém ráo riết.
Tỷ giá USD/VND trên thị trường chính thức biến động từng giờ. Mức thay đổi lớn có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong ngày giao dịch. Người mua, người bán đều có thể phải trả giá cho sự sao nhãng.
Qua một đêm, giá USD bán ra của các ngân hàng thương mại đột ngột giảm tới 100 VND, thấp hơn mức trần cho phép và chênh lệch giữa giá mua vào - bán ra nới rộng tới 60 VND. Con lăn bất ngờ lao dốc, một thái cực hoàn toàn khác so với kiểu nhúc nhắc bám trần theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng công bố mỗi ngày trước đó.
Ngày thứ hai liên tiếp, ngày thứ ba liên tiếp… và cho đến nay đã gần trọn một tuần con dốc sụt giá của USD so với VND được nối dài, và chưa rõ điểm dừng. 5 ngày, mức giảm đã là khoảng 1,2%, rút ngắn cả quãng đường tỷ giá USD/VND đi được sau hơn hai tháng kể từ ngày co biên độ và tăng mạnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng.
Trong ngày, một tin nhắn vừa gửi đi cũng có thể đã lạc hậu. Ngày 26/4, tưởng như đà điều chỉnh đã giảm tốc khi các ngân hàng niêm yết giá dao động quanh mốc 20.740 VND. Nhưng không, cuối ngày, lại thêm một cú rơi nữa, mốc 20.700 VND đứt gãy, tại Vietcombank chỉ còn 20.690 VND.
Phía sau những chuyển động đó là câu hỏi về nguyên do. Lý giải chung có ở cú hích chuyển đổi vốn USD sang VND trong dân cư từ sức ép của chính sách trần lãi suất huy động, chính sách kết hối, việc siết thị trường tự do… Nhưng với người nắm giữ USD thì chắc là không chỉ chung chung như vậy.
Với họ là cụ thể hơn. Nếu găm giữ, họ đang thấy giá trị quy đổi sang VND giảm đi nhiều lần trong ngày như vậy. Rộng hơn là tình thế tương tự của các nhà băng, nên mới có hiện tượng nhân viên ngân hàng chào mời doanh nghiệp mua ngoại tệ. Đó là thực tế đang diễn ra những ngày qua, xu hướng giảm đang thể hiện. Còn sắp tới, Ngân hàng Nhà nước thu hẹp tổng trại thái ngoại tệ nữa thì sao? Hay lại có đề xuất áp lãi suất huy động USD 0%/năm đối với tổ chức kinh tế?...
Ngược lại, những ngày này là mùa gặt vàng cho một hướng lựa chọn đầu tư đồng USD thời cao điểm vừa qua.
Lãi đơn, lãi kép
Cuối năm 2010 đầu 2011, thị trường chứng kiến những quyết định tăng lãi suất huy động USD dồn dập của một số ngân hàng thương mại. Cầu tín dụng ngoại tệ cao, năng lực huy động cần tăng cường để đáp ứng. Nhưng len lỏi trong diễn biến này là đường đi của một dòng vốn quy đổi.
Thời điểm đó, cán bộ ngoại hối của một chi nhánh ngân hàng tại Hà Nội tính toán rằng, huy động USD lãi suất chỉ 5,5%/năm, bán ra giá “hữu nghị” 21.000 VND, lấy vốn VND chuyển đổi đó cho vay cỡ 18%/năm. Chênh lệch lãi suất lớn tạo nên lợi nhuận lớn. Và tính toán tương đối cho thấy nếu tỷ giá trong kỳ tăng từ 13% trở lên so với thời điểm chuyển đổi mới có rủi ro. Nhưng việc tỷ giá tăng một bước mạnh như vậy trong kỳ chuyển đổi ngắn hạn là khó xẩy ra. Cán bộ này cho biết ngân hàng mình đã chọn hướng đầu tư này.
Và nay, tỷ giá liên tiếp lao dốc là mùa gặt vàng cho hoạt động gom mua USD giá thấp trả lại cho hợp đồng tiền gửi ngoại tệ đáo hạn. Giả sử, với mức mua vào 20.630 VND cuối ngày 26/4, so với mức bán ra “hữu nghị” 21.000 VND trước đó, hướng đầu tư này có thêm chênh lệch gần 1,8% nữa, cộng với chênh lệch lãi suất quy đổi, lãi đơn lãi kép.
Tương tự, hoạt động vay vốn bằng USD của các doanh nghiệp cuối năm 2010 và đầu 2011 cũng đang đón một mùa vàng “tình cờ”. Lãi vay USD thấp hơn VND, chuyển đổi sang VND để đưa vào sản xuất kinh doanh trước đó được tỷ giá cao, nay có thể mua vào với tỷ giá thấp để trả nợ.
Lãi đơn, lãi kép, lợi nhuận lớn của hướng đầu tư này đang mở ra qua xu hướng điều chỉnh tỷ giá hiện nay. Với giới đầu tư chứng khoán, con đường này không có gì lạ, hoạt động bán khống. Dĩ nhiên, đi cùng với đó là cơ sở của những tính toán, khả năng chấp nhận rủi ro với biến động của tỷ giá.
Và những ngày này, khái niệm “bắt dao rơi” có vẻ như đang xuất hiện trên thị trường ngoại hối, gắn với trạng thái của người canh mua USD trả nợ. Bởi mua hôm nay có thể bị “đắt” hơn ngày mai.