Khánh thành cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á
Sáng nay (24/4), cầu Cần Thơ - cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á nối hai bờ sông Hậu đã chính thức khánh thành
Sáng nay (24/4), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức cắt băng khánh thành và tuyên bố thông xe cầu Cần Thơ - cây cầu dây văng lớn nhất Đông Nam Á, nối hai bờ sông Hậu.
Có chiều dài toàn tuyến là 15,85km, là tuyến đường tránh Quốc lộ 1A vượt sông Hậu Giang nằm trên địa phận tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, cầu Cần Thơ gồm cầu chính dài 1.010m, cầu dẫn phía Vĩnh Long 520m, cầu dẫn phía Cần Thơ 1.120m, mặt cầu rộng 26m. Cầu chính có kết cấu dây văng 2 mặt phẳng.
Dự án cầu Cần Thơ được chia làm 3 gói thầu, do liên danh Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng công ty Xây dựng Trung Quốc và một số nhà thầu liên danh Nhật Bản phối hợp thi công.
Tổng vốn đầu tư của dự án là 4.832 tỷ đồng (thời điểm tính toán xây dựng cầu) bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (khoảng 15%).
Phần cầu chính của cầu Cần Thơ có chiều rộng 23,1m, gồm bốn làn xe ô tô và 2 làn xe máy với tốc độ thiết kế 80 km/h, mỗi làn 3,5 m và hai lề bộ hành, mỗi lề 2,75m. Cầu có tĩnh không thông thuyền cao 39m, đảm bảo cho tàu có trọng tải 10.000 DWT qua lại.
Dự án cầu Cần Thơ được phát lệnh khởi công ngày 25/9/2004 và dự kiến đến cuối năm 2008 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, vào ngày 26/9/2007 toàn bộ hệ thống kết cấu đỡ tạm bị sập đổ làm cho dầm hộp bê tông của 2 nhịp dẫn đang thi công dở sập đổ theo.
Sự cố trên đã khiến dự án phải ngừng thi công một thời gian và đến ngày 12/10/2009 mới hợp long phần cầu chính, nối liền hai bờ sông Hậu.
Khi đi vào hoạt động, cầu Cần Thơ sẽ thay thế phà Cần Thơ, tạo điều kiện thuận tiện cho người tham gia giao thông từ Tp.HCM đi thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang.
Có chiều dài toàn tuyến là 15,85km, là tuyến đường tránh Quốc lộ 1A vượt sông Hậu Giang nằm trên địa phận tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ, cầu Cần Thơ gồm cầu chính dài 1.010m, cầu dẫn phía Vĩnh Long 520m, cầu dẫn phía Cần Thơ 1.120m, mặt cầu rộng 26m. Cầu chính có kết cấu dây văng 2 mặt phẳng.
Dự án cầu Cần Thơ được chia làm 3 gói thầu, do liên danh Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, Tổng công ty Xây dựng Trung Quốc và một số nhà thầu liên danh Nhật Bản phối hợp thi công.
Tổng vốn đầu tư của dự án là 4.832 tỷ đồng (thời điểm tính toán xây dựng cầu) bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam (khoảng 15%).
Phần cầu chính của cầu Cần Thơ có chiều rộng 23,1m, gồm bốn làn xe ô tô và 2 làn xe máy với tốc độ thiết kế 80 km/h, mỗi làn 3,5 m và hai lề bộ hành, mỗi lề 2,75m. Cầu có tĩnh không thông thuyền cao 39m, đảm bảo cho tàu có trọng tải 10.000 DWT qua lại.
Dự án cầu Cần Thơ được phát lệnh khởi công ngày 25/9/2004 và dự kiến đến cuối năm 2008 sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, vào ngày 26/9/2007 toàn bộ hệ thống kết cấu đỡ tạm bị sập đổ làm cho dầm hộp bê tông của 2 nhịp dẫn đang thi công dở sập đổ theo.
Sự cố trên đã khiến dự án phải ngừng thi công một thời gian và đến ngày 12/10/2009 mới hợp long phần cầu chính, nối liền hai bờ sông Hậu.
Khi đi vào hoạt động, cầu Cần Thơ sẽ thay thế phà Cần Thơ, tạo điều kiện thuận tiện cho người tham gia giao thông từ Tp.HCM đi thành phố Cần Thơ và các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang.