Khánh thành nhà máy container đầu tiên tại Việt Nam
Nhà máy có tổng diện tích ban đầu 150.000 m2, được xây dựng giai đoạn 1 với công suất thiết kế 45.000 TEUs/năm
Ngày 18/12/2007, tại cụm công nghiệp tàu thủy, xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, đã diễn ra lễ khánh thành và chính thức đưa nhà máy sản xuất container TGC vào hoạt động.
Đây là nhà máy sản xuất container hiện đại đầu tiên được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng container cho ngành vận tải ngày càng tăng cao tại Việt Nam.
Nhà máy sản xuất container Vinashin - TGC tại Hải Dương được khởi công xây dựng từ ngày 15/12/2005, với tổng số vốn đầu tư giai đoạn I trên 30 triệu USD, sử dụng dây chuyền công nghệ đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên. Nhà máy có tổng diện tích ban đầu 150.000 m2, được xây dựng giai đoạn 1 với công suất thiết kế 45.000 TEUs/năm, sản lượng xuất khẩu trên 80%. Khi đi vào sản xuất, nhà máy sẽ tạo được công ăn việc làm cho hơn 500 lao động.
Trong giai đoạn đầu hoạt động, nhà máy sẽ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm cơ bản như: 20 DV (Dry Van - container khô, kín chở các loại hàng phổ thông), 40 DV và 40 HC (High Cube - container cao), container văn phòng và một số các sản phẩm cơ khí khác.
Dự kiến trong giai đoạn 2, nhà máy sẽ nâng công suất từ 45.000 TEUs/năm lên 100.000 TEUs/năm, phát triển các dòng sản phẩm dựa trên dây chuyền sản xuất container khô như: container mở nóc (open-top), container gấp, container có cửa bên hông sử dụng cho ngành đường sắt (side-door), container phục vụ công nghiệp dầu khí và các loại đặc thù khác theo đơn đặt hàng.
Sự cần thiết của nhà máy container
Bà Nguyễn Hồng Anh, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Container Vinashin - TGC (VTC) cho biết: “Việc đưa nhà máy sản xuất container tại Hải Dương đi vào hoạt động đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực sản xuất cơ khí mang tầm vóc quốc tế của Vinashin nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Đây sẽ là bước khởi đầu giúp cho cho việc kinh doanh vận tải biển của Việt Nam thêm phát triển, giảm chi phí vận tải, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, thu hút hoạt động của các công ty thuê mua nước ngoài và khuyến khích sự phát triển của các công ty thuê mua trong nước, tăng thêm các dịch vụ kinh doanh khác trong vận tải biển, các công nghiệp phụ trợ đi kèm, đẩy nhanh sự phát triển của kinh tế Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại xã Lai Vu nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung khi đi vào sản xuất 3 ca.
Sản phẩm container ISO do VTC sản xuất là sản phẩm chất lượng cao được kiểm định bởi các hãng kiểm định quốc tế như: BV (Bureau Veritas), GL (Germanischer Lloyd), ABS (American Bureau of Shipping), LR (Lloyd’s Register of Shipping). Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu sang Đức, các chủ tầu trong nước và quốc tế hoạt động tại cảng biển của Việt Nam.
Hiện nay phát triển vận tải biển trên thế giới đang là vấn đề nóng do nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng cao. Với mục tiêu đến năm 2010 đưa đội tàu biển đạt 4,4 triệu tấn trọng tải, Việt Nam cần chú trọng phát triển đội tàu chuyên dụng đặc biệt là tàu container. Vào thời điểm đó, tổng nhu cầu sử dụng vỏ container ở thị trường Việt Nam sẽ vào khoảng 100.000 - 130.000 TUEs. Vì vậy, việc Việt Nam phải có nhà máy sản xuất container là cần thiết.
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tục tăng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chính vì vậy đã khuyến khích phát triển dịch vụ vận tải biển. Việc đầu tư sản xuất container trong nước là cần thiết sẽ góp phần giảm chi phí vận tải, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa đồng thời góp phần thu hút hoạt động của các tổ chức thuê mua container nước ngoài tại Việt Nam và khuyến khích sự phát triển của các tổ chức thuê mua container trong nước.
Hơn nữa, với vị trí địa lý hết sức thuận lợi, Việt Nam hoàn toàn có điều kiện để phát triển các cảnh biển quốc tế, làm đầu mối phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu cho cả khu vực, hoặc xây dựng các cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế cỡ lớn. Đến lúc đó, vai trò đầu mối xuất khẩu của Việt Nam rất vững chắc nhu cầu về container không thể thiếu.
Cần sự phối hợp từ nhiều phía
Với mục tiêu đưa đội tàu biển Việt Nam đạt 4,4 triệu tấn trọng tải, chú trọng phát triển đội tàu chuyên dụng, đặc biệt là tàu container, từ nay đến năm 2010, đội tàu container Việt Nam sẽ phải bổ sung khoảng 40.000 TEUs trọng tải tàu mới có thể đảm nhận 25% nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Khi đó, nhu cầu sử dụng vỏ container ở Việt Nam sẽ vào khoảng 100.000 - 135.000 TEUs.
Việc đưa các nhà máy sản xuất container của Công ty Container Vinashin TGC (VTC) vào hoạt động sẽ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm tàu container, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở Việt Nam, góp phần có hiệu quả cao vào chương trình cải thiện, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tạo động lực cùng phát triển cho các ngành kinh tế khác.
Tuy nhiên, muốn phát triển một cách bền vững và có hiệu quả ngành sản xuất cơ khí nói chung và sản xuất container nói riêng, bắt buộc Việt Nam phải phát triển ngành công nghiệp luyện kim đặc biệt là các nhà máy cán thép, sản xuất các loại thép tấm, cuộn.
Bà Nguyễn Hồng Anh cho biết: hiện nay Việt Nam vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc khi toàn bộ thị trường thép được thống lĩnh bởi một số tập đoàn thép lớn như Baosteel... Nếu chính sách về xuất khẩu của Trung Quốc thay đổi thì toàn bộ thị trường trong khu vực cũng bị thay đổi theo. Điều này dẫn tới Việt Nam phải gồng mình cạnh tranh với Trung Quốc, một nước đã có đầy đủ các yếu tố để phát triển công nghiệp cơ khí đặc biệt trong lĩnh vực đóng tàu và sản xuất container.
Mặc dù mới chỉ là một ngành công nghiệp vừa mới ra đời và bắt đầu đi vào sản xuất nhưng VTC đang tìm mọi biện pháp giảm chi phí bằng quản lý và điều hành tìm thêm các nhà cung cấp từ các nước khác có sức cạnh tranh, nội địa hóa sản phẩm và quan trọng hơn cả rất cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các cơ quan chức năng trong các chính sách về thuế nhập khẩu đối với container và linh kiện sản xuất container, một ngành sản xuất còn rất mới và cần phát triển ở Việt Nam.
Đây là nhà máy sản xuất container hiện đại đầu tiên được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng container cho ngành vận tải ngày càng tăng cao tại Việt Nam.
Nhà máy sản xuất container Vinashin - TGC tại Hải Dương được khởi công xây dựng từ ngày 15/12/2005, với tổng số vốn đầu tư giai đoạn I trên 30 triệu USD, sử dụng dây chuyền công nghệ đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên. Nhà máy có tổng diện tích ban đầu 150.000 m2, được xây dựng giai đoạn 1 với công suất thiết kế 45.000 TEUs/năm, sản lượng xuất khẩu trên 80%. Khi đi vào sản xuất, nhà máy sẽ tạo được công ăn việc làm cho hơn 500 lao động.
Trong giai đoạn đầu hoạt động, nhà máy sẽ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm cơ bản như: 20 DV (Dry Van - container khô, kín chở các loại hàng phổ thông), 40 DV và 40 HC (High Cube - container cao), container văn phòng và một số các sản phẩm cơ khí khác.
Dự kiến trong giai đoạn 2, nhà máy sẽ nâng công suất từ 45.000 TEUs/năm lên 100.000 TEUs/năm, phát triển các dòng sản phẩm dựa trên dây chuyền sản xuất container khô như: container mở nóc (open-top), container gấp, container có cửa bên hông sử dụng cho ngành đường sắt (side-door), container phục vụ công nghiệp dầu khí và các loại đặc thù khác theo đơn đặt hàng.
Sự cần thiết của nhà máy container
Bà Nguyễn Hồng Anh, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh Container Vinashin - TGC (VTC) cho biết: “Việc đưa nhà máy sản xuất container tại Hải Dương đi vào hoạt động đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực sản xuất cơ khí mang tầm vóc quốc tế của Vinashin nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Đây sẽ là bước khởi đầu giúp cho cho việc kinh doanh vận tải biển của Việt Nam thêm phát triển, giảm chi phí vận tải, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, thu hút hoạt động của các công ty thuê mua nước ngoài và khuyến khích sự phát triển của các công ty thuê mua trong nước, tăng thêm các dịch vụ kinh doanh khác trong vận tải biển, các công nghiệp phụ trợ đi kèm, đẩy nhanh sự phát triển của kinh tế Việt Nam, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại xã Lai Vu nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung khi đi vào sản xuất 3 ca.
Sản phẩm container ISO do VTC sản xuất là sản phẩm chất lượng cao được kiểm định bởi các hãng kiểm định quốc tế như: BV (Bureau Veritas), GL (Germanischer Lloyd), ABS (American Bureau of Shipping), LR (Lloyd’s Register of Shipping). Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu sang Đức, các chủ tầu trong nước và quốc tế hoạt động tại cảng biển của Việt Nam.
Hiện nay phát triển vận tải biển trên thế giới đang là vấn đề nóng do nhu cầu vận tải hàng hóa ngày càng cao. Với mục tiêu đến năm 2010 đưa đội tàu biển đạt 4,4 triệu tấn trọng tải, Việt Nam cần chú trọng phát triển đội tàu chuyên dụng đặc biệt là tàu container. Vào thời điểm đó, tổng nhu cầu sử dụng vỏ container ở thị trường Việt Nam sẽ vào khoảng 100.000 - 130.000 TUEs. Vì vậy, việc Việt Nam phải có nhà máy sản xuất container là cần thiết.
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tục tăng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, chính vì vậy đã khuyến khích phát triển dịch vụ vận tải biển. Việc đầu tư sản xuất container trong nước là cần thiết sẽ góp phần giảm chi phí vận tải, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa đồng thời góp phần thu hút hoạt động của các tổ chức thuê mua container nước ngoài tại Việt Nam và khuyến khích sự phát triển của các tổ chức thuê mua container trong nước.
Hơn nữa, với vị trí địa lý hết sức thuận lợi, Việt Nam hoàn toàn có điều kiện để phát triển các cảnh biển quốc tế, làm đầu mối phục vụ nhu cầu xuất nhập khẩu cho cả khu vực, hoặc xây dựng các cảng trung chuyển hàng hóa quốc tế cỡ lớn. Đến lúc đó, vai trò đầu mối xuất khẩu của Việt Nam rất vững chắc nhu cầu về container không thể thiếu.
Cần sự phối hợp từ nhiều phía
Với mục tiêu đưa đội tàu biển Việt Nam đạt 4,4 triệu tấn trọng tải, chú trọng phát triển đội tàu chuyên dụng, đặc biệt là tàu container, từ nay đến năm 2010, đội tàu container Việt Nam sẽ phải bổ sung khoảng 40.000 TEUs trọng tải tàu mới có thể đảm nhận 25% nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Khi đó, nhu cầu sử dụng vỏ container ở Việt Nam sẽ vào khoảng 100.000 - 135.000 TEUs.
Việc đưa các nhà máy sản xuất container của Công ty Container Vinashin TGC (VTC) vào hoạt động sẽ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm tàu container, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng ở Việt Nam, góp phần có hiệu quả cao vào chương trình cải thiện, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tạo động lực cùng phát triển cho các ngành kinh tế khác.
Tuy nhiên, muốn phát triển một cách bền vững và có hiệu quả ngành sản xuất cơ khí nói chung và sản xuất container nói riêng, bắt buộc Việt Nam phải phát triển ngành công nghiệp luyện kim đặc biệt là các nhà máy cán thép, sản xuất các loại thép tấm, cuộn.
Bà Nguyễn Hồng Anh cho biết: hiện nay Việt Nam vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào Trung Quốc khi toàn bộ thị trường thép được thống lĩnh bởi một số tập đoàn thép lớn như Baosteel... Nếu chính sách về xuất khẩu của Trung Quốc thay đổi thì toàn bộ thị trường trong khu vực cũng bị thay đổi theo. Điều này dẫn tới Việt Nam phải gồng mình cạnh tranh với Trung Quốc, một nước đã có đầy đủ các yếu tố để phát triển công nghiệp cơ khí đặc biệt trong lĩnh vực đóng tàu và sản xuất container.
Mặc dù mới chỉ là một ngành công nghiệp vừa mới ra đời và bắt đầu đi vào sản xuất nhưng VTC đang tìm mọi biện pháp giảm chi phí bằng quản lý và điều hành tìm thêm các nhà cung cấp từ các nước khác có sức cạnh tranh, nội địa hóa sản phẩm và quan trọng hơn cả rất cần sự hỗ trợ từ phía Chính phủ và các cơ quan chức năng trong các chính sách về thuế nhập khẩu đối với container và linh kiện sản xuất container, một ngành sản xuất còn rất mới và cần phát triển ở Việt Nam.