Khi doanh nghiệp FDI cho ăn “bánh vẽ”
Mong muốn thu hút được vốn, tiếp cận công nghệ cao và trình độ quản lý tiên tiến vấp phải thực tế phũ phàng
Con số 10 tỷ USD chênh lệch về vốn giải ngân của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tính đến cuối năm 2009, tùy thống kê trong nước và nước ngoài, từng được VnEconomy nêu, lâu nay vẫn được giải thích rằng do “vấn đề kỹ thuật”.
“Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chuyển tiền qua tài khoản, thiết bị máy móc qua đường nhập khẩu. Thế thì lượng vốn qua máy móc, thiết bị qua đường nhập khẩu các tổ chức nước ngoài phần lớn không thống kê được...”, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng giải thích như vậy.
Ở quan điểm của ông, cơ quan quản lý đầu tư trong nước “hơn” tổ chức nước ngoài ở chỗ ngoài nắm các số liệu về dòng tiền còn có thông tin về giá trị khai báo hải quan của thiết bị, máy móc, hay của giá trị thương quyền, phát minh sáng chế…
Nhưng, gắn với quá trình hoạt động sau cấp phép của nhà đầu tư nước ngoài, cơ quan thuế có những ví dụ sống động hơn nhiều để giải thích cho chênh lệch kể trên vì sao khó khớp.
Tại Đà Nẵng, Công ty TNHH Kad Industrial SA Việt Nam vẫn may gia công áo quần theo hợp đồng mà công ty mẹ ở Mỹ đã ký với các doanh nghiệp nước ngoài khác.
Dự án này đã tạo ra lỗ lũy kế gần 14,4 tỷ đồng mà nguyên nhân lỗ được xác định do giá gia công thấp hơn giá thành. Phân tích dữ liệu sổ sách, số lỗ chủ yếu hình thành do chi phí khấu hao máy móc, thiết bị trong giá thành sản phẩm gấp 1,5 lần kế hoạch.
Qua quá trình thanh tra thực tế, Cục Thuế Đà Nẵng xác định toàn bộ máy móc, thiết bị của nhà máy này được nhập khẩu từ một cơ sở sản xuất cũ ở Mỹ và được tính vào giá trị góp vốn của công ty mẹ.
Rất rõ ràng, năng suất máy móc, thiết bị không như kê khai của công ty, nhưng cơ quan thuế cũng khó làm rõ “nghi án” đơn giá gia công thấp hơn chi phí doanh nghiệp, vì không xác định được giá thị trường của số thiết bị góp vốn.
Đáng buồn hơn, Kad Industrial SA không phải là trường hợp cá biệt.
Theo Cục Thuế Tp.HCM, các thương hiệu lớn như Cocacola, thuốc lá B.A.T cũng nằm trong nhóm các doanh nghiệp sử dụng “thủ thuật” tăng chi phí đầu vào như thiết bị, nguyên liệu, bản quyền, quảng cáo, định mức tiêu hao… để giảm lợi nhuận và tránh thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhìn tổng thể thực trạng hoạt động khối doanh nghiệp FDI, Tổng cục Thuế trong một hội thảo gần đây còn cho biết, hiện tượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài kê khai lỗ như các trường hợp kể trên khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục trong 3 năm.
Điển hình là Bình Dương, số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 50,6% tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn, trong đó có tới 200 lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sở hữu. Còn tại Tp.HCM và Đồng Nai, tỷ lệ số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ lần lượt là 60% và 52,2%...
Tổng kết trong giai đoạn 5 năm từ 2006-2010, các hành vi chuyển giá điển hình tại Việt Nam thường diễn ra giữa các bên liên kết, trong đó ngoài hình thức chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình còn có các “mánh” chuyển giá qua chuyển giao tài sản vô hình, chuyển giao dịch vụ, chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh…
Riêng trong năm 2011, ngành thuế đã tổ chức thanh tra đã thực hiện thanh tra tại 921 doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng và truy thu thuế, phạt 1.669 tỷ đồng.
Với những dự án như trường hợp Kad Industrial SA, mong muốn thu hút được vốn, tiếp cận công nghệ cao và trình độ quản lý tiên tiến khi Việt Nam mở cửa ra thế giới đã là “ảo”, với ít nhất là 2/3 mục tiêu đầu.
“Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chuyển tiền qua tài khoản, thiết bị máy móc qua đường nhập khẩu. Thế thì lượng vốn qua máy móc, thiết bị qua đường nhập khẩu các tổ chức nước ngoài phần lớn không thống kê được...”, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Phan Hữu Thắng giải thích như vậy.
Ở quan điểm của ông, cơ quan quản lý đầu tư trong nước “hơn” tổ chức nước ngoài ở chỗ ngoài nắm các số liệu về dòng tiền còn có thông tin về giá trị khai báo hải quan của thiết bị, máy móc, hay của giá trị thương quyền, phát minh sáng chế…
Nhưng, gắn với quá trình hoạt động sau cấp phép của nhà đầu tư nước ngoài, cơ quan thuế có những ví dụ sống động hơn nhiều để giải thích cho chênh lệch kể trên vì sao khó khớp.
Tại Đà Nẵng, Công ty TNHH Kad Industrial SA Việt Nam vẫn may gia công áo quần theo hợp đồng mà công ty mẹ ở Mỹ đã ký với các doanh nghiệp nước ngoài khác.
Dự án này đã tạo ra lỗ lũy kế gần 14,4 tỷ đồng mà nguyên nhân lỗ được xác định do giá gia công thấp hơn giá thành. Phân tích dữ liệu sổ sách, số lỗ chủ yếu hình thành do chi phí khấu hao máy móc, thiết bị trong giá thành sản phẩm gấp 1,5 lần kế hoạch.
Qua quá trình thanh tra thực tế, Cục Thuế Đà Nẵng xác định toàn bộ máy móc, thiết bị của nhà máy này được nhập khẩu từ một cơ sở sản xuất cũ ở Mỹ và được tính vào giá trị góp vốn của công ty mẹ.
Rất rõ ràng, năng suất máy móc, thiết bị không như kê khai của công ty, nhưng cơ quan thuế cũng khó làm rõ “nghi án” đơn giá gia công thấp hơn chi phí doanh nghiệp, vì không xác định được giá thị trường của số thiết bị góp vốn.
Đáng buồn hơn, Kad Industrial SA không phải là trường hợp cá biệt.
Theo Cục Thuế Tp.HCM, các thương hiệu lớn như Cocacola, thuốc lá B.A.T cũng nằm trong nhóm các doanh nghiệp sử dụng “thủ thuật” tăng chi phí đầu vào như thiết bị, nguyên liệu, bản quyền, quảng cáo, định mức tiêu hao… để giảm lợi nhuận và tránh thuế thu nhập doanh nghiệp.
Nhìn tổng thể thực trạng hoạt động khối doanh nghiệp FDI, Tổng cục Thuế trong một hội thảo gần đây còn cho biết, hiện tượng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài kê khai lỗ như các trường hợp kể trên khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó nhiều doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục trong 3 năm.
Điển hình là Bình Dương, số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 50,6% tổng số doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn, trong đó có tới 200 lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sở hữu. Còn tại Tp.HCM và Đồng Nai, tỷ lệ số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ lần lượt là 60% và 52,2%...
Tổng kết trong giai đoạn 5 năm từ 2006-2010, các hành vi chuyển giá điển hình tại Việt Nam thường diễn ra giữa các bên liên kết, trong đó ngoài hình thức chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình còn có các “mánh” chuyển giá qua chuyển giao tài sản vô hình, chuyển giao dịch vụ, chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh…
Riêng trong năm 2011, ngành thuế đã tổ chức thanh tra đã thực hiện thanh tra tại 921 doanh nghiệp lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, xử lý giảm lỗ 6.617 tỷ đồng và truy thu thuế, phạt 1.669 tỷ đồng.
Với những dự án như trường hợp Kad Industrial SA, mong muốn thu hút được vốn, tiếp cận công nghệ cao và trình độ quản lý tiên tiến khi Việt Nam mở cửa ra thế giới đã là “ảo”, với ít nhất là 2/3 mục tiêu đầu.