Khi nhà băng vừa cho vay vừa run
Tìm được những địa chỉ năng động, hiệu quả để cho vay lúc này không dễ
Mấy tháng nay, một ngân hàng thương mại đang giải ngân cho Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn lãi suất chỉ 6,8%/năm. Ấy là còn cho vay ra được, “nài nỉ” được những khách hàng tốt. Còn có những trường hợp áp 0%/năm vẫn run huống hồ trên 15%/năm…
Tuần rồi, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), nói: “Vốn của ngân hàng cho nền kinh tế hiện nay là không thiếu”.
Không thiếu, nhưng có đẩy mạnh cho vay ra được hay không? Câu hỏi đang rất khó với các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, tại chỉ thị mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phấn đấu đạt tăng trưởng tín dụng ở mức 12% cả năm 2013.
Từ “phấn đấu” quá trừu tượng. Còn thực tế hoạt động cho vay đang gặp một (trong những) trở ngại rất rõ ràng.
Từ chuyện của Kông Chro…
Trong chuyến công tác Tây Nguyên mới đây, người viết tình cờ gặp một số cán bộ tín dụng địa bàn Kông Chro, với câu chuyện “vui”.
Chuyện rằng, địa bàn này đang trở nên hấp dẫn với dân tín dụng mới vào nghề mà có ý đồ. Bởi lẽ, chịu khó bám trụ ở đây vài năm sẽ có lý lịch “sáng hơn” để dễ tìm được vị trí tốt khi nhảy sang các ngân hàng cổ phần. Tức là, họ đã được từng trải, được lăn lộn (và có lẽ được nhiều kinh nghiệm) ở một trong những địa bàn khó nhất trên cả nước.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết: “Kông Chro là huyện có khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là nguồn nước khan hiếm và khí hậu khô khan”. Còn theo giới thiệu của dân tín dụng, đây là huyện nghèo nhất của tỉnh Gia Lai, chi ngân sách cả năm 57 tỷ đồng nhưng thu ngân sách chỉ được phần lẻ, mà làm ngân hàng thì phải có khả năng luôn căng mắt, căng tai…
Phải căng mắt, căng tai, bởi khuất một cái là có thể gặp rủi ro. Rủi ro tín dụng ở đây có nhiều dạng, có những dạng không nằm trong các thể lệ, càng không nằm trong văn bản pháp lý nào đó để có chuẩn mà xử lý.
Như chia sẻ của cán bộ tín dụng tại đây với VnEconomy, phần lớn khách hàng là người đồng bào dân tộc, có điểm chung là dễ “bắt chước” nhau. Nếu một người không trả nợ, những người khác biết đều có thể làm theo. Hay một người vay để nuôi bò nhưng lại tậu Honda, trong làng sẽ có người “cưỡi” Honda theo, còn chuồng thì vẫn không, nương thì vẫn trống.
Dù chỉ là những món vay nhỏ lẻ, nhưng nếu có nợ xấu kiểu đó phải làm sao? Các khoản vay có tài sản thế chấp là nhà đất, nhưng không thể bán nhà dân trong bản; là ruộng nương thì không dễ sang tên. Cái chính là nếu thu hồi hay hạn chế cho vay, họ làm gì để sống, hay lại lên rừng…
Theo chủ trương chung, đây chính là những đối tượng cần được hỗ trợ vốn để xóa đói giảm nghèo, cần sự tham gia của các ngân hàng thương mại. Không đẩy được tín dụng ra thì không thúc đẩy được chủ trương chính sách. Đẩy được ra, ngân hàng lại vướng nhiều bề và dường như họ còn đơn độc.
Kông Chro không phải là cá biệt. Cả nước có hàng trăm địa bàn và lĩnh vực, hàng trăm nghìn đối tượng cần hỗ trợ vốn, mong được gia tăng tín dụng để khắc phục khó khăn, nhưng lại có những hạn chế nội tại. Các ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp, dĩ nhiên họ khó dồn sức kiểu vừa cho vay vừa… run như vậy.
Cho nên, cứ cho tín dụng năm nay sẽ “phấn đấu” tăng trưởng được 12%, hay 12% là một thành tích, nhưng quan trọng hơn là làm sao tháo gỡ khó khăn cho những trường hợp như Kông Chro, hay cho hàng trăm nghìn đối tượng cần tiếp sức mà ngân hàng không dám “run” để đẩy mạnh.
…đến tật xấu của “chàng rể”
Có thể hy vọng ở một hướng khác. 12% tăng trưởng tín dụng được rót vào các địa chỉ năng động, hiệu quả, sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa cho cả nền kinh tế. Đám than nóng lên, dù không sưởi cạnh nhưng những trường hợp như Kông Chro có lẽ ít nhiều cũng được phả chút hơi ấm.
Nhưng tìm được những địa chỉ năng động, hiệu quả lúc này không dễ. Bởi mới rồi, lãnh đạo Bộ Tài chính đưa con số mà có lẽ giới ngân hàng nản: 69% doanh nghiệp trên toàn quốc làm ăn thua lỗ trong năm 2012, mà năm trước đó cũng đã có tới 71%.
Câu hỏi là, với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ngân hàng có dám tiếp vốn hay không?
Trả lời tham vấn của VnEconomy, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho rằng, thua lỗ không hẳn là yếu tố quyết định, mà mỗi khoản vay cần thỏa mãn ba câu hỏi: Anh vay để làm gì? Có hiệu quả không? Và quan trọng nhất là tôi có thu hồi được không? Cùng với đó là các điều kiện về sức khỏe của doanh nghiệp, chất lượng và giá trị tài sản thế chấp, dòng tiền trả nợ. Nếu điều kiện này yếu, điều kiện kia phải mạnh để có thể cân đối khả năng vay vốn, cũng như để định hình lãi suất.
“Doanh nghiệp thua lỗ không có nghĩa là họ thiếu các dự án sản xuất kinh doanh tốt, hay không có khả năng trả nợ. Nhưng nói gì thì nói, nhiều khách hàng thua lỗ thì ngân hàng cũng chờn, vì tiềm ẩn thêm rủi ro. Và cái đáng ngại hơn, ngân hàng “run” hơn khi cho vay là nếu khách hàng có tật xấu. Nếu bạn muốn, tôi sẽ kể một câu chuyện minh họa”, vị lãnh đạo trên cởi mở.
Chuyện rằng, nhà nọ kén rể, có chàng trai tìm đến, ông bố hỏi: “Trông anh có vẻ mạnh khỏe, nghiêm túc, nhưng anh có tật xấu nào không?”. “Dạ không. Cháu không rượu chè, không cờ bạc, không bao giờ làm chuyện gì xấu. Chỉ có mỗi một tật là hay nói dối thôi ạ”, chàng trai trả lời.
Ngụ ý của câu chuyện là mức độ chân thực phía sau mỗi hồ sơ vay vốn. Ở câu chuyện của Kông Chro, rủi ro là dễ nghe, dễ thấy, còn ở “chàng rể” nọ thì không dễ nắm bắt.
Vị lãnh đạo ngân hàng trên quan ngại, 69% doanh nghiệp thua lỗ đã đành, doanh nghiệp tốt và minh bạch thì không nói làm gì, nhưng thực tế vẫn tồn tại những thủ thuật để có thể biến tấu các báo cáo tài chính, biến lỗ thành lãi, nhất là khi nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quen với chế độ kiểm toán, chịu soát xét...
Vậy nên, ông cho rằng, hiện nay không nhất thiết phải có con số tăng trưởng tín dụng là bao nhiêu, ấn định “phấn đấu” bao nhiêu, mà nên xét thực chất ở nguồn lực có đến đúng địa chỉ không, chất lượng ra sao và có bị cuốn vào tật xấu của “chàng rể” nọ hay không để tránh những hệ lụy trong tương lai.
Tuần rồi, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng (Ngân hàng Nhà nước), nói: “Vốn của ngân hàng cho nền kinh tế hiện nay là không thiếu”.
Không thiếu, nhưng có đẩy mạnh cho vay ra được hay không? Câu hỏi đang rất khó với các ngân hàng thương mại. Trong khi đó, tại chỉ thị mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phấn đấu đạt tăng trưởng tín dụng ở mức 12% cả năm 2013.
Từ “phấn đấu” quá trừu tượng. Còn thực tế hoạt động cho vay đang gặp một (trong những) trở ngại rất rõ ràng.
Từ chuyện của Kông Chro…
Trong chuyến công tác Tây Nguyên mới đây, người viết tình cờ gặp một số cán bộ tín dụng địa bàn Kông Chro, với câu chuyện “vui”.
Chuyện rằng, địa bàn này đang trở nên hấp dẫn với dân tín dụng mới vào nghề mà có ý đồ. Bởi lẽ, chịu khó bám trụ ở đây vài năm sẽ có lý lịch “sáng hơn” để dễ tìm được vị trí tốt khi nhảy sang các ngân hàng cổ phần. Tức là, họ đã được từng trải, được lăn lộn (và có lẽ được nhiều kinh nghiệm) ở một trong những địa bàn khó nhất trên cả nước.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia viết: “Kông Chro là huyện có khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là nguồn nước khan hiếm và khí hậu khô khan”. Còn theo giới thiệu của dân tín dụng, đây là huyện nghèo nhất của tỉnh Gia Lai, chi ngân sách cả năm 57 tỷ đồng nhưng thu ngân sách chỉ được phần lẻ, mà làm ngân hàng thì phải có khả năng luôn căng mắt, căng tai…
Phải căng mắt, căng tai, bởi khuất một cái là có thể gặp rủi ro. Rủi ro tín dụng ở đây có nhiều dạng, có những dạng không nằm trong các thể lệ, càng không nằm trong văn bản pháp lý nào đó để có chuẩn mà xử lý.
Như chia sẻ của cán bộ tín dụng tại đây với VnEconomy, phần lớn khách hàng là người đồng bào dân tộc, có điểm chung là dễ “bắt chước” nhau. Nếu một người không trả nợ, những người khác biết đều có thể làm theo. Hay một người vay để nuôi bò nhưng lại tậu Honda, trong làng sẽ có người “cưỡi” Honda theo, còn chuồng thì vẫn không, nương thì vẫn trống.
Dù chỉ là những món vay nhỏ lẻ, nhưng nếu có nợ xấu kiểu đó phải làm sao? Các khoản vay có tài sản thế chấp là nhà đất, nhưng không thể bán nhà dân trong bản; là ruộng nương thì không dễ sang tên. Cái chính là nếu thu hồi hay hạn chế cho vay, họ làm gì để sống, hay lại lên rừng…
Theo chủ trương chung, đây chính là những đối tượng cần được hỗ trợ vốn để xóa đói giảm nghèo, cần sự tham gia của các ngân hàng thương mại. Không đẩy được tín dụng ra thì không thúc đẩy được chủ trương chính sách. Đẩy được ra, ngân hàng lại vướng nhiều bề và dường như họ còn đơn độc.
Kông Chro không phải là cá biệt. Cả nước có hàng trăm địa bàn và lĩnh vực, hàng trăm nghìn đối tượng cần hỗ trợ vốn, mong được gia tăng tín dụng để khắc phục khó khăn, nhưng lại có những hạn chế nội tại. Các ngân hàng thương mại cũng là doanh nghiệp, dĩ nhiên họ khó dồn sức kiểu vừa cho vay vừa… run như vậy.
Cho nên, cứ cho tín dụng năm nay sẽ “phấn đấu” tăng trưởng được 12%, hay 12% là một thành tích, nhưng quan trọng hơn là làm sao tháo gỡ khó khăn cho những trường hợp như Kông Chro, hay cho hàng trăm nghìn đối tượng cần tiếp sức mà ngân hàng không dám “run” để đẩy mạnh.
…đến tật xấu của “chàng rể”
Có thể hy vọng ở một hướng khác. 12% tăng trưởng tín dụng được rót vào các địa chỉ năng động, hiệu quả, sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa cho cả nền kinh tế. Đám than nóng lên, dù không sưởi cạnh nhưng những trường hợp như Kông Chro có lẽ ít nhiều cũng được phả chút hơi ấm.
Nhưng tìm được những địa chỉ năng động, hiệu quả lúc này không dễ. Bởi mới rồi, lãnh đạo Bộ Tài chính đưa con số mà có lẽ giới ngân hàng nản: 69% doanh nghiệp trên toàn quốc làm ăn thua lỗ trong năm 2012, mà năm trước đó cũng đã có tới 71%.
Câu hỏi là, với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, ngân hàng có dám tiếp vốn hay không?
Trả lời tham vấn của VnEconomy, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho rằng, thua lỗ không hẳn là yếu tố quyết định, mà mỗi khoản vay cần thỏa mãn ba câu hỏi: Anh vay để làm gì? Có hiệu quả không? Và quan trọng nhất là tôi có thu hồi được không? Cùng với đó là các điều kiện về sức khỏe của doanh nghiệp, chất lượng và giá trị tài sản thế chấp, dòng tiền trả nợ. Nếu điều kiện này yếu, điều kiện kia phải mạnh để có thể cân đối khả năng vay vốn, cũng như để định hình lãi suất.
“Doanh nghiệp thua lỗ không có nghĩa là họ thiếu các dự án sản xuất kinh doanh tốt, hay không có khả năng trả nợ. Nhưng nói gì thì nói, nhiều khách hàng thua lỗ thì ngân hàng cũng chờn, vì tiềm ẩn thêm rủi ro. Và cái đáng ngại hơn, ngân hàng “run” hơn khi cho vay là nếu khách hàng có tật xấu. Nếu bạn muốn, tôi sẽ kể một câu chuyện minh họa”, vị lãnh đạo trên cởi mở.
Chuyện rằng, nhà nọ kén rể, có chàng trai tìm đến, ông bố hỏi: “Trông anh có vẻ mạnh khỏe, nghiêm túc, nhưng anh có tật xấu nào không?”. “Dạ không. Cháu không rượu chè, không cờ bạc, không bao giờ làm chuyện gì xấu. Chỉ có mỗi một tật là hay nói dối thôi ạ”, chàng trai trả lời.
Ngụ ý của câu chuyện là mức độ chân thực phía sau mỗi hồ sơ vay vốn. Ở câu chuyện của Kông Chro, rủi ro là dễ nghe, dễ thấy, còn ở “chàng rể” nọ thì không dễ nắm bắt.
Vị lãnh đạo ngân hàng trên quan ngại, 69% doanh nghiệp thua lỗ đã đành, doanh nghiệp tốt và minh bạch thì không nói làm gì, nhưng thực tế vẫn tồn tại những thủ thuật để có thể biến tấu các báo cáo tài chính, biến lỗ thành lãi, nhất là khi nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quen với chế độ kiểm toán, chịu soát xét...
Vậy nên, ông cho rằng, hiện nay không nhất thiết phải có con số tăng trưởng tín dụng là bao nhiêu, ấn định “phấn đấu” bao nhiêu, mà nên xét thực chất ở nguồn lực có đến đúng địa chỉ không, chất lượng ra sao và có bị cuốn vào tật xấu của “chàng rể” nọ hay không để tránh những hệ lụy trong tương lai.