Khi vàng là công cụ phòng thân
Trên thế giới, có một loại đối tượng luôn thể hiện niềm khao khát mãnh liệt đối với vàng
Trên thế giới, có một loại đối tượng luôn thể hiện niềm khao khát mãnh liệt đối với vàng.
Đó là những người theo chủ nghĩa phòng thân (survivalism) - những người luôn lo xa và luôn đề phòng những trường hợp xấu.
Những mối lo ngại về triển vọng kinh tế, các cuộc xung đột vũ trang có thể kết thúc bằng bi kịch, cơn sốt đầu cơ trên thị trường dầu thô và viễn cảnh trái đất nóng lên đang khiến việc lên kế hoạch cho những kịch bản xấu trở nên thực tế hơn và không còn bị coi là hoang tưởng.
Tại Mỹ, xu hướng này dường như đang trở thành một thứ “mốt” thời thượng và không ít chuyên gia cho rằng, chủ nghĩa phòng thân tại nước này đang trải qua giai đoạn phát triển bùng nổ nhất kể từ cuối những năm 1970.
Chủ nghĩa phòng thân hồi sinh
Không chỉ ghi nhận sự lên ngôi của chủ nghĩa phòng thân, thập niên 1970 còn là thời kỳ gần đây nhất mà giá vàng tăng vọt, với mức kỷ lục 850 USD/oz vào tháng 1/1980. Sự xuất hiện đồng thời của hai xu hướng này - chủ nghĩa phòng thân và giá vàng tăng vọt - hoàn toàn không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Cả hai đều một phần là kết quả của việc quân đội Liên Xô tiến vào Afghanistan và những mối lo ngại về tình hình kinh tế. Năm 1979, lạm phát tăng vọt, giá nhiên liệu cao ngất ngưởng, lạm phát hối hả leo thang, trong khi những bất ổn chính trị toàn cầu luôn khiến loài người có cảm giác bất an.
Lúc này, thế giới đang ở thời điểm năm 2008. Lạm phát cũng đang tăng mạnh khắp thế giới, giá nhiên liệu liên tiếp lập kỷ lục, thất nghiệp đang là một chủ đề nóng, và bất ổn chính trị tiếp tục là một mối lo lớn của thế giới.
Điều này lý giải tại sao chủ nghĩa phòng thân đang hồi sinh mạnh mẽ tại nhiều nước, nhất là ở Mỹ. Và giá vàng sau một thời kỳ dài “im hơi lặng tiếng” trong suốt các thập niên 1980 và 1990, thậm chí tụt xuống ngưỡng 264 USD/oz vào năm 2000, nay lại vùn vụt tăng, vượt quá mức 1.030 USD/oz vào ngày 17/3 vừa qua.
Sự hồi sinh của chủ nghĩa phòng thân một phần xuất phát từ những người đã chứng kiến những thảm họa lớn như vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 hay cơn bão lịch sử Katrina. Họ đang áp dụng mọi biện pháp có thể để đảm bảo bản thân và gia đình sẽ ít nhất có đủ thức ăn và chỗ ở trong trường hợp kịch bản xấu nhất xảy đến.
Do đó, họ đang tích trữ các loại thức ăn dùng cho các trường hợp khẩn cấp, nước uống và thậm chí tích trữ cả những tấm pin mặt trời - những thứ mà không ít người Mỹ sống dưới thời Chiến tranh Lạnh đã tích trữ. Một số người cực đoan hơn thậm chí còn học cả cách tự nghiền ngũ cốc làm thức ăn.
Ý nghĩa kinh tế, chính trị của vàng
Những người chủ nghĩa phòng thân cực đoan nhất thường nghĩ tới kịch bản kinh tế Mỹ sụp đổ hoàn toàn và đồng USD không đáng giá bằng một tờ giấy. Nếu bị cho là quá bi quan, họ ngay lập tức sẽ bác lại bằng cách nhắc đến sự sụp đổ của đồng Peso của Argentina hồi năm 2002.
Không phải ai theo chủ nghĩa phòng thân ở Mỹ cũng lo ngại đồng USD đến một ngày nào đó trở nên vô giá trị, nhưng điều làm họ sợ là đồng tiền này đang mỗi ngày mất giá đi một ít. Do đó, kịch bản tồi tệ mà họ đề phòng không hẳn là một sự kiện duy nhất đặt dấu chấm hết cho mọi thứ - chẳng hạn như một vụ tấn công bom nguyên tử - mà là sự đi xuống từ từ nhưng không thể cản lại của hệ thống kinh tế.
Để chống lại nguy cơ này, những người lo xa mua vàng vì cho rằng vàng sẽ lưu giữ giá trị. Loài người bấy lâu nay vẫn luôn tin tưởng rằng, giữ một ít vàng có thể giúp họ mua được các loại hàng hóa khác cho dù giá cả có trở nên đắt đỏ đến đâu. Điều này có nghĩa là, vàng là một hàng rào bảo vệ họ khỏi lạm phát. Nhiều người cũng cho rằng, lạm phát có lẽ sẽ chẳng phải là chuyện gì ghê gớm nếu như Tổng thống Nixon quyết định chấm dứt chế độ bản vị vàng, theo đó ngừng chuyển đổi đồng USD sang vàng, vào năm 1971.
Lý do khiến ông Nixon đưa ra quyết định này là chi phí chiến tranh tại Việt Nam lên tới mức khổng lồ và sự tháo “neo” USD ra khỏi vàng cho phép chính phủ Mỹ dễ dàng in thêm tiền để chi cho cuộc chiến. Xét về phương diện này, vàng không chỉ là một hàng rào chống lạm phát, mà còn là một loại “phanh” có thể ghìm lại khả năng xảy ra chiến tranh hoặc khả năng leo thang của một cuộc chiến nếu chế độ bản vị vàng vẫn được duy trì.
”Hầm trú ẩn” dễ… sập
Tất cả những yếu tố này khiến vàng trở thành một kênh đầu tư dài hạn hấp dẫn. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, đầu cơ vàng là chuyện không hề đơn giản.
Các chuyên gia tư vấn vẫn thường khuyến nghị rằng, một khoản đầu tư vừa phải vào vàng sẽ giúp bảo vệ danh mục đầu tư của các nhà đầu tư. Vàng có thể di chuyển độc lập so với các tài sản khác và không giống như bất kỳ loại chứng khoán nào, vàng không chứa đựng nguy cơ rớt giá xuống “zero”. Mặt khác, nếu xét trong một thời kỳ thật dài - như 100 năm qua chẳng hạn - mức lãi mà vàng đem lại tương đương với tốc độ lạm phát.
Do vậy, miễn là nhà đầu tư không mua vàng với mục đích đầu cơ do những lo ngại về tình hình kinh tế, chính trị - kiểu đầu cơ đã khiến giá vàng tăng vọt vào năm 1980 - vàng nhìn chung được coi là một kênh đầu tư thận trọng.
Việc đầu tư một khoản nho nhỏ vào vàng để đề phòng lạm phát trong khoảng thời gian dài khác hẳn với việc dốc sạch vốn vào vàng. Những nhà đầu cơ mua vàng với giá đỉnh vào năm 1980 và bán vào mức đáy ở năm 2000 đã bị lỗ mất 70% số tiền bỏ ra. Trong khi đó, nếu đầu tư vào chứng khoán, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng tới 1.113% trong cùng thời kỳ. Do đó, vàng có thể là một “hầm trú ẩn” dễ… sập.
Đầu tư được hiểu theo một cách đơn giản là mua rẻ và bán đắt. Hiện giá vàng đã thiết lập mức kỷ lục mới, vậy liệu việc mua vàng với giá trên 900 USD/oz có phải là một việc làm sáng suốt? Câu trả lời ở đây thật rõ ràng: Chỉ khi nhà đầu tư cho rằng giá vàng sẽ còn tăng nữa nhờ hoạt động đầu cơ.
Trong khi nhu cầu đối với vàng biến động liên tục do tâm lý của giới đầu cơ, nguồn cung của kim loại quý này gần như là cố định. Nếu nhu cầu tăng, các công ty khai mỏ sẽ đổ đi tìm những mỏ vàng mới, nhưng chuyện tìm vàng không chỉ ngày một ngày hai mà thành. Do đó, giá vàng hầu như hoàn toàn do nhu cầu thị trường điều khiển, mà thực tế đã chứng minh, nhu cầu vàng có quan hệ mật thiết với những lo ngại về tình hình kinh tế và chính trị.
(Theo Fortune)
Đó là những người theo chủ nghĩa phòng thân (survivalism) - những người luôn lo xa và luôn đề phòng những trường hợp xấu.
Những mối lo ngại về triển vọng kinh tế, các cuộc xung đột vũ trang có thể kết thúc bằng bi kịch, cơn sốt đầu cơ trên thị trường dầu thô và viễn cảnh trái đất nóng lên đang khiến việc lên kế hoạch cho những kịch bản xấu trở nên thực tế hơn và không còn bị coi là hoang tưởng.
Tại Mỹ, xu hướng này dường như đang trở thành một thứ “mốt” thời thượng và không ít chuyên gia cho rằng, chủ nghĩa phòng thân tại nước này đang trải qua giai đoạn phát triển bùng nổ nhất kể từ cuối những năm 1970.
Chủ nghĩa phòng thân hồi sinh
Không chỉ ghi nhận sự lên ngôi của chủ nghĩa phòng thân, thập niên 1970 còn là thời kỳ gần đây nhất mà giá vàng tăng vọt, với mức kỷ lục 850 USD/oz vào tháng 1/1980. Sự xuất hiện đồng thời của hai xu hướng này - chủ nghĩa phòng thân và giá vàng tăng vọt - hoàn toàn không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Cả hai đều một phần là kết quả của việc quân đội Liên Xô tiến vào Afghanistan và những mối lo ngại về tình hình kinh tế. Năm 1979, lạm phát tăng vọt, giá nhiên liệu cao ngất ngưởng, lạm phát hối hả leo thang, trong khi những bất ổn chính trị toàn cầu luôn khiến loài người có cảm giác bất an.
Lúc này, thế giới đang ở thời điểm năm 2008. Lạm phát cũng đang tăng mạnh khắp thế giới, giá nhiên liệu liên tiếp lập kỷ lục, thất nghiệp đang là một chủ đề nóng, và bất ổn chính trị tiếp tục là một mối lo lớn của thế giới.
Điều này lý giải tại sao chủ nghĩa phòng thân đang hồi sinh mạnh mẽ tại nhiều nước, nhất là ở Mỹ. Và giá vàng sau một thời kỳ dài “im hơi lặng tiếng” trong suốt các thập niên 1980 và 1990, thậm chí tụt xuống ngưỡng 264 USD/oz vào năm 2000, nay lại vùn vụt tăng, vượt quá mức 1.030 USD/oz vào ngày 17/3 vừa qua.
Sự hồi sinh của chủ nghĩa phòng thân một phần xuất phát từ những người đã chứng kiến những thảm họa lớn như vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 hay cơn bão lịch sử Katrina. Họ đang áp dụng mọi biện pháp có thể để đảm bảo bản thân và gia đình sẽ ít nhất có đủ thức ăn và chỗ ở trong trường hợp kịch bản xấu nhất xảy đến.
Do đó, họ đang tích trữ các loại thức ăn dùng cho các trường hợp khẩn cấp, nước uống và thậm chí tích trữ cả những tấm pin mặt trời - những thứ mà không ít người Mỹ sống dưới thời Chiến tranh Lạnh đã tích trữ. Một số người cực đoan hơn thậm chí còn học cả cách tự nghiền ngũ cốc làm thức ăn.
Ý nghĩa kinh tế, chính trị của vàng
Những người chủ nghĩa phòng thân cực đoan nhất thường nghĩ tới kịch bản kinh tế Mỹ sụp đổ hoàn toàn và đồng USD không đáng giá bằng một tờ giấy. Nếu bị cho là quá bi quan, họ ngay lập tức sẽ bác lại bằng cách nhắc đến sự sụp đổ của đồng Peso của Argentina hồi năm 2002.
Không phải ai theo chủ nghĩa phòng thân ở Mỹ cũng lo ngại đồng USD đến một ngày nào đó trở nên vô giá trị, nhưng điều làm họ sợ là đồng tiền này đang mỗi ngày mất giá đi một ít. Do đó, kịch bản tồi tệ mà họ đề phòng không hẳn là một sự kiện duy nhất đặt dấu chấm hết cho mọi thứ - chẳng hạn như một vụ tấn công bom nguyên tử - mà là sự đi xuống từ từ nhưng không thể cản lại của hệ thống kinh tế.
Để chống lại nguy cơ này, những người lo xa mua vàng vì cho rằng vàng sẽ lưu giữ giá trị. Loài người bấy lâu nay vẫn luôn tin tưởng rằng, giữ một ít vàng có thể giúp họ mua được các loại hàng hóa khác cho dù giá cả có trở nên đắt đỏ đến đâu. Điều này có nghĩa là, vàng là một hàng rào bảo vệ họ khỏi lạm phát. Nhiều người cũng cho rằng, lạm phát có lẽ sẽ chẳng phải là chuyện gì ghê gớm nếu như Tổng thống Nixon quyết định chấm dứt chế độ bản vị vàng, theo đó ngừng chuyển đổi đồng USD sang vàng, vào năm 1971.
Lý do khiến ông Nixon đưa ra quyết định này là chi phí chiến tranh tại Việt Nam lên tới mức khổng lồ và sự tháo “neo” USD ra khỏi vàng cho phép chính phủ Mỹ dễ dàng in thêm tiền để chi cho cuộc chiến. Xét về phương diện này, vàng không chỉ là một hàng rào chống lạm phát, mà còn là một loại “phanh” có thể ghìm lại khả năng xảy ra chiến tranh hoặc khả năng leo thang của một cuộc chiến nếu chế độ bản vị vàng vẫn được duy trì.
”Hầm trú ẩn” dễ… sập
Tất cả những yếu tố này khiến vàng trở thành một kênh đầu tư dài hạn hấp dẫn. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, đầu cơ vàng là chuyện không hề đơn giản.
Các chuyên gia tư vấn vẫn thường khuyến nghị rằng, một khoản đầu tư vừa phải vào vàng sẽ giúp bảo vệ danh mục đầu tư của các nhà đầu tư. Vàng có thể di chuyển độc lập so với các tài sản khác và không giống như bất kỳ loại chứng khoán nào, vàng không chứa đựng nguy cơ rớt giá xuống “zero”. Mặt khác, nếu xét trong một thời kỳ thật dài - như 100 năm qua chẳng hạn - mức lãi mà vàng đem lại tương đương với tốc độ lạm phát.
Do vậy, miễn là nhà đầu tư không mua vàng với mục đích đầu cơ do những lo ngại về tình hình kinh tế, chính trị - kiểu đầu cơ đã khiến giá vàng tăng vọt vào năm 1980 - vàng nhìn chung được coi là một kênh đầu tư thận trọng.
Việc đầu tư một khoản nho nhỏ vào vàng để đề phòng lạm phát trong khoảng thời gian dài khác hẳn với việc dốc sạch vốn vào vàng. Những nhà đầu cơ mua vàng với giá đỉnh vào năm 1980 và bán vào mức đáy ở năm 2000 đã bị lỗ mất 70% số tiền bỏ ra. Trong khi đó, nếu đầu tư vào chứng khoán, chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng tới 1.113% trong cùng thời kỳ. Do đó, vàng có thể là một “hầm trú ẩn” dễ… sập.
Đầu tư được hiểu theo một cách đơn giản là mua rẻ và bán đắt. Hiện giá vàng đã thiết lập mức kỷ lục mới, vậy liệu việc mua vàng với giá trên 900 USD/oz có phải là một việc làm sáng suốt? Câu trả lời ở đây thật rõ ràng: Chỉ khi nhà đầu tư cho rằng giá vàng sẽ còn tăng nữa nhờ hoạt động đầu cơ.
Trong khi nhu cầu đối với vàng biến động liên tục do tâm lý của giới đầu cơ, nguồn cung của kim loại quý này gần như là cố định. Nếu nhu cầu tăng, các công ty khai mỏ sẽ đổ đi tìm những mỏ vàng mới, nhưng chuyện tìm vàng không chỉ ngày một ngày hai mà thành. Do đó, giá vàng hầu như hoàn toàn do nhu cầu thị trường điều khiển, mà thực tế đã chứng minh, nhu cầu vàng có quan hệ mật thiết với những lo ngại về tình hình kinh tế và chính trị.
(Theo Fortune)