Khó luật hoá quy định nổ súng
“Anh em khi thì mạnh tay, khi thì bó tay, khi cần nổ súng lại không nổ súng”
“Báo chí và người dân trong thời gian qua phản ánh rất nhiều, có những cá nhân lạm dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Thực tế cũng có trường hợp bị xử lý nhưng báo cáo không đề cập đến”.
Đây là phát biểu của Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga chiều 16/9, khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Tán thành, nhưng...
Tán thành sự cần thiết ban hành luật, Uỷ ban Quốc phòng - An ninh nhấn mạnh, Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ hiện hành có nhiều nội dung hạn chế quyền cơ bản của công dân. Như, quy định cấm cá nhân sở hữu vũ khí (hạn chế quyền sở hữu), quy định sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ (liên quan trực tiếp đến quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân). Còn quy định về nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ đã hạn chế quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
Liên quan đến đối tượng được trang bị vũ khí, công cụ, hỗ trợ, loại vũ khí quân dụng được trang bị, đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra tán thành như Chính phủ trình. Các quy định này được xây dựng kế thừa pháp lệnh hiện hành và đang thực hiện ổn định.
Quy định nổ súng tại dự thảo luật được đa số ý kiến của cơ quan thẩm tra tán thành. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, quy định nổ súng như dự thảo luật chưa cụ thể, còn chung chung khó vận dụng trong thực tiễn. Một số trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ không thể nhận biết.
Không yên tâm với quy định nổ súng tại dự thảo luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đặt vấn đề: thời gian qua có hay không việc lạm dụng công cụ hỗ trợ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân?
Trung tướng Nguyễn Công Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) nhấn mạnh, các trường hợp nổ súng rất khó quy định cụ thể trong luật, vì trong chiến đấu vì an ninh quốc gia rất “muôn hình vạn trạng”. Cho nên không thể quy định hết được.
Nhưng cũng theo ông, “hạn chế trong thời gian qua là quy định chưa rõ, nên có trường hợp trong khi thi hành công vụ, anh em khi thì mạnh tay, khi thì bó tay, khi cần nổ súng lại không nổ súng, khi không cần thiết lại nổ súng”.
Đã tổng kết chưa?
Tuy vậy, Chủ nhiệm Nga vẫn băn khoăn, 4 năm qua thực tế sử dụng vũ khí có vấn đề gì không? Đã tổng kết chưa? Chưa tổng kết thì làm sao quy định được trong luật?
Bộ luật Hình sự quy định, được nổ súng trong trường hợp phòng vệ chính đáng đối với người đang có hành vi xâm phạm, nhưng dự thảo luật này lại quy định nổ súng trong trường hợp đe dọa đến tính mạng và sức khỏe. Vậy hai việc này có khác nhau không, bà đặt câu hỏi.
Về quy định cấm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng quy định còn dễ bị lợi dụng, khi nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, nhưng lại trừ vũ khí thô sơ được “gia truyền” theo phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc.
“Đồng bào dân tộc Mông, thanh niên nam khi trưởng thành thì đã tự chế trang bị vũ khí thô sơ. Theo tôi thì nên bỏ quy định này”, ông Chiến góp ý.
* Từ năm 2012 đến nay, công an các đơn vị, địa phương đã trang bị 337.439 loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định; cấp 321.609 giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các cơ quan chức năng đã phát hiện, điều tra, bắt giữ 7.650 vụ, 6.116 đối tượng; truy tố 2.964 vụ, xét xử 1.920 vụ; xử phạt vi phạm hành chính 2.603 trường hợp; thu giữ 1.897 khẩu súng các loại, 22.264 kg thuốc nổ, 100.969 kíp nổ...
Đây là phát biểu của Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga chiều 16/9, khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Tán thành, nhưng...
Tán thành sự cần thiết ban hành luật, Uỷ ban Quốc phòng - An ninh nhấn mạnh, Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ hiện hành có nhiều nội dung hạn chế quyền cơ bản của công dân. Như, quy định cấm cá nhân sở hữu vũ khí (hạn chế quyền sở hữu), quy định sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ (liên quan trực tiếp đến quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân). Còn quy định về nghiên cứu, sản xuất, chế tạo, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ đã hạn chế quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân.
Liên quan đến đối tượng được trang bị vũ khí, công cụ, hỗ trợ, loại vũ khí quân dụng được trang bị, đa số ý kiến tại cơ quan thẩm tra tán thành như Chính phủ trình. Các quy định này được xây dựng kế thừa pháp lệnh hiện hành và đang thực hiện ổn định.
Quy định nổ súng tại dự thảo luật được đa số ý kiến của cơ quan thẩm tra tán thành. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, quy định nổ súng như dự thảo luật chưa cụ thể, còn chung chung khó vận dụng trong thực tiễn. Một số trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ không thể nhận biết.
Không yên tâm với quy định nổ súng tại dự thảo luật, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đặt vấn đề: thời gian qua có hay không việc lạm dụng công cụ hỗ trợ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân?
Trung tướng Nguyễn Công Sơn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) nhấn mạnh, các trường hợp nổ súng rất khó quy định cụ thể trong luật, vì trong chiến đấu vì an ninh quốc gia rất “muôn hình vạn trạng”. Cho nên không thể quy định hết được.
Nhưng cũng theo ông, “hạn chế trong thời gian qua là quy định chưa rõ, nên có trường hợp trong khi thi hành công vụ, anh em khi thì mạnh tay, khi thì bó tay, khi cần nổ súng lại không nổ súng, khi không cần thiết lại nổ súng”.
Đã tổng kết chưa?
Tuy vậy, Chủ nhiệm Nga vẫn băn khoăn, 4 năm qua thực tế sử dụng vũ khí có vấn đề gì không? Đã tổng kết chưa? Chưa tổng kết thì làm sao quy định được trong luật?
Bộ luật Hình sự quy định, được nổ súng trong trường hợp phòng vệ chính đáng đối với người đang có hành vi xâm phạm, nhưng dự thảo luật này lại quy định nổ súng trong trường hợp đe dọa đến tính mạng và sức khỏe. Vậy hai việc này có khác nhau không, bà đặt câu hỏi.
Về quy định cấm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng quy định còn dễ bị lợi dụng, khi nghiêm cấm cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, nhưng lại trừ vũ khí thô sơ được “gia truyền” theo phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc.
“Đồng bào dân tộc Mông, thanh niên nam khi trưởng thành thì đã tự chế trang bị vũ khí thô sơ. Theo tôi thì nên bỏ quy định này”, ông Chiến góp ý.
* Từ năm 2012 đến nay, công an các đơn vị, địa phương đã trang bị 337.439 loại vũ khí, công cụ hỗ trợ cho các đối tượng theo quy định; cấp 321.609 giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; các cơ quan chức năng đã phát hiện, điều tra, bắt giữ 7.650 vụ, 6.116 đối tượng; truy tố 2.964 vụ, xét xử 1.920 vụ; xử phạt vi phạm hành chính 2.603 trường hợp; thu giữ 1.897 khẩu súng các loại, 22.264 kg thuốc nổ, 100.969 kíp nổ...