Không đồng ý ưu đãi thuế cho công ty xử lý nợ xấu
Ủy ban Tài chính - Ngân sách không đồng ý với đề nghị ưu đãi thuế cho VAMC theo đề nghị của Chính phủ
Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tại phiên họp toàn thể ngày 24/4 đã không đồng ý với đề nghị ưu đãi thuế cho Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC) theo đề nghị của Chính phủ.
Đây cũng là quan điểm của cơ quan này khi Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hôm 16/4 vừa qua. Trong đó có đề nghị: “Tài sản đảm bảo của khoản nợ mua vào, bán ra của VAMC, do Chính phủ thành lập, thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi đó tán thành với nhiều ý kiến trong Thường trực Ủy ban là quy định này nên được xem xét tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.
Tại dự thảo luật này được Ủy ban Tài chính – Ngân sách thẩm tra ngày 24/4, Chính phủ đề nghị bổ sung quy định dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng, bán nợ, kinh doanh ngoại tệ và “tài sản đảm bảo của khoản nợ bán ra của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam” vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Theo tờ trình của Chính phủ, trước bối cảnh phát sinh và tồn tại nhiều khoản nợ xấu trong nền kinh tế, Bộ Chính trị đã phê duyệt đề án thành lập VAMC để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Các khoản nợ xấu được VAMC tập trung xử lý là nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai dưới các hình thức như cấp tín dụng, mua bán trái phiếu doanh nghiệp, công cụ nợ. Khi thành lập, VAMC sẽ là công cụ của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nợ xấu.
Vì vậy, để góp phần thực hiện mục tiêu giảm nợ xấu, tạo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng tiến tới lành mạnh hóa các hoạt động kinh tế, Chính phủ đã trình Quốc hội ưu đãi thuế cho VAMC như đã nói trên.
Cũng theo tờ trình, để đảm bảo tính minh bạch của chính sách, Chính phủ trình Quốc hội bổ sung quy định chi tiết về dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán, chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật liên quan.
Nhiều ý kiến tại cơ quan thẩm tra không tán thành bổ sung VAMC vào đối tượng không chịu thuế, vì tổ chức này hiện chưa được thành lập. Do đó, việc ban hành quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của một tổ chức chưa được thành lập, chưa rõ về bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực, hình thức tổ chức hoạt động… là chưa hợp lý.
Theo chương trình dự kiến, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5 khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014.
Một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án luật này sẽ còn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 18 sẽ diễn ra từ 14 – 17/5.
Đây cũng là quan điểm của cơ quan này khi Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hôm 16/4 vừa qua. Trong đó có đề nghị: “Tài sản đảm bảo của khoản nợ mua vào, bán ra của VAMC, do Chính phủ thành lập, thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng”.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi đó tán thành với nhiều ý kiến trong Thường trực Ủy ban là quy định này nên được xem xét tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5.
Tại dự thảo luật này được Ủy ban Tài chính – Ngân sách thẩm tra ngày 24/4, Chính phủ đề nghị bổ sung quy định dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng, bán nợ, kinh doanh ngoại tệ và “tài sản đảm bảo của khoản nợ bán ra của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam” vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Theo tờ trình của Chính phủ, trước bối cảnh phát sinh và tồn tại nhiều khoản nợ xấu trong nền kinh tế, Bộ Chính trị đã phê duyệt đề án thành lập VAMC để xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Các khoản nợ xấu được VAMC tập trung xử lý là nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng bất động sản và bất động sản hình thành trong tương lai dưới các hình thức như cấp tín dụng, mua bán trái phiếu doanh nghiệp, công cụ nợ. Khi thành lập, VAMC sẽ là công cụ của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nợ xấu.
Vì vậy, để góp phần thực hiện mục tiêu giảm nợ xấu, tạo tính thanh khoản cho các tổ chức tín dụng tiến tới lành mạnh hóa các hoạt động kinh tế, Chính phủ đã trình Quốc hội ưu đãi thuế cho VAMC như đã nói trên.
Cũng theo tờ trình, để đảm bảo tính minh bạch của chính sách, Chính phủ trình Quốc hội bổ sung quy định chi tiết về dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán, chuyển nhượng vốn theo quy định của pháp luật liên quan.
Nhiều ý kiến tại cơ quan thẩm tra không tán thành bổ sung VAMC vào đối tượng không chịu thuế, vì tổ chức này hiện chưa được thành lập. Do đó, việc ban hành quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của một tổ chức chưa được thành lập, chưa rõ về bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực, hình thức tổ chức hoạt động… là chưa hợp lý.
Theo chương trình dự kiến, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5 khai mạc vào ngày 20/5 tới đây, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014.
Một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án luật này sẽ còn được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 18 sẽ diễn ra từ 14 – 17/5.