Vẫn chưa thể lập công ty xử lý nợ xấu
Đề án lập công ty quản lý tài sản (AMC) "chưa tạo được niềm tin đối với ngay bản thân các thành viên Chính phủ"
Phiên họp tháng 3 vừa rồi, Chính phủ có bàn về đề án thành lập công ty quản lý tài sản (AMC) của Ngân hàng Nhà nước, nhưng có một số điểm chưa được làm rõ nên chưa thể thông qua. Thông tin này được Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối ngày 29/3.
Theo người phát ngôn Chính phủ, đây là một trong những công cụ, biện pháp góp phần giải quyết nhanh giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, vì đây là một chế định đặc biệt nên Chính phủ phải dành hẳn một mục để bàn về vấn đề này.
Qua quá trình thảo luận, Chính phủ thống nhất chưa thể thông qua nghị định tạo cơ chế cho AMC mà tiếp tục giao cho các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư làm việc cụ thể lại với Ngân hàng Nhà nước để làm rõ thêm một số vấn đề.
“Đề án này mặc dù đã được Bộ Chính trị thông qua về nguyên tắc, song còn nhiều quy định cụ thể vẫn chưa tạo được niềm tin đối với ngay bản thân các thành viên Chính phủ, rằng khi đề án này được phê duyệt, công ty này ra đời thì nợ xấu của doanh nghiệp có được giải quyết không”, Bộ trưởng Đam cho hay.
Bên cạnh đó, mặc dù là đề án giải quyết nợ xấu nhưng đến thời điểm này vẫn chủ yếu là ở mức xử lý nợ giữa các ngân hàng với nhau, nhưng điều mà xã hội quan tâm là tác động của nó tới nợ giữa doanh nghiệp và ngân hàng như thế nào. Do đó, các cơ quan, bộ ngành phải tiếp tục nghiên cứu và làm việc cụ thể hơn để công ty sớm ra đời, góp phần xử lý nợ.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng lưu ý, không phải chờ đến lúc công ty này ra đời thì nợ xấu mới được xử lý mà hiện vẫn đang được xử lý. Chính phủ cũng khẳng định không phải công ty này sẽ giải quyết được dứt điểm nợ xấu, mà chỉ xử lý nợ đối với những doanh nghiệp có điều kiện nhất định.
Về thời hạn dự kiến thành lập AMC, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong phiên họp tháng 4 tới Chính phủ sẽ tiếp tục bàn về đề án này, nên ít nhất là từ nay đến cuối tháng 4/2013 vẫn chưa thể ra được nghị định về công ty.
Trước đó, tại một hội nghị ngành ngân hàng ngày 20/3 ở Đà Nẵng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, rất có thể, trước ngày 23/3/2013, Chính phủ sẽ ký quyết định phê duyệt đề án xử lý nợ xấu và ban hành nghị định về việc thành lập công ty quản lý tài sản quốc gia.
Được biết, đề án thành lập công ty quản lý tài sản (AMC) do Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự kiến sẽ có quy mô vốn điều lệ là 500 tỷ đồng, với 100% vốn Nhà nước, là một tổ chức tài chính đặc thù, trực thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Nguồn vốn chủ yếu của AMC dùng để mua nợ xấu các tổ chức tín dụng là qua phát hành trái phiếu. Loại trái phiếu đặc biệt này trở thành tài sản của các tổ chức tín dụng, được dùng để cầm cố vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước khi có nhu cầu. Hiện cơ cấu quy mô, kỳ hạn, cơ chế xác định lãi suất… của trái phiếu chưa có thông tin cụ thể.
Khi đi vào hoạt động, AMC được kỳ vọng có thể tham gia xử lý được khoảng 50% nợ xấu của hệ thống hiện nay. Trên cơ sở dữ liệu cập nhật gần đây, quy mô đó ước khoảng gần 100.000 tỷ đồng.
Theo người phát ngôn Chính phủ, đây là một trong những công cụ, biện pháp góp phần giải quyết nhanh giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, vì đây là một chế định đặc biệt nên Chính phủ phải dành hẳn một mục để bàn về vấn đề này.
Qua quá trình thảo luận, Chính phủ thống nhất chưa thể thông qua nghị định tạo cơ chế cho AMC mà tiếp tục giao cho các bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư làm việc cụ thể lại với Ngân hàng Nhà nước để làm rõ thêm một số vấn đề.
“Đề án này mặc dù đã được Bộ Chính trị thông qua về nguyên tắc, song còn nhiều quy định cụ thể vẫn chưa tạo được niềm tin đối với ngay bản thân các thành viên Chính phủ, rằng khi đề án này được phê duyệt, công ty này ra đời thì nợ xấu của doanh nghiệp có được giải quyết không”, Bộ trưởng Đam cho hay.
Bên cạnh đó, mặc dù là đề án giải quyết nợ xấu nhưng đến thời điểm này vẫn chủ yếu là ở mức xử lý nợ giữa các ngân hàng với nhau, nhưng điều mà xã hội quan tâm là tác động của nó tới nợ giữa doanh nghiệp và ngân hàng như thế nào. Do đó, các cơ quan, bộ ngành phải tiếp tục nghiên cứu và làm việc cụ thể hơn để công ty sớm ra đời, góp phần xử lý nợ.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam cũng lưu ý, không phải chờ đến lúc công ty này ra đời thì nợ xấu mới được xử lý mà hiện vẫn đang được xử lý. Chính phủ cũng khẳng định không phải công ty này sẽ giải quyết được dứt điểm nợ xấu, mà chỉ xử lý nợ đối với những doanh nghiệp có điều kiện nhất định.
Về thời hạn dự kiến thành lập AMC, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết, trong phiên họp tháng 4 tới Chính phủ sẽ tiếp tục bàn về đề án này, nên ít nhất là từ nay đến cuối tháng 4/2013 vẫn chưa thể ra được nghị định về công ty.
Trước đó, tại một hội nghị ngành ngân hàng ngày 20/3 ở Đà Nẵng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, rất có thể, trước ngày 23/3/2013, Chính phủ sẽ ký quyết định phê duyệt đề án xử lý nợ xấu và ban hành nghị định về việc thành lập công ty quản lý tài sản quốc gia.
Được biết, đề án thành lập công ty quản lý tài sản (AMC) do Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự kiến sẽ có quy mô vốn điều lệ là 500 tỷ đồng, với 100% vốn Nhà nước, là một tổ chức tài chính đặc thù, trực thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Nguồn vốn chủ yếu của AMC dùng để mua nợ xấu các tổ chức tín dụng là qua phát hành trái phiếu. Loại trái phiếu đặc biệt này trở thành tài sản của các tổ chức tín dụng, được dùng để cầm cố vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước khi có nhu cầu. Hiện cơ cấu quy mô, kỳ hạn, cơ chế xác định lãi suất… của trái phiếu chưa có thông tin cụ thể.
Khi đi vào hoạt động, AMC được kỳ vọng có thể tham gia xử lý được khoảng 50% nợ xấu của hệ thống hiện nay. Trên cơ sở dữ liệu cập nhật gần đây, quy mô đó ước khoảng gần 100.000 tỷ đồng.