Không đủ vốn pháp định, ngân hàng sẽ mất tư cách pháp nhân
Tổ chức tín dụng sẽ bị chấm dứt tư cách pháp nhân, nếu không có phương án đảm bảo mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết
Tổ chức tín dụng sẽ bị chấm dứt tư cách pháp nhân, nếu không có phương án đảm bảo mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết.
Để đảm bảo các tổ chức tín dụng thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo đúng quy định tại Nghị định 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, ngày 10/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 3417/NHNN-TTGSNH yêu cầu tổ chức tín dụng có mức vốn điều lệ trong năm 2010 chưa đảm bảo mức vốn pháp định theo nghị định nêu trên triển khai một số công việc có liên quan.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu chậm nhất ngày 30/6/2010 tổ chức tín dụng phải trình Ngân hàng Nhà nước hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn (đảm bảo mức vốn pháp định tại Nghị định 141) theo quy định hiện hành.
Sau thời điểm trên, trường hợp tổ chức tín dụng không trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc tăng vốn điều lệ, cơ quan này tạm thời không xem xét đề nghị mở rộng mạng lưới (công ty trực thuộc, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, ATM, điểm giao dịch) hoặc bổ sung nội dung hoạt động của tổ chức tín dụng.
Đối với các tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ đảm bảo mức vốn pháp định tại Nghị định 141, định kỳ ngày mùng 5 hàng tháng, tổ chức tín dụng có văn bản báo cáo việc thực hiện tăng vốn điều lệ về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với tổ chức tín dụng cổ phần) hoặc cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (đối với tổ chức tín dụng không phải cổ phần), trong đó nêu rõ những khó khăn, vướng mắc (nếu có).
Đặc biệt, đối với các tổ chức tín dụng không trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ hoặc không được chấp thuận tăng vốn điều lệ để đảm bảo mức vốn pháp định tại Nghị định 141, chậm nhất ngày 30/9/2010, tổ chức tín dụng phải có phương án chấm dứt tư cách pháp nhân của mình theo luật định (bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại, tự giải thể…) trình Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với tổ chức tín dụng cổ phần) hoặc cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (đối với tổ chức tín dụng không phải cổ phần).
Cũng trong ngày 10/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 3418/NHNN-TTGSNH yêu cầu giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm đôn đốc, giám sát các tổ chức tín dụng cổ phần trên địa bàn thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo đúng chỉ đạo của Thống đốc tại văn bản số 3417/NHNN-TTGSNH ngày 10/5/2010.
Đối với các tổ chức tín dụng cổ phần đã được Thống đốc chấp thuận tăng vốn điều lệ, căn cứ báo cáo của các tổ chức tín dụng cổ phần, định kỳ ngày mùng 10 hàng tháng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tổng hợp, có văn bản báo cáo Thống đốc về tình hình tăng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng cổ phần trên địa bàn, trong đó nêu rõ những khó khăn, vướng mắc (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp đối với từng trường hợp.
Đối với các tổ chức tín dụng không trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ hoặc không được chấp thuận tăng vốn điều lệ, trên cơ sở phương án chấm dứt tư cách pháp nhân của tổ chức tín dụng cổ phần, chậm nhất ngày 30/10/2010 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản báo cáo Thống đốc, trong đó nêu rõ thực trạng hoạt động, đánh giá tính khả thi của phương án chấm dứt tư cách pháp nhân và đề xuất quan điểm xử lý đối với từng tổ chức này.
Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng được Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, chậm nhất vào ngày 31/12/2008 và 31/12/2010, tổ chức tín dụng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định theo danh mục cụ thể.
Với các ngân hàng thương mại, mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD; với ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển là 5.000 tỷ đồng; ngân hàng đầu tư, ngân hàng hợp tác và quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 3.000 tỷ đồng; với công ty tài chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng.
Để đảm bảo các tổ chức tín dụng thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo đúng quy định tại Nghị định 141/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành danh mục vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, ngày 10/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 3417/NHNN-TTGSNH yêu cầu tổ chức tín dụng có mức vốn điều lệ trong năm 2010 chưa đảm bảo mức vốn pháp định theo nghị định nêu trên triển khai một số công việc có liên quan.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu chậm nhất ngày 30/6/2010 tổ chức tín dụng phải trình Ngân hàng Nhà nước hồ sơ đề nghị chấp thuận tăng vốn (đảm bảo mức vốn pháp định tại Nghị định 141) theo quy định hiện hành.
Sau thời điểm trên, trường hợp tổ chức tín dụng không trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc tăng vốn điều lệ, cơ quan này tạm thời không xem xét đề nghị mở rộng mạng lưới (công ty trực thuộc, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, ATM, điểm giao dịch) hoặc bổ sung nội dung hoạt động của tổ chức tín dụng.
Đối với các tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ đảm bảo mức vốn pháp định tại Nghị định 141, định kỳ ngày mùng 5 hàng tháng, tổ chức tín dụng có văn bản báo cáo việc thực hiện tăng vốn điều lệ về Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với tổ chức tín dụng cổ phần) hoặc cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (đối với tổ chức tín dụng không phải cổ phần), trong đó nêu rõ những khó khăn, vướng mắc (nếu có).
Đặc biệt, đối với các tổ chức tín dụng không trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ hoặc không được chấp thuận tăng vốn điều lệ để đảm bảo mức vốn pháp định tại Nghị định 141, chậm nhất ngày 30/9/2010, tổ chức tín dụng phải có phương án chấm dứt tư cách pháp nhân của mình theo luật định (bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại, tự giải thể…) trình Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với tổ chức tín dụng cổ phần) hoặc cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (đối với tổ chức tín dụng không phải cổ phần).
Cũng trong ngày 10/5, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 3418/NHNN-TTGSNH yêu cầu giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm đôn đốc, giám sát các tổ chức tín dụng cổ phần trên địa bàn thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo đúng chỉ đạo của Thống đốc tại văn bản số 3417/NHNN-TTGSNH ngày 10/5/2010.
Đối với các tổ chức tín dụng cổ phần đã được Thống đốc chấp thuận tăng vốn điều lệ, căn cứ báo cáo của các tổ chức tín dụng cổ phần, định kỳ ngày mùng 10 hàng tháng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tổng hợp, có văn bản báo cáo Thống đốc về tình hình tăng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng cổ phần trên địa bàn, trong đó nêu rõ những khó khăn, vướng mắc (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp đối với từng trường hợp.
Đối với các tổ chức tín dụng không trình Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ hoặc không được chấp thuận tăng vốn điều lệ, trên cơ sở phương án chấm dứt tư cách pháp nhân của tổ chức tín dụng cổ phần, chậm nhất ngày 30/10/2010 Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản báo cáo Thống đốc, trong đó nêu rõ thực trạng hoạt động, đánh giá tính khả thi của phương án chấm dứt tư cách pháp nhân và đề xuất quan điểm xử lý đối với từng tổ chức này.
Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng được Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, chậm nhất vào ngày 31/12/2008 và 31/12/2010, tổ chức tín dụng được cấp giấy phép thành lập và hoạt động phải có biện pháp bảo đảm có số vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu tương đương mức vốn pháp định theo danh mục cụ thể.
Với các ngân hàng thương mại, mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài là 15 triệu USD; với ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển là 5.000 tỷ đồng; ngân hàng đầu tư, ngân hàng hợp tác và quỹ tín dụng nhân dân Trung ương là 3.000 tỷ đồng; với công ty tài chính là 500 tỷ đồng; công ty cho thuê tài chính là 150 tỷ đồng.