Ngân hàng tăng vốn: Lớn, bé cùng lo!
Ngân hàng nhỏ khó đã đành, có những ngân hàng lớn cũng không dễ thở. Vốn phải tăng, căng thẳng không chỉ mang tính thời điểm
Ngân hàng nhỏ khó đã đành, có những ngân hàng lớn cũng không dễ thở. Vốn phải tăng, căng thẳng không chỉ mang tính thời điểm.
Điểm hẹn đã trước mắt!
Tháng 6/2009, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho Thống đốc xác định lộ trình tăng vốn pháp định của các ngân hàng thương mại cổ phần. Mốc dự kiến được đề cập trong đề nghị này là các thành viên phải đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu tại thời điểm 31/12/2009 là 2.000 tỷ đồng.
Thông tin tiếp về đề nghị trên không thấy công bố, Ngân hàng Nhà nước cũng không có văn bản cụ thể quy định yêu cầu trên. Còn theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, mức vốn pháp định áp dụng cho các ngân hàng thương mại cổ phần đến năm 2008 tối thiểu là 1.000 tỷ đồng, đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng.
Năm 2009 chỉ còn tính từng ngày, nếu việc xác định “bước đệm” 31/12/2009 là 2.000 tỷ đồng, chắc chắn nhiều ngân hàng không thể đáp ứng. Tương tự như năm 2008, hết hạn mà vẫn còn 4 trường hợp chưa lo đủ mức 1.000 tỷ đồng.
Năm 2009 chỉ còn lại hơn 20 ngày, khoảng thời gian quá ngắn để nhiều ngân hàng cổ phần nhỏ thực hiện được đúng kế hoạch tăng vốn đã xác định trước đó. Tháng 3 và 4/2009, mùa đại hội cổ đông, nhiều thành viên lần lượt lên phương án tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng, thậm chí 3.000 tỷ đồng trong năm nay, như Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng Việt Á (VietABank), Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank), Ngân hàng Miền Tây (Western Bank), Ngân hàng Phát triển nhà Tp.HCM (HDBank)…
Thời điểm này, có thể khẳng định hầu hết các kế hoạch tìm và phát hành cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để tăng vốn đều không thể triển khai, ngoại trừ trường hợp OCB. Mốc vốn 2.000 tỷ đồng theo những kế hoạch trên hiện cũng chưa thể hiện thực ở nhiều thành viên, dù một số trường hợp đang lên kế hoạch phát hành thêm, hoặc qua trái phiếu chuyển đổi.
Hướng về năm 2010, hẹn quy định 3.000 tỷ đồng đã cận kề. Tìm hiểu thông tin, hầu hết các thành viên đều từ chối trả lời, bởi kế hoạch đặt ra cho năm 2009 còn chưa xong, hướng mục tiêu 3.000 tỷ đồng cũng chưa xác định được phương án và còn chờ mùa đại hội cổ đông năm tới. Nhận định chung được đưa ra là khó khăn, bởi không phải thành viên nào cũng có khả năng “Thánh Gióng” khi đang xoay xở ở 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng. Căng thẳng lo vốn từ năm 2008 đến nay sẽ tiếp chuyển tiếp sang năm 2010.
Ngoài trở ngại từ khó khăn của thị trường đối với các kế hoạch phát hành, một trở ngại khác đang “treo” trên đầu các ngân hàng nhỏ. Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có đề xuất các ngân hàng thương mại không được đầu tư vào ngân hàng khác. Điều này nếu thành luật, khó khăn sẽ lớn hơn khi nhiều thành viên đang có cổ đông lớn là ngân hàng thương mại.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang trong quá trình hoàn thiện để chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn sáp nhập, hợp nhất các trường hợp liên quan đến tổ chức tín dụng…
“Ông lớn” cũng khó
Năm 2009, nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục tăng mạnh vốn điều lệ, chủ yếu là những “ông lớn” như ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, MB, VIB… Mục đích chung là nhằm đáp ứng yêu cầu của bước phát triển mới. Thế nhưng, đó không hẳn là những quyết định dễ dàng.
Điển hình trong năm 2009, Ngân hàng Quốc tế (VIB) có kế hoạch tăng vốn rất mạnh. Qua 3 lần điều chỉnh, vốn điều lệ của VIB đến 31/12 này dự kiến sẽ lên đến 4.000 tỷ đồng, gấp đôi so với mức đầu năm.
Mức vốn tăng mới được VIB xác định tập trung đầu tư cho cơ sở vật chất, công nghệ và nhân lực; tăng cường tín dụng ngắn, trung và dài hạn; tăng cường đầu tư, liên doanh, góp vốn; phát triển dịch vụ và các hoạt động phi tín dụng; mở rộng quan hệ công chúng và thương hiệu…
Chủ tịch VIB Hàn Ngọc Vũ cho rằng mức vốn điều lệ tăng thêm trong năm tài chính 2009 đặt ra yêu cầu phải nâng cao công tác quản trị, điều hành và kiểm soát nội bộ. Và bộ máy và năng lực của VIB hiện nay đủ để đáp ứng yêu cầu này, đảm bảo ngân hàng có tốc độ phát triển ổn định và an toàn.
Tuy nhiên, cái khó của các ngân hàng khi sử dụng nguồn vốn mới là hiệu quả đầu tư, mở rộng hoạt động… không thể thể hiện nhanh, rõ ràng qua mỗi ngày; trong khi nhiều cổ đông vẫn đòi hỏi cổ tức cao, nhất với những trường hợp có thặng dư vốn cổ phần lớn.
“Vốn điều lệ một số ngân hàng thời gian qua tăng nhanh, mạnh. Nhưng anh nên nhớ, không phải hôm nay ăn 5 kg thịt, ngày mai người anh tăng ngay thêm 5 kg!” là câu nói vui của tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần lớn, trước cái khó mà ông cho không phải cổ đông nào cũng hiểu.
“Mặt khác, việc tăng vốn cũng phải tính toán rất thận trọng, không còn kiểu tranh thủ “mùa vụ” có thặng dư lớn như năm 2007, mà anh đứng trước bài toán quy mô vốn lớn thì lại có thể dẫn đến hiệu suất sử dụng trên từng đồng vốn thấp. Cá nhân tôi cũng thấy rất áp lực về hiệu quả hoạt động sau tăng vốn, nhưng cần xét về dài hạn và quan trọng là phải gắn với chiến lược phát triển hợp lý”, vị tổng giám đốc này nói.
Điểm hẹn đã trước mắt!
Tháng 6/2009, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao cho Thống đốc xác định lộ trình tăng vốn pháp định của các ngân hàng thương mại cổ phần. Mốc dự kiến được đề cập trong đề nghị này là các thành viên phải đảm bảo vốn điều lệ tối thiểu tại thời điểm 31/12/2009 là 2.000 tỷ đồng.
Thông tin tiếp về đề nghị trên không thấy công bố, Ngân hàng Nhà nước cũng không có văn bản cụ thể quy định yêu cầu trên. Còn theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, mức vốn pháp định áp dụng cho các ngân hàng thương mại cổ phần đến năm 2008 tối thiểu là 1.000 tỷ đồng, đến năm 2010 là 3.000 tỷ đồng.
Năm 2009 chỉ còn tính từng ngày, nếu việc xác định “bước đệm” 31/12/2009 là 2.000 tỷ đồng, chắc chắn nhiều ngân hàng không thể đáp ứng. Tương tự như năm 2008, hết hạn mà vẫn còn 4 trường hợp chưa lo đủ mức 1.000 tỷ đồng.
Năm 2009 chỉ còn lại hơn 20 ngày, khoảng thời gian quá ngắn để nhiều ngân hàng cổ phần nhỏ thực hiện được đúng kế hoạch tăng vốn đã xác định trước đó. Tháng 3 và 4/2009, mùa đại hội cổ đông, nhiều thành viên lần lượt lên phương án tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng, thậm chí 3.000 tỷ đồng trong năm nay, như Ngân hàng Phương Đông (OCB), Ngân hàng Việt Á (VietABank), Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank), Ngân hàng Miền Tây (Western Bank), Ngân hàng Phát triển nhà Tp.HCM (HDBank)…
Thời điểm này, có thể khẳng định hầu hết các kế hoạch tìm và phát hành cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để tăng vốn đều không thể triển khai, ngoại trừ trường hợp OCB. Mốc vốn 2.000 tỷ đồng theo những kế hoạch trên hiện cũng chưa thể hiện thực ở nhiều thành viên, dù một số trường hợp đang lên kế hoạch phát hành thêm, hoặc qua trái phiếu chuyển đổi.
Hướng về năm 2010, hẹn quy định 3.000 tỷ đồng đã cận kề. Tìm hiểu thông tin, hầu hết các thành viên đều từ chối trả lời, bởi kế hoạch đặt ra cho năm 2009 còn chưa xong, hướng mục tiêu 3.000 tỷ đồng cũng chưa xác định được phương án và còn chờ mùa đại hội cổ đông năm tới. Nhận định chung được đưa ra là khó khăn, bởi không phải thành viên nào cũng có khả năng “Thánh Gióng” khi đang xoay xở ở 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng. Căng thẳng lo vốn từ năm 2008 đến nay sẽ tiếp chuyển tiếp sang năm 2010.
Ngoài trở ngại từ khó khăn của thị trường đối với các kế hoạch phát hành, một trở ngại khác đang “treo” trên đầu các ngân hàng nhỏ. Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có đề xuất các ngân hàng thương mại không được đầu tư vào ngân hàng khác. Điều này nếu thành luật, khó khăn sẽ lớn hơn khi nhiều thành viên đang có cổ đông lớn là ngân hàng thương mại.
Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang trong quá trình hoàn thiện để chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn sáp nhập, hợp nhất các trường hợp liên quan đến tổ chức tín dụng…
“Ông lớn” cũng khó
Năm 2009, nhiều ngân hàng thương mại tiếp tục tăng mạnh vốn điều lệ, chủ yếu là những “ông lớn” như ACB, Sacombank, Eximbank, Techcombank, MB, VIB… Mục đích chung là nhằm đáp ứng yêu cầu của bước phát triển mới. Thế nhưng, đó không hẳn là những quyết định dễ dàng.
Điển hình trong năm 2009, Ngân hàng Quốc tế (VIB) có kế hoạch tăng vốn rất mạnh. Qua 3 lần điều chỉnh, vốn điều lệ của VIB đến 31/12 này dự kiến sẽ lên đến 4.000 tỷ đồng, gấp đôi so với mức đầu năm.
Mức vốn tăng mới được VIB xác định tập trung đầu tư cho cơ sở vật chất, công nghệ và nhân lực; tăng cường tín dụng ngắn, trung và dài hạn; tăng cường đầu tư, liên doanh, góp vốn; phát triển dịch vụ và các hoạt động phi tín dụng; mở rộng quan hệ công chúng và thương hiệu…
Chủ tịch VIB Hàn Ngọc Vũ cho rằng mức vốn điều lệ tăng thêm trong năm tài chính 2009 đặt ra yêu cầu phải nâng cao công tác quản trị, điều hành và kiểm soát nội bộ. Và bộ máy và năng lực của VIB hiện nay đủ để đáp ứng yêu cầu này, đảm bảo ngân hàng có tốc độ phát triển ổn định và an toàn.
Tuy nhiên, cái khó của các ngân hàng khi sử dụng nguồn vốn mới là hiệu quả đầu tư, mở rộng hoạt động… không thể thể hiện nhanh, rõ ràng qua mỗi ngày; trong khi nhiều cổ đông vẫn đòi hỏi cổ tức cao, nhất với những trường hợp có thặng dư vốn cổ phần lớn.
“Vốn điều lệ một số ngân hàng thời gian qua tăng nhanh, mạnh. Nhưng anh nên nhớ, không phải hôm nay ăn 5 kg thịt, ngày mai người anh tăng ngay thêm 5 kg!” là câu nói vui của tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần lớn, trước cái khó mà ông cho không phải cổ đông nào cũng hiểu.
“Mặt khác, việc tăng vốn cũng phải tính toán rất thận trọng, không còn kiểu tranh thủ “mùa vụ” có thặng dư lớn như năm 2007, mà anh đứng trước bài toán quy mô vốn lớn thì lại có thể dẫn đến hiệu suất sử dụng trên từng đồng vốn thấp. Cá nhân tôi cũng thấy rất áp lực về hiệu quả hoạt động sau tăng vốn, nhưng cần xét về dài hạn và quan trọng là phải gắn với chiến lược phát triển hợp lý”, vị tổng giám đốc này nói.