“Không nên bi quan về kinh tế Việt Nam”
"Giảm chỉ tiêu tăng trưởng là chi phí cơ hội để cải cách, một ý nghĩa lớn hơn đối với nền kinh tế"
Mới đây, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã công bố báo cáo kinh tế hàng năm, trong đó đưa ra dự báo trên mô hình kinh tế lượng vĩ mô cho nền kinh tế Việt Nam năm 2008 theo 3 kịch bản.
>>Ba kịch bản tăng trưởng năm 2008
Theo đó, dù theo kịch bản nào thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2008 này đều thấp hơn so với kỳ vọng của chúng ta sau khi gia nhập WTO cũng như kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Liệu có nên bi quan về kinh tế Việt Nam trong năm nay?
Trả lời VnEconomy về câu hỏi này, ông Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế (CIEM) nói:
- Với 3 kịch bản tăng trưởng: lạc quan (7,6%); cơ bản (7,2%); và bi quan (6,7%), tôi vẫn cho rằng xác suất rơi vào kịch bản bi quan là nhiều hơn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bi quan về kinh tế Việt Nam.
Nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô vẫn tương đối “đẹp”. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và lĩnh vực dịch vụ vẫn duy trì được tăng trưởng, tuy có tốc độ tăng chậm hơn so với cùng kỳ năm ngoái do phải đối mặt với nhiều vấn đề như nguyên liệu đầu vào tăng, dịch bệnh…
Xuất khẩu chúng ta vẫn tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm, mặc dù các đối tác thương mại của Việt Nam đều đang chịu những tác động từ khó khăn kinh tế trong nước.
Tiêu dùng tăng chậm lại so với các năm trước mà một phần nguyên nhân có thể là do chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước.
Tôi còn cho rằng giảm chỉ tiêu tăng trưởng là chi phí cơ hội để cải cách, một ý nghĩa lớn hơn đối với nền kinh tế
Nói vậy có nghĩa là vẫn có những lợi ích từ việc giảm chỉ tiêu tăng trưởng?
Đó có thể là cơ hội để cải cách. Các nhà kinh tế học cho rằng trong các hoàn cảnh khó khăn, khủng hoảng, hay thay đổi cơ quan quyền lực nào đó thì thường xuất hiện cải cách.
Chúng ta đã có Khoán 10 hình thành từ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Chúng ta có công cuộc đổi mới xuất phát từ những khó khăn kinh tế trong nước.
Những khó khăn từ bên ngoài cũng đem đến sự thay đổi trong nước, như sự sụp đổ của một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu khiến Việt Nam mất nguồn viện trợ và phải chuyển sang nền kinh tế thị trường. Vào WTO, cũng cần phải cải cách để tuân theo những luật lệ quốc tế…
Sự cải cách là nhằm vào các bất ổn trong nền kinh tế. Có thể là hệ thống tài chính, có thể là điều hành kinh tế vĩ mô, có thể là khâu dự báo, có thể là chính sách xuất nhập khẩu, có thể là hiệu quả đầu tư công…
Ông có thể phân tích ngắn gọn các yếu tố: tiêu dùng, đầu tư doanh nghiệp, đầu tư Nhà nước và xuất khẩu trong năm 2008?
Tiêu dùng sẽ vẫn tiếp tục tăng trong năm 2008, nhưng so với các năm trước tốc độ đã chậm lại. Sản xuất tăng chậm lại, lĩnh vực dịch vụ phục vụ sản xuất chịu ảnh hưởng trực tiếp và cũng sẽ giảm.
Trong điều kiện khó khăn hiện nay, đầu tư của doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể tăng cao như trước nữa. Đầu tư Nhà nước đương nhiên sẽ giảm do chính sách thắt chặt đầu tư.
Riêng xuất khẩu vẫn tăng mạnh về giá trị nhưng sản lượng thì không tăng và nhiều mặt hàng có dấu hiệu giảm. Có thể hiểu là do giá hợp đồng xuất khẩu năm nay cao hơn năm trước.
Đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tăng cao, giải ngân tăng so với năm ngoái chứng tỏ Việt Nam vẫn nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của các đối tác nước ngoài.
>>Ba kịch bản tăng trưởng năm 2008
Theo đó, dù theo kịch bản nào thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2008 này đều thấp hơn so với kỳ vọng của chúng ta sau khi gia nhập WTO cũng như kế hoạch đặt ra từ đầu năm. Liệu có nên bi quan về kinh tế Việt Nam trong năm nay?
Trả lời VnEconomy về câu hỏi này, ông Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu chính sách hội nhập kinh tế quốc tế (CIEM) nói:
- Với 3 kịch bản tăng trưởng: lạc quan (7,6%); cơ bản (7,2%); và bi quan (6,7%), tôi vẫn cho rằng xác suất rơi vào kịch bản bi quan là nhiều hơn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bi quan về kinh tế Việt Nam.
Nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô vẫn tương đối “đẹp”. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và lĩnh vực dịch vụ vẫn duy trì được tăng trưởng, tuy có tốc độ tăng chậm hơn so với cùng kỳ năm ngoái do phải đối mặt với nhiều vấn đề như nguyên liệu đầu vào tăng, dịch bệnh…
Xuất khẩu chúng ta vẫn tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm, mặc dù các đối tác thương mại của Việt Nam đều đang chịu những tác động từ khó khăn kinh tế trong nước.
Tiêu dùng tăng chậm lại so với các năm trước mà một phần nguyên nhân có thể là do chính sách thắt chặt tiền tệ của Nhà nước.
Tôi còn cho rằng giảm chỉ tiêu tăng trưởng là chi phí cơ hội để cải cách, một ý nghĩa lớn hơn đối với nền kinh tế
Nói vậy có nghĩa là vẫn có những lợi ích từ việc giảm chỉ tiêu tăng trưởng?
Đó có thể là cơ hội để cải cách. Các nhà kinh tế học cho rằng trong các hoàn cảnh khó khăn, khủng hoảng, hay thay đổi cơ quan quyền lực nào đó thì thường xuất hiện cải cách.
Chúng ta đã có Khoán 10 hình thành từ những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Chúng ta có công cuộc đổi mới xuất phát từ những khó khăn kinh tế trong nước.
Những khó khăn từ bên ngoài cũng đem đến sự thay đổi trong nước, như sự sụp đổ của một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu khiến Việt Nam mất nguồn viện trợ và phải chuyển sang nền kinh tế thị trường. Vào WTO, cũng cần phải cải cách để tuân theo những luật lệ quốc tế…
Sự cải cách là nhằm vào các bất ổn trong nền kinh tế. Có thể là hệ thống tài chính, có thể là điều hành kinh tế vĩ mô, có thể là khâu dự báo, có thể là chính sách xuất nhập khẩu, có thể là hiệu quả đầu tư công…
Ông có thể phân tích ngắn gọn các yếu tố: tiêu dùng, đầu tư doanh nghiệp, đầu tư Nhà nước và xuất khẩu trong năm 2008?
Tiêu dùng sẽ vẫn tiếp tục tăng trong năm 2008, nhưng so với các năm trước tốc độ đã chậm lại. Sản xuất tăng chậm lại, lĩnh vực dịch vụ phục vụ sản xuất chịu ảnh hưởng trực tiếp và cũng sẽ giảm.
Trong điều kiện khó khăn hiện nay, đầu tư của doanh nghiệp chắc chắn sẽ không thể tăng cao như trước nữa. Đầu tư Nhà nước đương nhiên sẽ giảm do chính sách thắt chặt đầu tư.
Riêng xuất khẩu vẫn tăng mạnh về giá trị nhưng sản lượng thì không tăng và nhiều mặt hàng có dấu hiệu giảm. Có thể hiểu là do giá hợp đồng xuất khẩu năm nay cao hơn năm trước.
Đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tăng cao, giải ngân tăng so với năm ngoái chứng tỏ Việt Nam vẫn nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của các đối tác nước ngoài.