“Không phải là đẩy khó khăn về phía người tiêu dùng!”
Góc nhìn của một giám đốc doanh nghiệp thép về đề nghị nâng thuế nhập khẩu thép và thống nhất giá bán
Đề nghị “dựng” lên rào cản thuế quan, ngồi lại để thống nhất giá bán, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) có đẩy trách nhiệm cho Chính phủ và người tiêu dùng?
Ông Trần Anh Vương, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Giám đốc Công ty Thép Bắc Việt đã chia sẻ một số quan điểm xung quanh vấn đề này.
Vừa qua, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) có đưa kiến nghị tăng thuế suất thuế nhập khẩu thép thành phẩm lên 25% từ mức 8% hiện nay. Ông có cùng quan điểm này?
Tôi cũng nhất trí với kiến nghị của VSA. Tuy nhiên, theo tôi nên áp dụng một thời hạn nhất định cho mức thuế này, đến một lúc nào đó thì tự động sẽ được dỡ đi, chứ không phải để không như vậy, lúc nào thích dỡ thì dỡ.
Hiện nay, lượng thép tồn trong nước đang rất nhiều, khoảng 3 triệu tấn trong tổng số trên 500 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép của cả nước. Doanh nghiệp đang rất khó khăn.
Theo tôi được biết, Trung Quốc cũng đang rất “rối” với biến động thị trường thép lần này. Họ cũng đang tồn một lượng thép rất lớn. Ngày 17/10 vừa rồi, Trung quốc họp doanh nghiệp thép và cắt giảm khoảng 40% sản lượng thép của họ. Nhưng vẫn có khoảng 3-4 doanh nghiệp thép lớn của Trung Quốc sẽ phải tuyên bố phá sản nay mai.
Ta ở gần Trung Quốc, rất dễ bị thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào theo kiểu cắt lỗ. Thép Trung Quốc có thể được các doanh nghiệp đưa vào với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất rất sâu, tạo nên cuộc chiến về giá mà có thể chúng ta không chống đỡ được.
Vì vậy nên dựng lên một rào cản, để doanh nghiệp tiêu thụ một phần hàng tồn hiện nay, rồi dỡ bỏ đi.
Khi giá thép thế giới tăng, doanh nghiệp xuất khẩu đã có lãi rồi. Nay giá xuống lại không chấp nhận lỗ, muốn tăng thuế, đẩy giá thép trong nước lên, đưa khó khăn về phía người tiêu dùng và ngân sách. Như vậy có bất công không?
Nhiều người cũng có ý kiến như vậy, đầu năm các ông thép đã lãi rồi, bây giờ lỗ một tí có làm sao đâu. Nhưng cần xem xét rằng khi doanh nghiệp thép lãi thì phải hiểu là lãi đó do ở đâu, ai mang lại?
Khi giá thép, giá vật liệu xây dựng lên, thử hỏi các công trình xây dựng của Chính phủ, của dân, có ai xây dựng nhà cửa gì không? Theo tôi là rất ít, tất cả các công trình đều bình lặng.
Cái lãi của doanh nghiệp thép khi đó là do xuất khẩu thép mang lại, tiền ấy là mang từ nước ngoài về. Mình mua của Trung Quốc thì mình xuất trả Trung Quốc, mua của châu Âu thì bán lại cho châu Âu. Chúng ta nhập về 800 USD/tấn, xuất đi 1.000 USD/tấn, ta lãi 200 USD là do nước ngoài trả cho ta.
Cái lãi đó là để bù cho cái lỗ hiện nay. Có doanh nghiệp bù tốt, doanh nghiệp không bù được, cũng có doanh nghiệp vẫn còn lãi một chút. Thế nhưng mặt bằng chung hiện nay thì tất cả các doanh nghiệp đang rất khó khăn.
Còn về chính sách thuế thì bao giờ khi một chính sách mới ban hành, cũng có xung đột lợi ích. Tôi không trong Hiệp hội Thép và cũng nhiều lần không đồng tình với ý kiến của VSA, nhưng lần này thì tôi nghĩ là nên có sự hỗ trợ ngành thép như vậy.
Thế tức là doanh nghiệp thép không chịu bị “ăn vào vốn”? Khó khăn thì Chính phủ phải giúp, kinh doanh không hiệu quả thì người tiêu dùng phải “đỡ”?
Không phải là đẩy khó khăn về phía người tiêu dùng trong nước. Lãi trước đây là hoàn toàn do nước ngoài mang lại chứ không phải là kiếm được từ thị trường trong nước, mà nói khi ông lãi thì ăn, lỗ thì đẩy cho người tiêu dùng trong nước.
Doanh nghiệp thép đang rất khó khăn. Nhiều người đánh giá là số doanh nghiệp khó khăn vào khoảng một nửa số hiện nay, một phần trong đó có thể đi đến phá sản.
Rơi vào tình trạng này là do sai lầm trong kinh doanh của doanh nghiệp thép chứ, thưa ông?
Nếu nhìn lại thì năm 2007 chúng ta dùng chưa tới 10 triệu tấn thép. Chúng tôi cũng dựa vào đó, cộng với đánh giá tăng trưởng nền kinh tế để đưa ra kế hoạch. Nhưng công tác dự báo hiện nay thì sai nhiều.
Dự báo tình hình sai thì dẫn đến các doanh nghiệp dự báo thị trường sai, dẫn đến chuẩn bị lực lượng sai, dẫn tới tồn kho rất nhiều và dẫn tới tình trạng khó khăn như hiện nay. Năm nay, theo chúng tôi tính toán sơ bộ thì thị trường chỉ còn khoảng 30% của năm 2007.
Nhưng các doanh nghiệp lớn vẫn có các dự án, chỉ có doanh nghiệp nhỏ kêu khó khăn…
Không hẳn doanh nghiệp lớn không khó khăn. Ở ngành thép, doanh nghiệp càng lớn càng khó khăn. Bởi vì, lượng thép tồn nhiều, lãi suất cho vay ngân hàng tăng cao, các dữ kiện đầu vào đều khó khăn thì ông nào càng lớn, tồn kho càng nhiều thì càng khó khăn.
Ngay doanh nghiệp chúng tôi có bộ phận sản xuất cơ khí, việc làm vẫn duy trì và khó khăn cũng đỡ hơn các doanh nghiệp khác, nhưng doanh thu năm nay cũng sẽ giảm khoảng 35%.
Chúng tôi, cũng như các doanh nghiệp khác, đang cố gắng giữ vững và duy trì, không thể nói là không lỗ.
Đối phó với giá giảm, vừa rồi Hiệp hội Thép đưa ra khuyến nghị các doanh nghiệp giữ mức giá chung. Ông có ý định làm theo không?
Tôi cho là doanh nghiệp muốn giữ mà thị trường không cho thì có giữ cũng không được. Nếu 5-6 anh to và nhiều anh nhỏ có ngồi lại và bảo thôi chúng ta giữ giá ở mức 13.000 đồng/kg, nhưng nếu mai, thị trường thế giới chỉ còn 10.000 đồng/kg thì anh có giữ cũng khó.
Nếu giữ được thì sao không giữ ở mức 20.000 đồng/kg mà phải giữ mức 13.000 đồng hay 13.500 đồng/kg?
Như vậy doanh nghiệp thép chấp nhận lỗ trong năm nay?
Theo tôi, nhiều doanh nghiệp sẽ chấp nhận lỗ. Cái chính yếu bây giờ là sống đã, còn dài hơi thì tính sau.
* Một số động thái chính sách liên quan đến ngành thép gần đây:
- Ngày 3/7, áp dụng chế độ cấp giấy phép tự động
- Ngày 1/8, tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 10% lên 20%.
- Ngày 22/9, giảm thuế xuất khẩu phôi thép xuống 10%.
- Ngày 6/10, giảm thuế xuất khẩu thép xuống 5%.
- Ngày 15/10, VSA kiến nghị tăng thuế nhập khẩu thép thành phẩm từ 8% lên 25%.
- Ngày 19/10, Bộ Công Thương đề xuất giảm thuế xuất khẩu phôi xuống 0%, tăng thuế nhập khẩu thép xây dựng lên 20%.
Ông Trần Anh Vương, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Giám đốc Công ty Thép Bắc Việt đã chia sẻ một số quan điểm xung quanh vấn đề này.
Vừa qua, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) có đưa kiến nghị tăng thuế suất thuế nhập khẩu thép thành phẩm lên 25% từ mức 8% hiện nay. Ông có cùng quan điểm này?
Tôi cũng nhất trí với kiến nghị của VSA. Tuy nhiên, theo tôi nên áp dụng một thời hạn nhất định cho mức thuế này, đến một lúc nào đó thì tự động sẽ được dỡ đi, chứ không phải để không như vậy, lúc nào thích dỡ thì dỡ.
Hiện nay, lượng thép tồn trong nước đang rất nhiều, khoảng 3 triệu tấn trong tổng số trên 500 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép của cả nước. Doanh nghiệp đang rất khó khăn.
Theo tôi được biết, Trung Quốc cũng đang rất “rối” với biến động thị trường thép lần này. Họ cũng đang tồn một lượng thép rất lớn. Ngày 17/10 vừa rồi, Trung quốc họp doanh nghiệp thép và cắt giảm khoảng 40% sản lượng thép của họ. Nhưng vẫn có khoảng 3-4 doanh nghiệp thép lớn của Trung Quốc sẽ phải tuyên bố phá sản nay mai.
Ta ở gần Trung Quốc, rất dễ bị thép giá rẻ từ Trung Quốc tràn vào theo kiểu cắt lỗ. Thép Trung Quốc có thể được các doanh nghiệp đưa vào với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất rất sâu, tạo nên cuộc chiến về giá mà có thể chúng ta không chống đỡ được.
Vì vậy nên dựng lên một rào cản, để doanh nghiệp tiêu thụ một phần hàng tồn hiện nay, rồi dỡ bỏ đi.
Khi giá thép thế giới tăng, doanh nghiệp xuất khẩu đã có lãi rồi. Nay giá xuống lại không chấp nhận lỗ, muốn tăng thuế, đẩy giá thép trong nước lên, đưa khó khăn về phía người tiêu dùng và ngân sách. Như vậy có bất công không?
Nhiều người cũng có ý kiến như vậy, đầu năm các ông thép đã lãi rồi, bây giờ lỗ một tí có làm sao đâu. Nhưng cần xem xét rằng khi doanh nghiệp thép lãi thì phải hiểu là lãi đó do ở đâu, ai mang lại?
Khi giá thép, giá vật liệu xây dựng lên, thử hỏi các công trình xây dựng của Chính phủ, của dân, có ai xây dựng nhà cửa gì không? Theo tôi là rất ít, tất cả các công trình đều bình lặng.
Cái lãi của doanh nghiệp thép khi đó là do xuất khẩu thép mang lại, tiền ấy là mang từ nước ngoài về. Mình mua của Trung Quốc thì mình xuất trả Trung Quốc, mua của châu Âu thì bán lại cho châu Âu. Chúng ta nhập về 800 USD/tấn, xuất đi 1.000 USD/tấn, ta lãi 200 USD là do nước ngoài trả cho ta.
Cái lãi đó là để bù cho cái lỗ hiện nay. Có doanh nghiệp bù tốt, doanh nghiệp không bù được, cũng có doanh nghiệp vẫn còn lãi một chút. Thế nhưng mặt bằng chung hiện nay thì tất cả các doanh nghiệp đang rất khó khăn.
Còn về chính sách thuế thì bao giờ khi một chính sách mới ban hành, cũng có xung đột lợi ích. Tôi không trong Hiệp hội Thép và cũng nhiều lần không đồng tình với ý kiến của VSA, nhưng lần này thì tôi nghĩ là nên có sự hỗ trợ ngành thép như vậy.
Thế tức là doanh nghiệp thép không chịu bị “ăn vào vốn”? Khó khăn thì Chính phủ phải giúp, kinh doanh không hiệu quả thì người tiêu dùng phải “đỡ”?
Không phải là đẩy khó khăn về phía người tiêu dùng trong nước. Lãi trước đây là hoàn toàn do nước ngoài mang lại chứ không phải là kiếm được từ thị trường trong nước, mà nói khi ông lãi thì ăn, lỗ thì đẩy cho người tiêu dùng trong nước.
Doanh nghiệp thép đang rất khó khăn. Nhiều người đánh giá là số doanh nghiệp khó khăn vào khoảng một nửa số hiện nay, một phần trong đó có thể đi đến phá sản.
Rơi vào tình trạng này là do sai lầm trong kinh doanh của doanh nghiệp thép chứ, thưa ông?
Nếu nhìn lại thì năm 2007 chúng ta dùng chưa tới 10 triệu tấn thép. Chúng tôi cũng dựa vào đó, cộng với đánh giá tăng trưởng nền kinh tế để đưa ra kế hoạch. Nhưng công tác dự báo hiện nay thì sai nhiều.
Dự báo tình hình sai thì dẫn đến các doanh nghiệp dự báo thị trường sai, dẫn đến chuẩn bị lực lượng sai, dẫn tới tồn kho rất nhiều và dẫn tới tình trạng khó khăn như hiện nay. Năm nay, theo chúng tôi tính toán sơ bộ thì thị trường chỉ còn khoảng 30% của năm 2007.
Nhưng các doanh nghiệp lớn vẫn có các dự án, chỉ có doanh nghiệp nhỏ kêu khó khăn…
Không hẳn doanh nghiệp lớn không khó khăn. Ở ngành thép, doanh nghiệp càng lớn càng khó khăn. Bởi vì, lượng thép tồn nhiều, lãi suất cho vay ngân hàng tăng cao, các dữ kiện đầu vào đều khó khăn thì ông nào càng lớn, tồn kho càng nhiều thì càng khó khăn.
Ngay doanh nghiệp chúng tôi có bộ phận sản xuất cơ khí, việc làm vẫn duy trì và khó khăn cũng đỡ hơn các doanh nghiệp khác, nhưng doanh thu năm nay cũng sẽ giảm khoảng 35%.
Chúng tôi, cũng như các doanh nghiệp khác, đang cố gắng giữ vững và duy trì, không thể nói là không lỗ.
Đối phó với giá giảm, vừa rồi Hiệp hội Thép đưa ra khuyến nghị các doanh nghiệp giữ mức giá chung. Ông có ý định làm theo không?
Tôi cho là doanh nghiệp muốn giữ mà thị trường không cho thì có giữ cũng không được. Nếu 5-6 anh to và nhiều anh nhỏ có ngồi lại và bảo thôi chúng ta giữ giá ở mức 13.000 đồng/kg, nhưng nếu mai, thị trường thế giới chỉ còn 10.000 đồng/kg thì anh có giữ cũng khó.
Nếu giữ được thì sao không giữ ở mức 20.000 đồng/kg mà phải giữ mức 13.000 đồng hay 13.500 đồng/kg?
Như vậy doanh nghiệp thép chấp nhận lỗ trong năm nay?
Theo tôi, nhiều doanh nghiệp sẽ chấp nhận lỗ. Cái chính yếu bây giờ là sống đã, còn dài hơi thì tính sau.
* Một số động thái chính sách liên quan đến ngành thép gần đây:
- Ngày 3/7, áp dụng chế độ cấp giấy phép tự động
- Ngày 1/8, tăng thuế xuất khẩu phôi thép từ 10% lên 20%.
- Ngày 22/9, giảm thuế xuất khẩu phôi thép xuống 10%.
- Ngày 6/10, giảm thuế xuất khẩu thép xuống 5%.
- Ngày 15/10, VSA kiến nghị tăng thuế nhập khẩu thép thành phẩm từ 8% lên 25%.
- Ngày 19/10, Bộ Công Thương đề xuất giảm thuế xuất khẩu phôi xuống 0%, tăng thuế nhập khẩu thép xây dựng lên 20%.