“Không tán thành tăng giá sách giáo khoa”
Đó là quan điểm của ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội
Đó là quan điểm của ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.
Quan điểm của ông thế nào khi Nhà xuất bản Giáo dục công bố sẽ tăng giá sách giáo khoa lên 10%?
Đề xuất tăng giá sách hiện nay là do giá cả đầu vào tăng. Tuy nhiên, tăng giá sách hay không là do Chính phủ quyết định. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước đang bỏ ra bao nhiêu công sức để bình ổn giá cả thì không nên đặt vấn đề tăng giá sách giáo khoa.
Theo tôi, trong tình hình này, Nhà xuất bản Giáo dục nên tìm cách điều chỉnh chi phí. Nếu vượt ngưỡng chịu đựng của ngành, Nhà nước cũng nên tính tới việc hỗ trợ, bù giá. Không nên để người dân gánh chịu thêm khó khăn vào thời điểm hiện nay. Tôi không tán thành việc tăng giá sách, bởi sẽ khiến số em nghỉ học nhiều thêm, số gia đình khó khăn cũng tăng lên.
Nhưng thưa ông, có ý kiến cho rằng nguyên nhân của việc áp đặt giá là do sự độc quyền in sách giáo khoa. Chính vì thế cần phải phá bỏ độc quyền, mới tạo được sức cạnh tranh về giá và chất lượng sách giáo khoa?
Về lâu dài, tôi tán thành ý tưởng không nên tạo ra sự độc quyền mà phải tạo sự cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng, nhưng cũng cần phải hiểu rằng sách giáo khoa (sách giáo khoa) không phải là một loại xuất bản phẩm bình thường, mà nó là chuẩn mực của kiến thức trang bị cho học sinh, vì thế nếu như ngay bây giờ phá bỏ độc quyền mà chưa xây dựng được một thiết chế kiểm soát, quản lý chặt chẽ về chất lượng, nội dung tư tưởng thì rất nguy hiểm.
Việc xoá bỏ độc quyền không thể ngay chốc lát làm được mà trước hết chúng ta phải xây dựng hệ thống khác để thay thế. Không thể xóa bỏ mà chưa có hệ thống thay thế. Việc thay đổi hệ thống, phải tính hai khả năng:
Một là không để một nhà xuất bản độc quyền về giá cả và chất lượng sách giáo khoa.
Hai là nếu thả nổi thì rất nguy hiểm, nếu chúng ta không quản lý được. Trong bối cảnh còn rất nhiều sách giáo khoa in lậu, cần phải tìm ra giải pháp điều hành cụ thể, không để cho một nhà xuất bản giữ độc quyền, để họ lạm dụng, làm những gì chỉ có lợi cho họ mà không có lợi cho người dân.
Ông nghĩ sao khi trong thời gian qua chúng ta đã lãng phí không sử dụng sách cũ?
Việc dùng lại sách cũ trước đây chúng ta làm tốt. Đối với người dân vùng khó khăn thì đây là giải pháp tiết kiệm. Tuy nhiên, ngành giáo dục cần cố gắng ít thay đổi nội dung chương trình. Nếu chương trình thay đổi nhiều quá thì sách cũ không sử dụng được.
Như vậy, cho đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có được bộ sách giáo khoa chuẩn, thưa ông?
Nói không có bộ sách giáo khoa chuẩn là không đúng hiện nay, chúng ta đang sử dụng khái niệm bộ sách giáo khoa chuẩn và mỗi môn học đang có 2 bộ sách giáo khoa chuẩn, đó là một bộ sách giáo khoa cho học sinh bình thường và một bộ nâng cao dành cho lớp phân ban. Chỉ có điều, bộ sách giáo khoa ấy không đạt yêu cầu “chuẩn” mà người ta mong đợi.
Vấn đề chính của giáo dục hiện nay không phải là ở bộ sách giáo khoa chưa “chuẩn”, mà là chương trình đào tạo. Hiện nay, chúng ta chưa có một chương trình đào tạo chuẩn làm khung pháp lý để sách giáo khoa - là phương tiện truyền tải, phản ánh chương trình đào tạo đó. Còn có thể có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, Nhà nước có thể chọn bộ sách giáo khoa mà Nhà nước đầu tư nhiều nhất làm bộ chuẩn.
Chương trình đào tạo của chúng ta hiện nay, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, là quá nặng so với khả năng tiếp thu của học sinh, vì chỉ có một số không lớn khu vực học sinh có khả năng tiếp thu được, còn lại đa số học sinh vùng sâu, vùng xa không đủ khả năng tiếp thu.
Đối với việc biên soạn sách giáo khoa hiện nay, có quá nhiều tác giả, tổ chức biên soạn và ai cũng muốn đưa phần mình yêu thích vào. Hơn thế nữa, nó có quá nhiều ban bệ, hội đồng biên soạn, thẩm định, thử nghiệm... nên khi xảy ra vấn đề gì thì không biết quy trách nhiệm cho ai.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định rà soát lại chương trình và sách giáo khoa, ý kiến ông thế nào?
Tôi thấy việc làm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc đánh giá tổng thể trong vòng một tháng là hơi gấp rút và vội vàng.
Với thời gian khảo sát, đánh giá như vậy thì chắc chắn là kết luận chưa đáp ứng được đúng yêu cầu, tầm quan trọng của vấn đề. Tôi mong là Bộ sẽ có những giải pháp bổ sung để việc đánh giá mang lại kết luận xác đáng hơn.
Quan điểm của ông thế nào khi Nhà xuất bản Giáo dục công bố sẽ tăng giá sách giáo khoa lên 10%?
Đề xuất tăng giá sách hiện nay là do giá cả đầu vào tăng. Tuy nhiên, tăng giá sách hay không là do Chính phủ quyết định. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, Nhà nước đang bỏ ra bao nhiêu công sức để bình ổn giá cả thì không nên đặt vấn đề tăng giá sách giáo khoa.
Theo tôi, trong tình hình này, Nhà xuất bản Giáo dục nên tìm cách điều chỉnh chi phí. Nếu vượt ngưỡng chịu đựng của ngành, Nhà nước cũng nên tính tới việc hỗ trợ, bù giá. Không nên để người dân gánh chịu thêm khó khăn vào thời điểm hiện nay. Tôi không tán thành việc tăng giá sách, bởi sẽ khiến số em nghỉ học nhiều thêm, số gia đình khó khăn cũng tăng lên.
Nhưng thưa ông, có ý kiến cho rằng nguyên nhân của việc áp đặt giá là do sự độc quyền in sách giáo khoa. Chính vì thế cần phải phá bỏ độc quyền, mới tạo được sức cạnh tranh về giá và chất lượng sách giáo khoa?
Về lâu dài, tôi tán thành ý tưởng không nên tạo ra sự độc quyền mà phải tạo sự cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng, nhưng cũng cần phải hiểu rằng sách giáo khoa (sách giáo khoa) không phải là một loại xuất bản phẩm bình thường, mà nó là chuẩn mực của kiến thức trang bị cho học sinh, vì thế nếu như ngay bây giờ phá bỏ độc quyền mà chưa xây dựng được một thiết chế kiểm soát, quản lý chặt chẽ về chất lượng, nội dung tư tưởng thì rất nguy hiểm.
Việc xoá bỏ độc quyền không thể ngay chốc lát làm được mà trước hết chúng ta phải xây dựng hệ thống khác để thay thế. Không thể xóa bỏ mà chưa có hệ thống thay thế. Việc thay đổi hệ thống, phải tính hai khả năng:
Một là không để một nhà xuất bản độc quyền về giá cả và chất lượng sách giáo khoa.
Hai là nếu thả nổi thì rất nguy hiểm, nếu chúng ta không quản lý được. Trong bối cảnh còn rất nhiều sách giáo khoa in lậu, cần phải tìm ra giải pháp điều hành cụ thể, không để cho một nhà xuất bản giữ độc quyền, để họ lạm dụng, làm những gì chỉ có lợi cho họ mà không có lợi cho người dân.
Ông nghĩ sao khi trong thời gian qua chúng ta đã lãng phí không sử dụng sách cũ?
Việc dùng lại sách cũ trước đây chúng ta làm tốt. Đối với người dân vùng khó khăn thì đây là giải pháp tiết kiệm. Tuy nhiên, ngành giáo dục cần cố gắng ít thay đổi nội dung chương trình. Nếu chương trình thay đổi nhiều quá thì sách cũ không sử dụng được.
Như vậy, cho đến thời điểm này chúng ta vẫn chưa có được bộ sách giáo khoa chuẩn, thưa ông?
Nói không có bộ sách giáo khoa chuẩn là không đúng hiện nay, chúng ta đang sử dụng khái niệm bộ sách giáo khoa chuẩn và mỗi môn học đang có 2 bộ sách giáo khoa chuẩn, đó là một bộ sách giáo khoa cho học sinh bình thường và một bộ nâng cao dành cho lớp phân ban. Chỉ có điều, bộ sách giáo khoa ấy không đạt yêu cầu “chuẩn” mà người ta mong đợi.
Vấn đề chính của giáo dục hiện nay không phải là ở bộ sách giáo khoa chưa “chuẩn”, mà là chương trình đào tạo. Hiện nay, chúng ta chưa có một chương trình đào tạo chuẩn làm khung pháp lý để sách giáo khoa - là phương tiện truyền tải, phản ánh chương trình đào tạo đó. Còn có thể có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau, Nhà nước có thể chọn bộ sách giáo khoa mà Nhà nước đầu tư nhiều nhất làm bộ chuẩn.
Chương trình đào tạo của chúng ta hiện nay, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, là quá nặng so với khả năng tiếp thu của học sinh, vì chỉ có một số không lớn khu vực học sinh có khả năng tiếp thu được, còn lại đa số học sinh vùng sâu, vùng xa không đủ khả năng tiếp thu.
Đối với việc biên soạn sách giáo khoa hiện nay, có quá nhiều tác giả, tổ chức biên soạn và ai cũng muốn đưa phần mình yêu thích vào. Hơn thế nữa, nó có quá nhiều ban bệ, hội đồng biên soạn, thẩm định, thử nghiệm... nên khi xảy ra vấn đề gì thì không biết quy trách nhiệm cho ai.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định rà soát lại chương trình và sách giáo khoa, ý kiến ông thế nào?
Tôi thấy việc làm của Bộ Giáo dục và Đào tạo đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc đánh giá tổng thể trong vòng một tháng là hơi gấp rút và vội vàng.
Với thời gian khảo sát, đánh giá như vậy thì chắc chắn là kết luận chưa đáp ứng được đúng yêu cầu, tầm quan trọng của vấn đề. Tôi mong là Bộ sẽ có những giải pháp bổ sung để việc đánh giá mang lại kết luận xác đáng hơn.