“Không thể nói việc tăng giá điện sẽ tác động không lớn”
“Không thể nói việc tăng giá điện sẽ tác động không lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân”
Sau nhiều lần “bàn ra, tán vào”, tối ngày 29/6/2012, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức phát đi thông báo tăng giá điện. Cho dù, Bộ Công Thương và EVN đều khẳng định, không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt, nhưng trên thực tế, giá điện tăng sẽ có tác động dây chuyền khiến cho giá cả nhiều mặt hàng tăng theo.
Đây mới chính là nỗi lo lớn nhất mà doanh nghiệp và người dân sẽ phải đối mặt. Ngày 29/6/2012, Bộ Công Thương đã chính thức ban hành Thông tư số 17/2012/TT-BCT Quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2012, giá bán điện bình quân là 1.369 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 65 đồng/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng là 1.304 đồng/kWh.
Như vậy, tính cả đợt điều chỉnh lần này, từ 2009 đến nay giá điện đã tăng 5 lần.
Theo tính toán của EVN, việc điều chỉnh giá bán điện ngày 1/7 có độ tác động không lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể, các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh/tháng không bị tác động do giữ nguyên giá bán điện (993 đồng/kWh). Các hộ sử dụng điện sinh hoạt bình thường 100 kWh/tháng tăng chi 4.200 đồng/tháng, sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 8.600 đồng/tháng, sử dụng 200kWh/tháng tăng chi 14.050 đồng/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.050 đồng/tháng, sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 38.950 đồng/tháng.
Tuy nhiên, về phía các chuyên gia và doanh nghiệp lại không nghĩ như vậy. Theo TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, việc chọn tăng giá điện vào thời điểm này là dễ hiểu vì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vừa giảm. Tuy nhiên, giữa thời điểm doanh nghiệp đang rất “vất vả” thì việc này cũng chưa hẳn là hợp lý. Việc tăng giá điện làm doanh nghiệp tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm, trong khi doanh nghiệp khó có thể tăng giá bán, điều này khiến hàng loạt doanh nghiệp thêm khó khăn. Việc tăng giá điện chắc chắn cũng khiến CPI tăng, người dân vừa được hưởng giá xuống sẽ đối mặt với khả năng một số mặt hàng có thể phải tăng. Đó là chưa kể việc EVN tăng giá giữa lúc giá xăng, dầu giảm.
Do vậy, không thể nói việc tăng giá điện sẽ tác động không lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Bởi giá điện không chỉ khiến chi phí phải trả cho ngành điện tăng thêm mà nhiều loại hàng hóa khác cũng “té nước theo mưa” mà tăng theo và như thế “trăm dâu lại đổ đầu tằm”.
Theo đánh giá Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nếu nhìn vào sức mua nội địa đang có nguy cơ dẫn đến giảm phát, nhiều doanh nghiệp đang phải “vật lộn” với việc giải quyết sản phẩm tồn kho, cho thấy các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn chồng chất. Nay tiếp tục đối mặt với việc tăng giá điện thì nhiều doanh nghiệp sẽ rơi vào cảnh “những người cùng khổ”.
Đối với doanh nghiệp ngành thép, giá điện hiện chiếm 6 - 7% giá thành sản xuất và theo tính toán sơ bộ của VSA, để làm ra 1 tấn thép sẽ mất 600kWh, giá điện tăng sẽ làm đội giá thành sản phẩm lên ít nhất 39.000 đồng/tấn. Nếu một doanh nghiệp sản xuất bình quân 40.000 tấn thép/tháng, chi phí từ tiền điện đội lên 1,56 tỷ đồng/tháng. Trong khi các doanh nghiệp không thể tăng giá bán thép bởi sức mua quá thấp, thì không biết sẽ lấy gì để bù đắp vào chi phí tăng thêm này.
Cùng quan điểm, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho hay, giá điện tăng 5% sẽ làm cho chi phí sản xuất phân bón tăng từ 1% - 1,5%. Đó mới chỉ tính được chi phí trực tiếp do giá điện tăng mà doanh nghiệp phân bón tiêu thụ điện phải trả thêm, còn chưa thể tính được các tác động gián tiếp như các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào có tăng giá lên không và tăng bao nhiêu. Đây mới là tác động quan trọng và khó lường làm cho nhiều doanh nghiệp bị động...
Đây mới chính là nỗi lo lớn nhất mà doanh nghiệp và người dân sẽ phải đối mặt. Ngày 29/6/2012, Bộ Công Thương đã chính thức ban hành Thông tư số 17/2012/TT-BCT Quy định về giá bán điện và hướng dẫn thực hiện. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2012, giá bán điện bình quân là 1.369 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 65 đồng/kWh (5%) so với giá bán điện bình quân đang áp dụng là 1.304 đồng/kWh.
Như vậy, tính cả đợt điều chỉnh lần này, từ 2009 đến nay giá điện đã tăng 5 lần.
Theo tính toán của EVN, việc điều chỉnh giá bán điện ngày 1/7 có độ tác động không lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Cụ thể, các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp sử dụng điện sinh hoạt đến 50 kWh/tháng không bị tác động do giữ nguyên giá bán điện (993 đồng/kWh). Các hộ sử dụng điện sinh hoạt bình thường 100 kWh/tháng tăng chi 4.200 đồng/tháng, sử dụng 150 kWh/tháng tăng chi 8.600 đồng/tháng, sử dụng 200kWh/tháng tăng chi 14.050 đồng/tháng, sử dụng 300 kWh/tháng tăng chi 26.050 đồng/tháng, sử dụng 400 kWh/tháng tăng chi 38.950 đồng/tháng.
Tuy nhiên, về phía các chuyên gia và doanh nghiệp lại không nghĩ như vậy. Theo TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, việc chọn tăng giá điện vào thời điểm này là dễ hiểu vì chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vừa giảm. Tuy nhiên, giữa thời điểm doanh nghiệp đang rất “vất vả” thì việc này cũng chưa hẳn là hợp lý. Việc tăng giá điện làm doanh nghiệp tăng chi phí, tăng giá thành sản phẩm, trong khi doanh nghiệp khó có thể tăng giá bán, điều này khiến hàng loạt doanh nghiệp thêm khó khăn. Việc tăng giá điện chắc chắn cũng khiến CPI tăng, người dân vừa được hưởng giá xuống sẽ đối mặt với khả năng một số mặt hàng có thể phải tăng. Đó là chưa kể việc EVN tăng giá giữa lúc giá xăng, dầu giảm.
Do vậy, không thể nói việc tăng giá điện sẽ tác động không lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Bởi giá điện không chỉ khiến chi phí phải trả cho ngành điện tăng thêm mà nhiều loại hàng hóa khác cũng “té nước theo mưa” mà tăng theo và như thế “trăm dâu lại đổ đầu tằm”.
Theo đánh giá Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), nếu nhìn vào sức mua nội địa đang có nguy cơ dẫn đến giảm phát, nhiều doanh nghiệp đang phải “vật lộn” với việc giải quyết sản phẩm tồn kho, cho thấy các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn chồng chất. Nay tiếp tục đối mặt với việc tăng giá điện thì nhiều doanh nghiệp sẽ rơi vào cảnh “những người cùng khổ”.
Đối với doanh nghiệp ngành thép, giá điện hiện chiếm 6 - 7% giá thành sản xuất và theo tính toán sơ bộ của VSA, để làm ra 1 tấn thép sẽ mất 600kWh, giá điện tăng sẽ làm đội giá thành sản phẩm lên ít nhất 39.000 đồng/tấn. Nếu một doanh nghiệp sản xuất bình quân 40.000 tấn thép/tháng, chi phí từ tiền điện đội lên 1,56 tỷ đồng/tháng. Trong khi các doanh nghiệp không thể tăng giá bán thép bởi sức mua quá thấp, thì không biết sẽ lấy gì để bù đắp vào chi phí tăng thêm này.
Cùng quan điểm, Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho hay, giá điện tăng 5% sẽ làm cho chi phí sản xuất phân bón tăng từ 1% - 1,5%. Đó mới chỉ tính được chi phí trực tiếp do giá điện tăng mà doanh nghiệp phân bón tiêu thụ điện phải trả thêm, còn chưa thể tính được các tác động gián tiếp như các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào có tăng giá lên không và tăng bao nhiêu. Đây mới là tác động quan trọng và khó lường làm cho nhiều doanh nghiệp bị động...