Không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể
Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đã được Quốc hội thông qua sáng 18/6.
Trước khi biểu quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo giải trình một số vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình hoàn thiện dự luật.
Về đề nghị xếp hạng di sản văn hóa phi vât thể, theo ủy ban, việc so sánh di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng này với cộng đồng khác để xếp hạng theo giá trị và tầm ảnh hưởng là rất khó thực hiện, đồng thời cũng không phù hợp với nguyên tắc tôn trọng đa dạng văn hoá.
Tuy nhiên, luật đã quy định đưa di sản văn hóa phi vật thể vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, cấp chứng nhận di sản này để đáp ứng nguyện vọng của cử tri, đồng thời đảm bảo phù hợp với tinh thần của Công ước UNESCO 2003.
Theo quy định tại điều 18 của luật, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quyết định công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và cấp giấy chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Về ý kiến khu vực bảo vệ I của di tích phải được bảo vệ nguyên trạng, để tránh sự vận dụng tùy tiện, luật cũng quy định “Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ I phải được sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích đó”.
Tiếp thu góp ý của đại biểu về bổ sung các quy định cụ thể nhằm khuyến khích các nhà sưu tập tư nhân đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia với Nhà nước để làm minh bạch hóa thị trường cổ vật, luật đã quy định các quyền dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nhằm khuyến khích việc đăng ký.
Trước khi đăng ký, di vật, cổ vật phải được giám định tại các cơ sở giám định. Tổ chức, cá nhân sở hữu di vật, cổ vật đã đăng ký được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, và được giữ bí mật thông tin về di vật, cổ vật, đã đăng ký, nếu có yêu cầu. Đồng thời, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch hướng dẫn nghiệp vụ, tạo điều kiện bảo vệ và phát huy giá trị di vật, cổ vật.
Trước khi biểu quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo giải trình một số vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình hoàn thiện dự luật.
Về đề nghị xếp hạng di sản văn hóa phi vât thể, theo ủy ban, việc so sánh di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng này với cộng đồng khác để xếp hạng theo giá trị và tầm ảnh hưởng là rất khó thực hiện, đồng thời cũng không phù hợp với nguyên tắc tôn trọng đa dạng văn hoá.
Tuy nhiên, luật đã quy định đưa di sản văn hóa phi vật thể vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, cấp chứng nhận di sản này để đáp ứng nguyện vọng của cử tri, đồng thời đảm bảo phù hợp với tinh thần của Công ước UNESCO 2003.
Theo quy định tại điều 18 của luật, chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở địa phương và lựa chọn, lập hồ sơ khoa học để đề nghị Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quyết định công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và cấp giấy chứng nhận di sản văn hoá phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Về ý kiến khu vực bảo vệ I của di tích phải được bảo vệ nguyên trạng, để tránh sự vận dụng tùy tiện, luật cũng quy định “Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích ở khu vực bảo vệ I phải được sự đồng ý bằng văn bản của cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích đó”.
Tiếp thu góp ý của đại biểu về bổ sung các quy định cụ thể nhằm khuyến khích các nhà sưu tập tư nhân đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia với Nhà nước để làm minh bạch hóa thị trường cổ vật, luật đã quy định các quyền dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia nhằm khuyến khích việc đăng ký.
Trước khi đăng ký, di vật, cổ vật phải được giám định tại các cơ sở giám định. Tổ chức, cá nhân sở hữu di vật, cổ vật đã đăng ký được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, và được giữ bí mật thông tin về di vật, cổ vật, đã đăng ký, nếu có yêu cầu. Đồng thời, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch hướng dẫn nghiệp vụ, tạo điều kiện bảo vệ và phát huy giá trị di vật, cổ vật.