“Khủng hoảng cô dâu” leo thang ở Ấn Độ
Năm ngoái, có tin nói rằng đàn ông độc thân ở Haryana, Ấn Độ đòi các chính trị gia ở bang này đổi cô dâu lấy phiếu bầu
Mất cân bằng giới tính nghiêm trọng đang dẫn tới một cuộc “khủng hoảng cô dâu” ở quốc gia đông dân thứ nhì thế giới, tờ Washington Post cho biết.
Một cô gái đến tuổi kết hôn ở Ấn Độ có thể sẽ rất may mắn hoặc cũng có thể rơi vào bi kịch.
Cuộc đời các cô gái trẻ ở Ấn Độ bỗng trở thành một “canh bạc” đầy may rủi bởi nước này đã rơi vào tình trạng thiếu phụ nữ nghiêm trọng. Tỷ lệ phụ nữ/nam giới ở Ấn đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1947, và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là việc lựa chọn giới tính khi sinh ở một quốc gia nơi bé trai được coi trọng hơn bé gái.
Đối với các cô gái đến tuổi lập gia đình ở Ấn, đặc biệt là những cô gái sinh ra trong những gia đình trung lưu hoặc thượng lưu, “khủng hoảng cô dâu” đem đến thêm quyền lực.
Trong những cuộc hôn nhân sắp đặt vốn rất phổ biến ở Ấn Độ, người phụ nữ trẻ hiếm khi được lựa chọn. Trước kia, họ thường được cha mẹ gả chồng, mang theo của hồi môn gồm TV, tiền và vàng. Ngày nay, hôn nhân sắp đặt vẫn phổ biến ở nước này, nhưng các cô dâu có quyền “kén cá chọn canh”, và trong nhiều trường hợp, họ không cần phải có của hồi môn nữa.
Mọi chuyện đơn giản xuất phát từ vấn đề cung-cầu. Và các cô gái Ấn hiện nay có rất nhiều đàn ông để lựa chọn làm bạn đời.
Chẳng hạn, một thanh niên bảnh trai và có công ăn việc làm ổn định ở Mumbai mãi vẫn chưa cưới được vợ. Cha mẹ người thanh niên này đã tìm người mai mối cho con trai một đám ưng ý nhưng suốt nhiều tháng vẫn chưa có kết quả. Một số đám có triển vọng đều đặt ra hàng loạt câu hỏi cho người thanh niên này: Anh có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng? Anh đầu tư vào những đâu? Bất động sản? Anh có bằng đại học trường top đầu không? Anh đi xe hiệu gì? Anh có hộ chiếu Anh hay Mỹ?
Tình hình căng thẳng đến nỗi, nam giới độc thân ở nhiều vùng của Ấn Độ phải đi xa hàng trăm, hàng nghìn cây số để tìm vợ. Nam giới ở làng Sorkhi thuộc bang miền Bắc Haryana của Ân Độ đã đổ tới vùng Kerala ở miền Nam, nơi cách xa 1.700 dặm, để tìm kiếm bạn đời. Các cô gái ở đây khá “kiêu”, khiến 250 thanh niên trẻ đến từ Sorkhi ra về tay trắng.
“Trước đây, các gia đình có con gái đến tuổi lấy chồng thường chủ động đi tìm chồng cho con, và chuẩn bị cho con gái thật nhiều của hồi môi”, ông Virender Berwal, một người dân làng ở Kerala, cho biết. “Giờ thì mọi chuyện thay đổi hoàn toàn. Gia đình nhà gái kiểm tra kỹ lưỡng về người muốn kết hôn với con gái họ. Họ muốn biết anh chàng có bao nhiêu đất đai, có công ăn việc làm trong nhà nước không, và liệu cưới xong con gái họ có được sống thoải mái không”.
Theo thống kê dân số, ở Haryana, tỷ lệ bé gái/bé trai từ 6 tuổi trở xuống là 834/1.000. Trên toàn quốc Ấn Độ, tỷ lệ này là 919/1.000.
Năm ngoái, có tin nói rằng đàn ông độc thân ở Haryana đòi các chính trị gia ở bang này đổi cô dâu lấy phiếu bầu, nhưng bị từ chối.
Trong nhiều thập kỷ, các gia đình nghèo ở Ấn Độ thích có con trai hơn con gái vì muốn tránh gánh nặng của hồi môn. Truyền thống này được duy trì ngay cả khi bị pháp luật quy định cấm. Theo phong tục của người Ấn Độ, con trai là người chịu trách nhiệm chăm lo cho cha mẹ khi về già, người con gái lấy chồng phải theo chồng, và cuộc đời người phụ nữ sau khi kết hôn phụ thuộc vào gia đình chồng.
Những phong tục và truyền thống này giữ một vai trò quan trọng dẫn tới tình trạng gia tăng mạnh các ca nạo phá thai đối với những thai nhi là nữ giới, khiến Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm kiểm tra giới tính trước khi sinh vào năm 1994. Tuy vậy, việc lựa chọn giới tính khi sinh vẫn diễn ra phổ biến.
Một bài báo của tờ India Times gần đây nói về tình trạng dư thừa chú rể ở nước này đã đặt câu hỏi: “Ấn Độ đã giết những cô dâu tương lai như thế nào?”
Khan hiếm cô dâu cũng dẫn tới tình trạng buôn người gia tăng ở Ấn Độ. Những kẻ buôn người hứa hẹn với các cô gái sẽ tìm việc làm tốt hoặc một tấm chồng tốt cho họ, rồi bán họ cho những tay môi giới hôn nhân. Sau đó, các cô bị bán vào những cuộc hôn nhân cưỡng ép.
Theo thống kê, có gần 25.000 cô gái tuổi từ 15-30 bị bắt cóc và mua bán vì mục đích hôn nhân ở Ấn Độ trong năm 2013. Gần đây, cảnh sát Ấn Độ đã phá một đường dây buôn người chuyên bán phụ nữ cho những người đàn ông cần lấy vợ ở Haryana.
Một cô gái đến tuổi kết hôn ở Ấn Độ có thể sẽ rất may mắn hoặc cũng có thể rơi vào bi kịch.
Cuộc đời các cô gái trẻ ở Ấn Độ bỗng trở thành một “canh bạc” đầy may rủi bởi nước này đã rơi vào tình trạng thiếu phụ nữ nghiêm trọng. Tỷ lệ phụ nữ/nam giới ở Ấn đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1947, và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là việc lựa chọn giới tính khi sinh ở một quốc gia nơi bé trai được coi trọng hơn bé gái.
Đối với các cô gái đến tuổi lập gia đình ở Ấn, đặc biệt là những cô gái sinh ra trong những gia đình trung lưu hoặc thượng lưu, “khủng hoảng cô dâu” đem đến thêm quyền lực.
Trong những cuộc hôn nhân sắp đặt vốn rất phổ biến ở Ấn Độ, người phụ nữ trẻ hiếm khi được lựa chọn. Trước kia, họ thường được cha mẹ gả chồng, mang theo của hồi môn gồm TV, tiền và vàng. Ngày nay, hôn nhân sắp đặt vẫn phổ biến ở nước này, nhưng các cô dâu có quyền “kén cá chọn canh”, và trong nhiều trường hợp, họ không cần phải có của hồi môn nữa.
Mọi chuyện đơn giản xuất phát từ vấn đề cung-cầu. Và các cô gái Ấn hiện nay có rất nhiều đàn ông để lựa chọn làm bạn đời.
Chẳng hạn, một thanh niên bảnh trai và có công ăn việc làm ổn định ở Mumbai mãi vẫn chưa cưới được vợ. Cha mẹ người thanh niên này đã tìm người mai mối cho con trai một đám ưng ý nhưng suốt nhiều tháng vẫn chưa có kết quả. Một số đám có triển vọng đều đặt ra hàng loạt câu hỏi cho người thanh niên này: Anh có bao nhiêu tiền tiết kiệm trong tài khoản ngân hàng? Anh đầu tư vào những đâu? Bất động sản? Anh có bằng đại học trường top đầu không? Anh đi xe hiệu gì? Anh có hộ chiếu Anh hay Mỹ?
Tình hình căng thẳng đến nỗi, nam giới độc thân ở nhiều vùng của Ấn Độ phải đi xa hàng trăm, hàng nghìn cây số để tìm vợ. Nam giới ở làng Sorkhi thuộc bang miền Bắc Haryana của Ân Độ đã đổ tới vùng Kerala ở miền Nam, nơi cách xa 1.700 dặm, để tìm kiếm bạn đời. Các cô gái ở đây khá “kiêu”, khiến 250 thanh niên trẻ đến từ Sorkhi ra về tay trắng.
“Trước đây, các gia đình có con gái đến tuổi lấy chồng thường chủ động đi tìm chồng cho con, và chuẩn bị cho con gái thật nhiều của hồi môi”, ông Virender Berwal, một người dân làng ở Kerala, cho biết. “Giờ thì mọi chuyện thay đổi hoàn toàn. Gia đình nhà gái kiểm tra kỹ lưỡng về người muốn kết hôn với con gái họ. Họ muốn biết anh chàng có bao nhiêu đất đai, có công ăn việc làm trong nhà nước không, và liệu cưới xong con gái họ có được sống thoải mái không”.
Theo thống kê dân số, ở Haryana, tỷ lệ bé gái/bé trai từ 6 tuổi trở xuống là 834/1.000. Trên toàn quốc Ấn Độ, tỷ lệ này là 919/1.000.
Năm ngoái, có tin nói rằng đàn ông độc thân ở Haryana đòi các chính trị gia ở bang này đổi cô dâu lấy phiếu bầu, nhưng bị từ chối.
Trong nhiều thập kỷ, các gia đình nghèo ở Ấn Độ thích có con trai hơn con gái vì muốn tránh gánh nặng của hồi môn. Truyền thống này được duy trì ngay cả khi bị pháp luật quy định cấm. Theo phong tục của người Ấn Độ, con trai là người chịu trách nhiệm chăm lo cho cha mẹ khi về già, người con gái lấy chồng phải theo chồng, và cuộc đời người phụ nữ sau khi kết hôn phụ thuộc vào gia đình chồng.
Những phong tục và truyền thống này giữ một vai trò quan trọng dẫn tới tình trạng gia tăng mạnh các ca nạo phá thai đối với những thai nhi là nữ giới, khiến Chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm kiểm tra giới tính trước khi sinh vào năm 1994. Tuy vậy, việc lựa chọn giới tính khi sinh vẫn diễn ra phổ biến.
Một bài báo của tờ India Times gần đây nói về tình trạng dư thừa chú rể ở nước này đã đặt câu hỏi: “Ấn Độ đã giết những cô dâu tương lai như thế nào?”
Khan hiếm cô dâu cũng dẫn tới tình trạng buôn người gia tăng ở Ấn Độ. Những kẻ buôn người hứa hẹn với các cô gái sẽ tìm việc làm tốt hoặc một tấm chồng tốt cho họ, rồi bán họ cho những tay môi giới hôn nhân. Sau đó, các cô bị bán vào những cuộc hôn nhân cưỡng ép.
Theo thống kê, có gần 25.000 cô gái tuổi từ 15-30 bị bắt cóc và mua bán vì mục đích hôn nhân ở Ấn Độ trong năm 2013. Gần đây, cảnh sát Ấn Độ đã phá một đường dây buôn người chuyên bán phụ nữ cho những người đàn ông cần lấy vợ ở Haryana.