Khủng hoảng nợ công có nguy cơ lan tới châu Á
Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo châu Á về nguy cơ lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu
Theo hãng tin Reuters, hôm 9/6, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cảnh báo châu Á về nguy cơ lan rộng của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Phát biểu tại Singapore, Phó giám đốc điều hành IMF Naoyuki Shinohara cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu có thể gián đoạn thương mại toàn cầu và ảnh hưởng tới nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của châu Á và đưa dòng tiền nóng vào châu lục này nếu các nhà hoạch định chính sách không có hành động nhanh chóng và thích hợp.
Theo đó, những vấn đề về tín dụng có thể lan sang châu Á thông qua các kênh cấp vốn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở một số nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể gây hiệu ứng dây chuyền sang châu Á.
Bên cạnh đó, mặc dù châu Á đang thu hút được nhiều vốn đầu tư (do có triển vọng tăng trưởng, mức lãi suất thấp...), song một số nền kinh tế lớn trong khu vực lại đối mặt với nguy cơ phát triển quá nóng, cần có những chính sách hợp lý. Mặt khác, tâm lý sợ rủi ro có thể khiến cho luồng vốn đổ vào châu Á nhanh chóng đổi hướng.
Theo ông Shinohara, chính phủ các nước châu Á cần thận trọng trước những nguy cơ tiềm tàng từ cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và sẵn sàng hành động khi cần thiết. Ông khẳng định do châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nên những lựa chọn chính sách được đưa ra tại khu vực này ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, quan chức IMF cũng cho rằng, tình hình kinh tế tại Hungary, nền kinh tế châu Âu mới nhất rơi vào tình thế khó khăn tài chính, không tới nỗi nghiêm trọng như một số hãng thông tấn báo chí đưa tin. “Tình hình dịu hơn nhiều, không cần phải quá lo lắng trong lúc này”, ông Shinohara nói.
Về phục hồi kinh tế toàn cầu, Phó giám đốc điều hành IMF nhận xét, phần lớn các nền kinh tế nước phát triển đang phục hồi chậm lại. Theo ông, điều đáng lo ở chỗ các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng đã trở nên hạn chế hơn và trong một số trường hợp đã hết.
“Sau gần 2 năm kinh tế và tài chính thế giới biến động mạnh, dư chấn của khủng hoảng vẫn còn, ta có thể thấy điều đó qua diễn biến mới đây tại châu Âu và Mỹ. Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn bất ổn và rủi ro kinh tế đi xuống tăng mạnh”, ông Shinohara phát biểu.
Trước đó vài ngày, bộ trưởng bộ tài chính nhóm G20 đã bất đồng về hướng duy trì đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Bộ trưởng bộ tài chính Mỹ kêu gọi Nhật và những nước châu Âu có thặng dư thương mại cao đưa ra biện pháp kích thích tiêu dùng nội địa, trong khi đại diện phía châu Âu cho rằng ưu tiên lớn nhất là giảm thâm hụt ngân sách.
Phát biểu tại Singapore, Phó giám đốc điều hành IMF Naoyuki Shinohara cho rằng, cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu có thể gián đoạn thương mại toàn cầu và ảnh hưởng tới nhu cầu hàng hóa xuất khẩu của châu Á và đưa dòng tiền nóng vào châu lục này nếu các nhà hoạch định chính sách không có hành động nhanh chóng và thích hợp.
Theo đó, những vấn đề về tín dụng có thể lan sang châu Á thông qua các kênh cấp vốn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở một số nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có thể gây hiệu ứng dây chuyền sang châu Á.
Bên cạnh đó, mặc dù châu Á đang thu hút được nhiều vốn đầu tư (do có triển vọng tăng trưởng, mức lãi suất thấp...), song một số nền kinh tế lớn trong khu vực lại đối mặt với nguy cơ phát triển quá nóng, cần có những chính sách hợp lý. Mặt khác, tâm lý sợ rủi ro có thể khiến cho luồng vốn đổ vào châu Á nhanh chóng đổi hướng.
Theo ông Shinohara, chính phủ các nước châu Á cần thận trọng trước những nguy cơ tiềm tàng từ cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu và sẵn sàng hành động khi cần thiết. Ông khẳng định do châu Á có tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh nên những lựa chọn chính sách được đưa ra tại khu vực này ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, quan chức IMF cũng cho rằng, tình hình kinh tế tại Hungary, nền kinh tế châu Âu mới nhất rơi vào tình thế khó khăn tài chính, không tới nỗi nghiêm trọng như một số hãng thông tấn báo chí đưa tin. “Tình hình dịu hơn nhiều, không cần phải quá lo lắng trong lúc này”, ông Shinohara nói.
Về phục hồi kinh tế toàn cầu, Phó giám đốc điều hành IMF nhận xét, phần lớn các nền kinh tế nước phát triển đang phục hồi chậm lại. Theo ông, điều đáng lo ở chỗ các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng đã trở nên hạn chế hơn và trong một số trường hợp đã hết.
“Sau gần 2 năm kinh tế và tài chính thế giới biến động mạnh, dư chấn của khủng hoảng vẫn còn, ta có thể thấy điều đó qua diễn biến mới đây tại châu Âu và Mỹ. Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn bất ổn và rủi ro kinh tế đi xuống tăng mạnh”, ông Shinohara phát biểu.
Trước đó vài ngày, bộ trưởng bộ tài chính nhóm G20 đã bất đồng về hướng duy trì đà phục hồi của kinh tế toàn cầu. Bộ trưởng bộ tài chính Mỹ kêu gọi Nhật và những nước châu Âu có thặng dư thương mại cao đưa ra biện pháp kích thích tiêu dùng nội địa, trong khi đại diện phía châu Âu cho rằng ưu tiên lớn nhất là giảm thâm hụt ngân sách.