Nợ công của Mỹ phá mọi kỷ lục
Lần đầu tiên trong lịch sử, nợ công của Mỹ lên hơn 13.000 tỷ USD, tăng 1.600 tỷ USD so với năm ngoái, chiếm tới 90% GDP
Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ, lần đầu tiên trong lịch sử, nợ công của nước này tính đến ngày 1/6 đã lên hơn 13.000 tỷ USD, tăng 1.600 tỷ USD so với năm ngoái, tăng hơn hai lần trong 10 năm qua và chiếm tới 90% GDP.
Để dễ hình dung ra số tiền khổng lồ trên, với 13.000 tỷ USD, người ta có thể mua được hơn 16 tỷ chiếc iPad, hoặc 34 triệu siêu xe Rolls Royce Phantoms, hay 83 công ty Google tính theo giá trị thị trường của gã khổng lồ tìm kiếm trực tuyến này hiện nay.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do Chính phủ Mỹ thời gian qua đã tiến hành các chương trình cắt giảm thuế, và chi mạnh tay cho các gói hỗ trợ, nhằm kích thích nền kinh tế số một thế giới nhanh chóng bứt ra khỏi khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Thượng nghị sỹ Cộng hòa Judd Gregg cảnh báo, nợ công vượt 13.000 tỷ USD là điều hết sức nguy hiểm và không bền vững, có thể khiến cả nền kinh tế Mỹ sụp đổ.
Cũng theo Bộ Tài chính Mỹ, tháng 4 vừa qua là tháng thứ 19 liên tiếp, ngân sách liên bang Mỹ bị thâm hụt trầm trọng. Vấn đề này đã khiến nghị trường Mỹ tăng nhiệt, khi các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đổ lỗi cho nhau.
Các nghị sỹ Cộng hòa cho rằng, thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao là do chính quyền Obama đã "vung tay quá trán," đặc biệt cho các chương trình cải cách đến nay vẫn gây tranh cãi dù đã được Quốc hội thông qua như cải tổ hệ thống y tế quốc gia.
Phát biểu hôm 2/6 tại Pittsburgh (Pennsylvania), Tổng thống Mỹ Barack Obama nêu rõ, vào thời điểm ông nhậm chức, thâm hụt ngân sách năm của Mỹ vào khoảng 1.000 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng gấp 8 lần trong một thập kỷ tới.
Theo giới phân tích, ông Obama đã ám chỉ rằng, sở dĩ nợ nần phình to là kết quả của những chính sách có từ thời cựu Tổng thống George W. Bush. Kể từ khi Obama làm Tổng thống, cục nợ của Mỹ đã tăng thêm 2.400 tỷ USD. Trong 8 năm cựu Tổng thống George W. Bush nắm quyền, nợ tăng thêm 4.900 tỷ USD.
Giới phân tích cho rằng, nguyên nhân chính khiến nợ công của Mỹ tăng mạnh là do thâm hụt ngân sách liên bang liên tục phình to. Năm 2009 khoảng 1.840 tỷ USD, chiếm 13% GDP, cao nhất từ năm 1945, so với 454,8 tỷ cả năm 2008, do chi tiêu quá nhiều để cứu vãn nền kinh tế trong khi nguồn thu vẫn bị thu hẹp do tác động từ suy thoái.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ dự báo thâm hụt ngân sách trong năm tài khóa 2010 hiện nay sẽ vào khoảng 1.350 tỷ USD. Nợ công leo thang đồng nghĩa với việc Quốc hội Mỹ liên tục phải nâng mức trần nợ công để tránh làm tê liệt các hoạt động của chính phủ.
Trước đó, hôm 28/1, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu cho phép chính phủ vay thêm 1.900 tỷ USD, nâng trần nợ công của Mỹ từ 12.400 tỷ USD lên mức cao kỷ lục 14.300 tỷ USD. Đây là mức trần nợ công cao nhất từ trước tới nay.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Obama đã thành lập một ủy ban nợ có nhiệm vụ nghiên cứu các giải pháp đối phó với tình trạng này, và dự kiến sẽ công bố kết quả vào cuối năm nay.
Nợ công đang trở thành một vấn nạn với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Để dễ hình dung ra số tiền khổng lồ trên, với 13.000 tỷ USD, người ta có thể mua được hơn 16 tỷ chiếc iPad, hoặc 34 triệu siêu xe Rolls Royce Phantoms, hay 83 công ty Google tính theo giá trị thị trường của gã khổng lồ tìm kiếm trực tuyến này hiện nay.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do Chính phủ Mỹ thời gian qua đã tiến hành các chương trình cắt giảm thuế, và chi mạnh tay cho các gói hỗ trợ, nhằm kích thích nền kinh tế số một thế giới nhanh chóng bứt ra khỏi khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Thượng nghị sỹ Cộng hòa Judd Gregg cảnh báo, nợ công vượt 13.000 tỷ USD là điều hết sức nguy hiểm và không bền vững, có thể khiến cả nền kinh tế Mỹ sụp đổ.
Cũng theo Bộ Tài chính Mỹ, tháng 4 vừa qua là tháng thứ 19 liên tiếp, ngân sách liên bang Mỹ bị thâm hụt trầm trọng. Vấn đề này đã khiến nghị trường Mỹ tăng nhiệt, khi các nghị sĩ hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đổ lỗi cho nhau.
Các nghị sỹ Cộng hòa cho rằng, thâm hụt ngân sách và nợ công tăng cao là do chính quyền Obama đã "vung tay quá trán," đặc biệt cho các chương trình cải cách đến nay vẫn gây tranh cãi dù đã được Quốc hội thông qua như cải tổ hệ thống y tế quốc gia.
Phát biểu hôm 2/6 tại Pittsburgh (Pennsylvania), Tổng thống Mỹ Barack Obama nêu rõ, vào thời điểm ông nhậm chức, thâm hụt ngân sách năm của Mỹ vào khoảng 1.000 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng gấp 8 lần trong một thập kỷ tới.
Theo giới phân tích, ông Obama đã ám chỉ rằng, sở dĩ nợ nần phình to là kết quả của những chính sách có từ thời cựu Tổng thống George W. Bush. Kể từ khi Obama làm Tổng thống, cục nợ của Mỹ đã tăng thêm 2.400 tỷ USD. Trong 8 năm cựu Tổng thống George W. Bush nắm quyền, nợ tăng thêm 4.900 tỷ USD.
Giới phân tích cho rằng, nguyên nhân chính khiến nợ công của Mỹ tăng mạnh là do thâm hụt ngân sách liên bang liên tục phình to. Năm 2009 khoảng 1.840 tỷ USD, chiếm 13% GDP, cao nhất từ năm 1945, so với 454,8 tỷ cả năm 2008, do chi tiêu quá nhiều để cứu vãn nền kinh tế trong khi nguồn thu vẫn bị thu hẹp do tác động từ suy thoái.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ dự báo thâm hụt ngân sách trong năm tài khóa 2010 hiện nay sẽ vào khoảng 1.350 tỷ USD. Nợ công leo thang đồng nghĩa với việc Quốc hội Mỹ liên tục phải nâng mức trần nợ công để tránh làm tê liệt các hoạt động của chính phủ.
Trước đó, hôm 28/1, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu cho phép chính phủ vay thêm 1.900 tỷ USD, nâng trần nợ công của Mỹ từ 12.400 tỷ USD lên mức cao kỷ lục 14.300 tỷ USD. Đây là mức trần nợ công cao nhất từ trước tới nay.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Obama đã thành lập một ủy ban nợ có nhiệm vụ nghiên cứu các giải pháp đối phó với tình trạng này, và dự kiến sẽ công bố kết quả vào cuối năm nay.
Nợ công đang trở thành một vấn nạn với nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).