Kịch bản “bắt tay” đấu thầu vàng?
Dường như cả “hai phía” là Ngân hàng Nhà nước và các đầu mối đều còn phòng thủ và thăm dò nhau
Phiên đấu thầu vàng miếng tiếp theo dự kiến sẽ được Ngân hàng Nhà nước tổ chức trong tuần này. Liệu diễn biến và kết quả có thay đổi so với phiên mở đầu?
Lúc này hẳn cả Ngân hàng Nhà nước lẫn các thành viên tham gia đều đang định hình những kịch bản cho phiên đấu thầu sắp tới, sau sự khởi đầu có nhiều ý kiến trái chiều.
Về phiên khởi đầu, có một điều rút ra là: dường như cả “hai phía” là Ngân hàng Nhà nước và các đầu mối đều còn phòng thủ và thăm dò nhau, giữa họ chưa có tiếng nói chung.
Chung quy, cũng là vì lợi ích của các bên. Với Ngân hàng Nhà nước, theo thông tin họ lý giải, là tránh thiệt hại tài sản Nhà nước - dự trữ ngoại hối, không để bù lỗ cho đối tượng nào. Với các đầu mối là lợi nhuận trong kinh doanh, không thể mua cao hơn giá thị trường đang thấp, hoặc tìm cách để mua được mức giá có lợi hơn.
Đáng tiếc là hai phía đều chưa hướng đến cùng một lợi ích: lợi ích của quốc gia, lợi ích của người dân qua việc cùng bắt tay tạo ổn định thị trường, mà mỗi bên đều có vai trò và trách nhiệm.
Thực tế trước và sau phiên đấu thầu đầu tiên, có nhiều xáo trộn trên thị trường, cả về diễn biến giao dịch lẫn tâm lý, dư luận. Rõ ràng, với kiểu rơi giá gần 500 nghìn đồng/lượng chỉ trong khoảng một giờ đồng hồ, rồi đến cú đảo chiều nới rộng chênh lệch giá với thế giới từ 2,7 triệu đồng lên 3,1 triệu đồng/lượng, thị trường vận động không được bình thường.
Có thể có những nguyên do theo các góc nhìn khác nhau. Dù thế nào, trong một thị trường vận động không được bình thường, người dân và nhà đầu tư mới chính là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, cả về lợi ích và niềm tin.
Không rõ sau phiên đó, Ngân hàng Nhà nước và các thành viên dự thầu có cùng ngồi lại để cùng thảo luận thêm hay không, thậm chí là cùng cởi mở để tìm tiếng nói chung.
Trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho rằng, cả Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị tham gia đấu thầu nên cùng nhìn về một mục đích: ổn định thị trường.
“Ở đây cần có một cái bắt tay hài hòa lợi ích, cùng có lợi cho nước cho dân. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm bình ổn đã đành, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng là thành viên của thị trường thì cũng có trách nhiệm vì ổn định chung. Kinh doanh đương nhiên phải tính toán đến lợi nhuận, nhưng lợi nhuận hợp lý. Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước cần chia sẻ lợi ích, các đầu mối cũng cần chia sẻ lợi ích và trách nhiệm, vì mục tiêu chung để phối hợp nhịp nhàng”, ông Phước nêu quan điểm.
Theo đó, đại diện thành viên tham gia đấu thầu này cho rằng, những phiên sắp tới, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét mức giá chào bán thấp hơn giá thị trường một mức vừa phải; các doanh nghiệp trúng thầu khi bán ra cũng xem xét có chênh lệch vừa phải.
Giả sử giá thị trường ở khoảng 43,80 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước hạ thấp một chút xuống 43,75 triệu đồng/lượng, các đầu mối trúng thầu bán ra 43,85 triệu đồng/lượng. Các bên cùng chia sẻ như vậy, qua các phiên, nhu cầu của thị trường dần được đáp ứng, lực cầu đẩy giá sẽ giảm đi và giá trong nước sẽ từng bước về gần hơn giá thế giới.
“Nếu có sự phối hợp hài hòa như vậy, thị trường cũng hạn chế đi những biến động bất thường hay những xáo trộn xoay quanh các phiên đấu thầu. Cái chính là Ngân hàng Nhà nước đang tạo ra một kênh để điều tiết cung - cầu, các đầu mối có một cơ sở để cân đối trong kinh doanh để hướng tới một thị trường ổn định hơn”, ông Phước nói.
Hiện chưa có các thông tin cụ thể về kế hoạch tổ chức của phiên sắp tới. Chưa rõ phương thức tổ chức có thay đổi hay không, bởi ở phiên đầu chỉ có giá sàn mà không có giá trần…
Tuy nhiên, đó chỉ là những điểm kỹ thuật. Có lẽ, tiếng nói chung, hay cái bắt tay hài hòa giữa nhà tổ chức và các thành viên tham gia là điểm được chờ đợi hơn, thay vì những biến động bất thường và khó lường vừa qua.
Lúc này hẳn cả Ngân hàng Nhà nước lẫn các thành viên tham gia đều đang định hình những kịch bản cho phiên đấu thầu sắp tới, sau sự khởi đầu có nhiều ý kiến trái chiều.
Về phiên khởi đầu, có một điều rút ra là: dường như cả “hai phía” là Ngân hàng Nhà nước và các đầu mối đều còn phòng thủ và thăm dò nhau, giữa họ chưa có tiếng nói chung.
Chung quy, cũng là vì lợi ích của các bên. Với Ngân hàng Nhà nước, theo thông tin họ lý giải, là tránh thiệt hại tài sản Nhà nước - dự trữ ngoại hối, không để bù lỗ cho đối tượng nào. Với các đầu mối là lợi nhuận trong kinh doanh, không thể mua cao hơn giá thị trường đang thấp, hoặc tìm cách để mua được mức giá có lợi hơn.
Đáng tiếc là hai phía đều chưa hướng đến cùng một lợi ích: lợi ích của quốc gia, lợi ích của người dân qua việc cùng bắt tay tạo ổn định thị trường, mà mỗi bên đều có vai trò và trách nhiệm.
Thực tế trước và sau phiên đấu thầu đầu tiên, có nhiều xáo trộn trên thị trường, cả về diễn biến giao dịch lẫn tâm lý, dư luận. Rõ ràng, với kiểu rơi giá gần 500 nghìn đồng/lượng chỉ trong khoảng một giờ đồng hồ, rồi đến cú đảo chiều nới rộng chênh lệch giá với thế giới từ 2,7 triệu đồng lên 3,1 triệu đồng/lượng, thị trường vận động không được bình thường.
Có thể có những nguyên do theo các góc nhìn khác nhau. Dù thế nào, trong một thị trường vận động không được bình thường, người dân và nhà đầu tư mới chính là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất, cả về lợi ích và niềm tin.
Không rõ sau phiên đó, Ngân hàng Nhà nước và các thành viên dự thầu có cùng ngồi lại để cùng thảo luận thêm hay không, thậm chí là cùng cởi mở để tìm tiếng nói chung.
Trao đổi với VnEconomy, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho rằng, cả Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị tham gia đấu thầu nên cùng nhìn về một mục đích: ổn định thị trường.
“Ở đây cần có một cái bắt tay hài hòa lợi ích, cùng có lợi cho nước cho dân. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm bình ổn đã đành, các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp kinh doanh vàng cũng là thành viên của thị trường thì cũng có trách nhiệm vì ổn định chung. Kinh doanh đương nhiên phải tính toán đến lợi nhuận, nhưng lợi nhuận hợp lý. Theo tôi, Ngân hàng Nhà nước cần chia sẻ lợi ích, các đầu mối cũng cần chia sẻ lợi ích và trách nhiệm, vì mục tiêu chung để phối hợp nhịp nhàng”, ông Phước nêu quan điểm.
Theo đó, đại diện thành viên tham gia đấu thầu này cho rằng, những phiên sắp tới, Ngân hàng Nhà nước nên xem xét mức giá chào bán thấp hơn giá thị trường một mức vừa phải; các doanh nghiệp trúng thầu khi bán ra cũng xem xét có chênh lệch vừa phải.
Giả sử giá thị trường ở khoảng 43,80 triệu đồng/lượng, Ngân hàng Nhà nước hạ thấp một chút xuống 43,75 triệu đồng/lượng, các đầu mối trúng thầu bán ra 43,85 triệu đồng/lượng. Các bên cùng chia sẻ như vậy, qua các phiên, nhu cầu của thị trường dần được đáp ứng, lực cầu đẩy giá sẽ giảm đi và giá trong nước sẽ từng bước về gần hơn giá thế giới.
“Nếu có sự phối hợp hài hòa như vậy, thị trường cũng hạn chế đi những biến động bất thường hay những xáo trộn xoay quanh các phiên đấu thầu. Cái chính là Ngân hàng Nhà nước đang tạo ra một kênh để điều tiết cung - cầu, các đầu mối có một cơ sở để cân đối trong kinh doanh để hướng tới một thị trường ổn định hơn”, ông Phước nói.
Hiện chưa có các thông tin cụ thể về kế hoạch tổ chức của phiên sắp tới. Chưa rõ phương thức tổ chức có thay đổi hay không, bởi ở phiên đầu chỉ có giá sàn mà không có giá trần…
Tuy nhiên, đó chỉ là những điểm kỹ thuật. Có lẽ, tiếng nói chung, hay cái bắt tay hài hòa giữa nhà tổ chức và các thành viên tham gia là điểm được chờ đợi hơn, thay vì những biến động bất thường và khó lường vừa qua.