Kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu
Theo IMF, cuộc chiến chống lạm phát phải tiếp tục là mục tiêu hàng đầu của các nền kinh tế mới nổi
Ngày 17/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới. Theo đó, cuộc chiến chống lạm phát phải tiếp tục là mục tiêu hàng đầu của các nền kinh tế mới nổi.
Để thực hiện được điều này, nhiều thị trường mới nổi phải tăng lãi suất, cắt giảm thâm hụt ngân sách, giữ giá đồng nội tệ nhằm khống chế rủi ro lạm phát. Báo cáo của IMF cũng nhận định, ở những nước đang phát triển, thắt chặt tiền tệ là điều phải làm, trong một số trường hợp, quản lý tỷ giá linh hoạt hơn cũng là cần thiết.
Rủi ro từ những đợt sóng lớn trên thị trường hàng hóa gây khó khăn và phức tạp trong định hướng đối phó của các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt ở những nước đã phát triển. Những cú sốc về giá dầu và thực phẩm sẽ làm gia tăng lo ngại lạm phát, trong khi nhu cầu tiêu thụ đang suy yếu ở những nước nhập khẩu. Trong khi đó, tại những nước đang phát triển, những hành động mạnh mẽ hơn có thể là cần thiết để giữ vững nền kinh tế trước sức công phá của lạm phát.
Những lời bình luận này được đưa ra khi Trung Quốc công bố những tin tức mới trong nỗ lực giảm lạm phát. Tốc độ tăng giá tiêu dùng của nước này tiếp tục giảm, từ 7,7% tháng 5/2008, xuống 7,1% tháng 6/2008, nhưng mức giá hàng tại xưởng vẫn tăng từ 8,2% tháng 5/2008 lên 8,8% tháng 6/2008.
Tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm từ mức xấp xỉ 12% năm 2007 xuống 10% năm 2008. Nền kinh tế này đã tăng trưởng 10,1% quý 2/2008, thấp hơn con số 10,6% quý 1/2008, đây là quý thứ tư thành công trong việc kiềm chế tốc độ tăng trưởng GDP.
IMF dự kiến, lạm phát ở khu vực kinh tế mới nổi sẽ đứng ở mức 9,1% năm nay và 7,4% năm 2009; lạm phát của các nước công nghiệp là 3,4% năm nay và sẽ giảm đáng kể xuống mức 2,3% năm sau. Tuy nhiên, mức độ gia tăng lạm phát năm 2009 sẽ còn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của các nền kinh tế trong thời gian tới.
Tại những nước đã phát triển, áp lực lạm phát có thể được chống chọi bằng cách cắt giảm nhu cầu. Trong khi đó, ở những nước mới nổi và đang phát triển, sự gia tăng lạm phát ngày càng mạnh mẽ, do giá hàng hóa tăng và hậu quả từ các chính sách kinh tế vĩ mô “hỗ trợ tăng trưởng”. Ông Simon Johnson, nhà kinh tế trưởng của IMF cho rằng các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là các nước châu Á, đang có nguy cơ hứng chịu hậu quả nặng nề từ lạm phát.
Trước đó, tại cuộc họp thượng đỉnh G8, ngày 9/7/2008, Giám đốc điều hành IMF, ông Dominique Strauss-Kahn phát biểu, lạm phát nên là mối lo hàng đầu đối với các nhà làm chính sách trong cuộc chiến với tốc độ tăng giá của nhiên liệu và thực phẩm, vốn đang gây ra tình trạng lạm phát hóa toàn cầu.
Trong khi đó, IMF dự báo, tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được chỉ đứng ở mức 7% giai đoạn 2008-2009, thấp hơn hẳn con số 8% năm 2007; tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ khiêm tốn ở mức 5% năm 2007, xuống 4,1% năm 2008 và 3,9% năm 2009.
“Trước đây, kinh tế toàn cầu đã phải xoay xở với những cú sốc dài, nhưng chúng ta đã nghĩ rằng năng lực đối phó của các nền kinh tế ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các nền kinh tế sẽ chống chọi như thế nào trước những xáo trộn gần đây trên thị trường tài chính và hàng hóa, điều này phụ thuộc cốt yếu vào khả năng điều hành chính sách của các chính phủ”, ông Simon Johnson nói.
“ Việc “để mắt” đến các điều kiện tín dụng ở những nền kinh tế đã phát triển vẫn là cần thiết trong những quý tiếp theo, trong khi, các ngân hàng đang thay đổi dần bản cân đối kế toán của mình để đối phó với những khoản lỗ tín dụng do kinh tế tăng trưởng chậm lại”, báo cáo của IMF viết.
Báo cáo này cũng cho biết, nền kinh tế toàn cầu cần phải quen với sự chuyển dịch từ sức mua hàng hóa của người tiêu dùng sang người sản xuất, khi chính sách thắt chặt tiền tệ là cần thiết ở nhiều quốc gia.
Rủi ro về triển vọng tăng trưởng nóng của các nền kinh tế đang phát triển được IMF nhìn nhận là có thể kiểm soát. Nhu cầu ở các nước đang phát triển và đã phát triển có thể là mạnh hơn dự báo. Điều này dễ nhìn nhận nhất trong trường hợp chống chọi với những cú sốc tài chính và giá tiêu dùng gần đây. Tuy nhiên, các thị trường tài chính vẫn mong manh và lạm phát cao vẫn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng ngại cho nền kinh tế.
Để thực hiện được điều này, nhiều thị trường mới nổi phải tăng lãi suất, cắt giảm thâm hụt ngân sách, giữ giá đồng nội tệ nhằm khống chế rủi ro lạm phát. Báo cáo của IMF cũng nhận định, ở những nước đang phát triển, thắt chặt tiền tệ là điều phải làm, trong một số trường hợp, quản lý tỷ giá linh hoạt hơn cũng là cần thiết.
Rủi ro từ những đợt sóng lớn trên thị trường hàng hóa gây khó khăn và phức tạp trong định hướng đối phó của các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt ở những nước đã phát triển. Những cú sốc về giá dầu và thực phẩm sẽ làm gia tăng lo ngại lạm phát, trong khi nhu cầu tiêu thụ đang suy yếu ở những nước nhập khẩu. Trong khi đó, tại những nước đang phát triển, những hành động mạnh mẽ hơn có thể là cần thiết để giữ vững nền kinh tế trước sức công phá của lạm phát.
Những lời bình luận này được đưa ra khi Trung Quốc công bố những tin tức mới trong nỗ lực giảm lạm phát. Tốc độ tăng giá tiêu dùng của nước này tiếp tục giảm, từ 7,7% tháng 5/2008, xuống 7,1% tháng 6/2008, nhưng mức giá hàng tại xưởng vẫn tăng từ 8,2% tháng 5/2008 lên 8,8% tháng 6/2008.
Tỷ lệ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ giảm từ mức xấp xỉ 12% năm 2007 xuống 10% năm 2008. Nền kinh tế này đã tăng trưởng 10,1% quý 2/2008, thấp hơn con số 10,6% quý 1/2008, đây là quý thứ tư thành công trong việc kiềm chế tốc độ tăng trưởng GDP.
IMF dự kiến, lạm phát ở khu vực kinh tế mới nổi sẽ đứng ở mức 9,1% năm nay và 7,4% năm 2009; lạm phát của các nước công nghiệp là 3,4% năm nay và sẽ giảm đáng kể xuống mức 2,3% năm sau. Tuy nhiên, mức độ gia tăng lạm phát năm 2009 sẽ còn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của các nền kinh tế trong thời gian tới.
Tại những nước đã phát triển, áp lực lạm phát có thể được chống chọi bằng cách cắt giảm nhu cầu. Trong khi đó, ở những nước mới nổi và đang phát triển, sự gia tăng lạm phát ngày càng mạnh mẽ, do giá hàng hóa tăng và hậu quả từ các chính sách kinh tế vĩ mô “hỗ trợ tăng trưởng”. Ông Simon Johnson, nhà kinh tế trưởng của IMF cho rằng các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là các nước châu Á, đang có nguy cơ hứng chịu hậu quả nặng nề từ lạm phát.
Trước đó, tại cuộc họp thượng đỉnh G8, ngày 9/7/2008, Giám đốc điều hành IMF, ông Dominique Strauss-Kahn phát biểu, lạm phát nên là mối lo hàng đầu đối với các nhà làm chính sách trong cuộc chiến với tốc độ tăng giá của nhiên liệu và thực phẩm, vốn đang gây ra tình trạng lạm phát hóa toàn cầu.
Trong khi đó, IMF dự báo, tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được chỉ đứng ở mức 7% giai đoạn 2008-2009, thấp hơn hẳn con số 8% năm 2007; tốc độ tăng trưởng toàn cầu sẽ khiêm tốn ở mức 5% năm 2007, xuống 4,1% năm 2008 và 3,9% năm 2009.
“Trước đây, kinh tế toàn cầu đã phải xoay xở với những cú sốc dài, nhưng chúng ta đã nghĩ rằng năng lực đối phó của các nền kinh tế ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các nền kinh tế sẽ chống chọi như thế nào trước những xáo trộn gần đây trên thị trường tài chính và hàng hóa, điều này phụ thuộc cốt yếu vào khả năng điều hành chính sách của các chính phủ”, ông Simon Johnson nói.
“ Việc “để mắt” đến các điều kiện tín dụng ở những nền kinh tế đã phát triển vẫn là cần thiết trong những quý tiếp theo, trong khi, các ngân hàng đang thay đổi dần bản cân đối kế toán của mình để đối phó với những khoản lỗ tín dụng do kinh tế tăng trưởng chậm lại”, báo cáo của IMF viết.
Báo cáo này cũng cho biết, nền kinh tế toàn cầu cần phải quen với sự chuyển dịch từ sức mua hàng hóa của người tiêu dùng sang người sản xuất, khi chính sách thắt chặt tiền tệ là cần thiết ở nhiều quốc gia.
Rủi ro về triển vọng tăng trưởng nóng của các nền kinh tế đang phát triển được IMF nhìn nhận là có thể kiểm soát. Nhu cầu ở các nước đang phát triển và đã phát triển có thể là mạnh hơn dự báo. Điều này dễ nhìn nhận nhất trong trường hợp chống chọi với những cú sốc tài chính và giá tiêu dùng gần đây. Tuy nhiên, các thị trường tài chính vẫn mong manh và lạm phát cao vẫn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng ngại cho nền kinh tế.