“Đau đầu” vì kỳ vọng lạm phát
Các ngân hàng trung ương đang lo lắng trước kỳ vọng lạm phát của người dân lên cao hiếm thấy
Các ngân hàng trung ương đang lo lắng trước kỳ vọng lạm phát của người dân lên cao hiếm thấy.
>>Lạm phát kỳ vọng: Không nên coi thường
Mối lo trước tình trạng này đã trở thành “mẫu số chung” của cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Mỗi bên đều đang có những bước đi riêng để hạ kỳ vọng lạm phát này xuống.
Kỳ vọng lạm phát đáng sợ hơn lạm phát?
Tỷ lệ lạm phát tăng cao, lên tới 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 5 ở khu vực sử dụng đồng Euro và 4,2% ở Mỹ, chứa đựng quá nhiều rủi ro đối với hai nền kinh tế này.
Nếu các nhà đầu tư, các công ty, và người lao động cho rằng lạm phát ở mức này còn cao thêm, họ sẽ đòi hỏi mức giá cả cao hơn, tiền lương cao hơn và lãi suất trong hoạt động cho vay hàng ngày - vốn được coi là thứ dầu bôi trơn cho nền kinh tế hiện đại - cao hơn. Đây mới là mối đe dọa đáng ngại nhất trong quan điểm của các ngân hàng trung ương.
“Các ngân hàng trung ương không thể thay đổi mức giá hiện tại. Điều mà họ tin là họ có thể làm được là chống lại sự gia tăng của kỳ vọng lạm phát”, kinh tế gia trưởng khu vực châu Âu Jacques Cailloux của Ngân hàng Royal Bank of Scotland nhận xét.
Dường như ECB đang là ngân hàng đi đầu trong cuộc chiến chống lại xu thế này. Rất có khả năng, trong cuộc họp tuần tới ECB sẽ tăng lãi suất bát chấp những số liệu thống kê mới công bố cho thấy viễn cảnh tăng trưởng của kinh tế châu Âu đang tiếp tục xấu đi. FED cũng đưa ra những dấu hiệu cho thấy sẽ cân nhắc việc tăng lãi suất sau khi liên tục cắt giảm lãi suất đồng USD để chặn lại sự đi xuống nhanh chóng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, bất kỳ sự đổi chiều nào trong chính sách lãi suất USD nào cũng là điều khó xảy ra vào thời điểm này. Do đó, người ta càng lo ngại hơn về những nỗ lực của FED trong việc giữ cho đồng USD khỏi tiếp tục yếu đi một khi ECB tiến nhanh hơn trong việc tăng lãi suất.
Một đồng USD yếu có thể khiến lạm phát tại Mỹ tiếp tục “bùng” lên do giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao. Đồng USD yếu cũng khiến lạm phát của cả thế giới tăng mạnh vì “bạc xanh” yếu khiến giá cả các loại nguyên nhiên vật liệu, trong đó có dầu thô, được định giá bằng đồng tiền này tăng mạnh.
Trong phần lớn thời gian của năm qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã thực hiện chính sách “chờ xem”. Họ cho rằng giá cả nguyên nhiên vật liệu, nhất là giá dầu, sẽ tiếp tục tăng cao mà không làm cho giá cả các hàng hóa khác tăng theo, và không gây ra nhu cầu đòi tăng lương. Về bản chất, họ hy vọng giá nhiên liệu tăng sẽ chỉ dừng ở thị trường nhiên liệu. Nhưng vấn đề không phải như vậy. Các hãng hàng không đã tính thêm tiền xăng vào giá vé khi giá dầu tiến sát ngưỡng 140 USD/thùng. Các công ty sử dụng dầu thô làm đầu vào cũng tăng mạnh giá sản phẩm.
Lo ngại ảnh hưởng của giá nhiên liệu leo thang đối với ví tiền của người lao động, công đoàn ở châu Âu đã liên tiếp lên tiếng đòi tăng lương. Mà nếu tăng lương cho công nhân, các công ty chắc chắn sẽ chuyển chi phí này vào giá hàng bán, khiến người tiêu dùng phải chịu. Do công đoàn ở châu Âu mạnh hơn ở Mỹ, xu hướng này tạo ra sự khác biệt giữa nhiệm vụ của ECB và FED. FED phải đối mặt với một nền kinh tế đang ngấp nghé rơi vào suy thoái.
Nhân viên làm việc cho hãng hàng không Lufthansa của Đức hiện đang yêu cầu tăng lương thêm 9,8%. Yêu cầu này có thể lan rộng ra các ngành dịch vụ khác. Tại Anh, một nước không sử dụng đồng Euro, khoảng 600.000 nhân viên làm việc cho chính quyền địa phương chuẩn bị tổ chức một cuộc đình công phản đối hợp đồng lao động không phản ánh đúng chi phí cuộc sống của họ.
Các quyết định đòi tăng lương trên phản ánh kỳ vọng lạm phát của người lao động - quan điểm cho rằng giá cả sẽ còn tăng nhanh hơn trong tương lai.
Đi tìm những dấu hiệu cảnh báo
Sau khi trải qua thập niên 1970, thời kỳ mà lạm phát gần như ở ngoài tầm kiểm soát, các ngân hàng trung ương đã đi tìm những dấu hiệu cảnh báo sớm về sự hình thành của tâm lý lạm phát. Các nhà kinh tế học đã trả lời bằng những dữ liệu được thiết lập nhằm cho thấy quan điểm của người dân về lạm phát trong tương lai.
“Các ngân hàng trung ương rất chú trọng chuyện kỳ vọng lạm phát sẽ khiến lạm phát thực tế lên xuống như thế nào”, kinh tế gia trưởng khu vực châu Âu Julian Callow của Barclays Capital cho biết. “Vấn đề là kỳ vọng lạm phát rất khó có thể được đo đếm. Người ta chỉ có thể suy ra kỳ vọng làm phát từ những nguồn khác”, ông nói thêm.
Một cách để đo kỳ vọng lạm phát là mức lợi suất mà các nhà đầu tư trái phiếu đòi hỏi để bù đắp cho những rủi ro lạm phát trong kỳ hạn của loại chứng khoán này (Lợi suất trái phiếu tính bằng tổng trái tức năm chia cho giá trái phiếu). Tại thị trường châu Âu trong những tháng gần đây, thị trường đã thiết lập mức lợi suất trên 2,5%. Đây thực sự là một cảnh báo đối với mục tiêu của ECB giữ lạm phát dưới mức 2%. Theo Barclays, đây cũng là mức lợi suất trái phiếu cao nhất ở thị trường châu Âu kể từ khi đồng Euro ra đời vào ngày 1/1/1999.
Các điều tra khác đối với người tiêu dùng và các nhà dự báo kinh tế chuyên nghiệp khác, đã cho thấy sự gia tăng kỳ vọng lạm phát tương tự, đặc biệt là trong vòng 2 tháng trở lại đây.
Tại Mỹ, bức tranh kỳ vọng lạm phát cũng tương tự, với các chỉ số trên thị trường trái phiếu tăng mạnh. Một cuộc điều tra người tiêu dùng do Đại học Michigan tiến hành thu hút được sự chú ý của FED cho thấy kỳ vọng lạm phát trong tháng 5 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/1982 – đầu mút cuối của thời kỳ đại lạm phát từ thập niên 1970.
Thực tế này đã khiến Chủ tịch FED Ben Bernanke đầu tháng này đã phải cảnh báo vấn đề lạm phát. Ngày 6/6, ông Bernanke nói: “Đợt tăng giá mới nhất trên thị trường nhiên liệu đã làm gia tăng những rủi ro lạm phát cũng như kỳ vọng lạt phát”. Trước đó 1 ngày, Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet cũng đề cập đến vấn đề kỳ vọng lạm phát và coi đây là lý do chính vì sao ECB có thể tăng lãi suất vào ngày 3/7 tới đây.
Sự chuyển biến trọng tâm chính sách này đã khiến các nhà kinh tế học đoán già đoán non xem các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất tới mức nào để hạ kỳ vọng lạm phát. Có vẻ như Chủ tịch Trichet muốn tăng lãi suất thêm 0,25%, lên mức 4,25% vào cuộc họp vào đầu tháng 7 tới.
Theo giới quan sát, sự chuyển biến ở châu Âu có thể đã có ảnh hưởng tới nước Mỹ. Với mức độ hội nhập cao của các thị trường tài chính, các kỳ vọng lạm phát đã di chuyển nhanh chóng giữa châu Âu và nước Mỹ, đặc biệt do cú sốc lạm phát hiện nay bắt nguồn từ giá năng lượng và thực phẩm tăng cao đã trở thành một hiện tượng toàn cầu. Do đó, thực tế này đã gây sức ép đối với FED trong vấn đề lạm phát, mặc dù kinh tế Mỹ đang gần kề suy thoái.
”Bernanke và các quan chức chủ chốt của FED đang bị thúc ép trong vấn đề này. Tôi cho là họ đang chần chừ trong việc tăng lãi suất nhưng thật khó để không làm điều này khi mà trong FED có những quan chức có quan điểm cứng rắn về vấn đề lãi suất”, kinh tế gia trưởng tại Mỹ Ethan Harris của Lehman Brothers cho biết.
Nhưng vấn đề phải nói tới lúc này là liệu ECB sẽ thực sự tiến xa tới đâu trong vấn đề lãi suất. Khi Trichet đề cập tới chuyện tăng lãi suất vào đầu tháng này, đồng Euro vốn đã mạnh lại mạnh thêm. Điều này khiến đồng USD lại mất giá thêm ngay khi Chủ tịch FED Bernanke và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson mới đưa ra những dấu hiệu cho thấy sẽ đảo ngược xu thế đi xuống đã kéo dài của USD.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại có thể khiến lạm phát ở nước này phải giảm tốc do tình trạng thất nghiệp tăng cao sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng giảm và hạn chế khả năng tăng giá của các nhà sản xuất. Nhưng nếu điều này không xảy ra, FED sẽ nằm gọn giữa hai gọng kìm: tăng trưởng chậm và lạm phát cao.
(Theo IHT)
>>Lạm phát kỳ vọng: Không nên coi thường
Mối lo trước tình trạng này đã trở thành “mẫu số chung” của cả Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Mỗi bên đều đang có những bước đi riêng để hạ kỳ vọng lạm phát này xuống.
Kỳ vọng lạm phát đáng sợ hơn lạm phát?
Tỷ lệ lạm phát tăng cao, lên tới 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 5 ở khu vực sử dụng đồng Euro và 4,2% ở Mỹ, chứa đựng quá nhiều rủi ro đối với hai nền kinh tế này.
Nếu các nhà đầu tư, các công ty, và người lao động cho rằng lạm phát ở mức này còn cao thêm, họ sẽ đòi hỏi mức giá cả cao hơn, tiền lương cao hơn và lãi suất trong hoạt động cho vay hàng ngày - vốn được coi là thứ dầu bôi trơn cho nền kinh tế hiện đại - cao hơn. Đây mới là mối đe dọa đáng ngại nhất trong quan điểm của các ngân hàng trung ương.
“Các ngân hàng trung ương không thể thay đổi mức giá hiện tại. Điều mà họ tin là họ có thể làm được là chống lại sự gia tăng của kỳ vọng lạm phát”, kinh tế gia trưởng khu vực châu Âu Jacques Cailloux của Ngân hàng Royal Bank of Scotland nhận xét.
Dường như ECB đang là ngân hàng đi đầu trong cuộc chiến chống lại xu thế này. Rất có khả năng, trong cuộc họp tuần tới ECB sẽ tăng lãi suất bát chấp những số liệu thống kê mới công bố cho thấy viễn cảnh tăng trưởng của kinh tế châu Âu đang tiếp tục xấu đi. FED cũng đưa ra những dấu hiệu cho thấy sẽ cân nhắc việc tăng lãi suất sau khi liên tục cắt giảm lãi suất đồng USD để chặn lại sự đi xuống nhanh chóng của nền kinh tế.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, bất kỳ sự đổi chiều nào trong chính sách lãi suất USD nào cũng là điều khó xảy ra vào thời điểm này. Do đó, người ta càng lo ngại hơn về những nỗ lực của FED trong việc giữ cho đồng USD khỏi tiếp tục yếu đi một khi ECB tiến nhanh hơn trong việc tăng lãi suất.
Một đồng USD yếu có thể khiến lạm phát tại Mỹ tiếp tục “bùng” lên do giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao. Đồng USD yếu cũng khiến lạm phát của cả thế giới tăng mạnh vì “bạc xanh” yếu khiến giá cả các loại nguyên nhiên vật liệu, trong đó có dầu thô, được định giá bằng đồng tiền này tăng mạnh.
Trong phần lớn thời gian của năm qua, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã thực hiện chính sách “chờ xem”. Họ cho rằng giá cả nguyên nhiên vật liệu, nhất là giá dầu, sẽ tiếp tục tăng cao mà không làm cho giá cả các hàng hóa khác tăng theo, và không gây ra nhu cầu đòi tăng lương. Về bản chất, họ hy vọng giá nhiên liệu tăng sẽ chỉ dừng ở thị trường nhiên liệu. Nhưng vấn đề không phải như vậy. Các hãng hàng không đã tính thêm tiền xăng vào giá vé khi giá dầu tiến sát ngưỡng 140 USD/thùng. Các công ty sử dụng dầu thô làm đầu vào cũng tăng mạnh giá sản phẩm.
Lo ngại ảnh hưởng của giá nhiên liệu leo thang đối với ví tiền của người lao động, công đoàn ở châu Âu đã liên tiếp lên tiếng đòi tăng lương. Mà nếu tăng lương cho công nhân, các công ty chắc chắn sẽ chuyển chi phí này vào giá hàng bán, khiến người tiêu dùng phải chịu. Do công đoàn ở châu Âu mạnh hơn ở Mỹ, xu hướng này tạo ra sự khác biệt giữa nhiệm vụ của ECB và FED. FED phải đối mặt với một nền kinh tế đang ngấp nghé rơi vào suy thoái.
Nhân viên làm việc cho hãng hàng không Lufthansa của Đức hiện đang yêu cầu tăng lương thêm 9,8%. Yêu cầu này có thể lan rộng ra các ngành dịch vụ khác. Tại Anh, một nước không sử dụng đồng Euro, khoảng 600.000 nhân viên làm việc cho chính quyền địa phương chuẩn bị tổ chức một cuộc đình công phản đối hợp đồng lao động không phản ánh đúng chi phí cuộc sống của họ.
Các quyết định đòi tăng lương trên phản ánh kỳ vọng lạm phát của người lao động - quan điểm cho rằng giá cả sẽ còn tăng nhanh hơn trong tương lai.
Đi tìm những dấu hiệu cảnh báo
Sau khi trải qua thập niên 1970, thời kỳ mà lạm phát gần như ở ngoài tầm kiểm soát, các ngân hàng trung ương đã đi tìm những dấu hiệu cảnh báo sớm về sự hình thành của tâm lý lạm phát. Các nhà kinh tế học đã trả lời bằng những dữ liệu được thiết lập nhằm cho thấy quan điểm của người dân về lạm phát trong tương lai.
“Các ngân hàng trung ương rất chú trọng chuyện kỳ vọng lạm phát sẽ khiến lạm phát thực tế lên xuống như thế nào”, kinh tế gia trưởng khu vực châu Âu Julian Callow của Barclays Capital cho biết. “Vấn đề là kỳ vọng lạm phát rất khó có thể được đo đếm. Người ta chỉ có thể suy ra kỳ vọng làm phát từ những nguồn khác”, ông nói thêm.
Một cách để đo kỳ vọng lạm phát là mức lợi suất mà các nhà đầu tư trái phiếu đòi hỏi để bù đắp cho những rủi ro lạm phát trong kỳ hạn của loại chứng khoán này (Lợi suất trái phiếu tính bằng tổng trái tức năm chia cho giá trái phiếu). Tại thị trường châu Âu trong những tháng gần đây, thị trường đã thiết lập mức lợi suất trên 2,5%. Đây thực sự là một cảnh báo đối với mục tiêu của ECB giữ lạm phát dưới mức 2%. Theo Barclays, đây cũng là mức lợi suất trái phiếu cao nhất ở thị trường châu Âu kể từ khi đồng Euro ra đời vào ngày 1/1/1999.
Các điều tra khác đối với người tiêu dùng và các nhà dự báo kinh tế chuyên nghiệp khác, đã cho thấy sự gia tăng kỳ vọng lạm phát tương tự, đặc biệt là trong vòng 2 tháng trở lại đây.
Tại Mỹ, bức tranh kỳ vọng lạm phát cũng tương tự, với các chỉ số trên thị trường trái phiếu tăng mạnh. Một cuộc điều tra người tiêu dùng do Đại học Michigan tiến hành thu hút được sự chú ý của FED cho thấy kỳ vọng lạm phát trong tháng 5 đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/1982 – đầu mút cuối của thời kỳ đại lạm phát từ thập niên 1970.
Thực tế này đã khiến Chủ tịch FED Ben Bernanke đầu tháng này đã phải cảnh báo vấn đề lạm phát. Ngày 6/6, ông Bernanke nói: “Đợt tăng giá mới nhất trên thị trường nhiên liệu đã làm gia tăng những rủi ro lạm phát cũng như kỳ vọng lạt phát”. Trước đó 1 ngày, Chủ tịch ECB Jean-Claude Trichet cũng đề cập đến vấn đề kỳ vọng lạm phát và coi đây là lý do chính vì sao ECB có thể tăng lãi suất vào ngày 3/7 tới đây.
Sự chuyển biến trọng tâm chính sách này đã khiến các nhà kinh tế học đoán già đoán non xem các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất tới mức nào để hạ kỳ vọng lạm phát. Có vẻ như Chủ tịch Trichet muốn tăng lãi suất thêm 0,25%, lên mức 4,25% vào cuộc họp vào đầu tháng 7 tới.
Theo giới quan sát, sự chuyển biến ở châu Âu có thể đã có ảnh hưởng tới nước Mỹ. Với mức độ hội nhập cao của các thị trường tài chính, các kỳ vọng lạm phát đã di chuyển nhanh chóng giữa châu Âu và nước Mỹ, đặc biệt do cú sốc lạm phát hiện nay bắt nguồn từ giá năng lượng và thực phẩm tăng cao đã trở thành một hiện tượng toàn cầu. Do đó, thực tế này đã gây sức ép đối với FED trong vấn đề lạm phát, mặc dù kinh tế Mỹ đang gần kề suy thoái.
”Bernanke và các quan chức chủ chốt của FED đang bị thúc ép trong vấn đề này. Tôi cho là họ đang chần chừ trong việc tăng lãi suất nhưng thật khó để không làm điều này khi mà trong FED có những quan chức có quan điểm cứng rắn về vấn đề lãi suất”, kinh tế gia trưởng tại Mỹ Ethan Harris của Lehman Brothers cho biết.
Nhưng vấn đề phải nói tới lúc này là liệu ECB sẽ thực sự tiến xa tới đâu trong vấn đề lãi suất. Khi Trichet đề cập tới chuyện tăng lãi suất vào đầu tháng này, đồng Euro vốn đã mạnh lại mạnh thêm. Điều này khiến đồng USD lại mất giá thêm ngay khi Chủ tịch FED Bernanke và Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Henry Paulson mới đưa ra những dấu hiệu cho thấy sẽ đảo ngược xu thế đi xuống đã kéo dài của USD.
Kinh tế Mỹ tăng trưởng chậm lại có thể khiến lạm phát ở nước này phải giảm tốc do tình trạng thất nghiệp tăng cao sẽ khiến nhu cầu tiêu dùng giảm và hạn chế khả năng tăng giá của các nhà sản xuất. Nhưng nếu điều này không xảy ra, FED sẽ nằm gọn giữa hai gọng kìm: tăng trưởng chậm và lạm phát cao.
(Theo IHT)