Kiềm chế lạm phát: “Vỡ trận” vì giá xăng dầu tăng?
Tăng giá xăng dầu chắc chắn sẽ tạo ra làn sóng tăng giá tiêu dùng vượt rất xa những tính toán của các nhà quản lý
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, sau bốn năm hầu như liên tục không thành công trong việc kiềm chế giá tiêu dùng, việc thực hiện mục tiêu kiềm chế giá tiêu dùng tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP hiện nay càng trở nên khó khăn hơn.
>>Lạm phát: Tiền tệ có là nguyên nhân duy nhất?
Trong bối cảnh như vậy, cho dù các nhà quản lý đã khẳng định rằng, việc tăng mạnh giá xăng dầu ở thời điểm hiện nay không ảnh hưởng lớn đến giá tiêu dùng, nhưng rất có thể nó sẽ góp phần không nhỏ làm cho chúng ta thêm một lần nữa không thành công ở mục tiêu rất quan trọng này. Nhận định này dựa trên ba căn cứ chủ yếu sau đây.
Thứ nhất, tăng giá xăng dầu chắc chắn sẽ tạo ra làn sóng tăng giá tiêu dùng vượt rất xa những tính toán của các nhà quản lý.
Còn nhớ, trong lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất, một quan chức cấp cao ngành tài chính đã khẳng định rằng, việc tăng giá xăng dầu sẽ không tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), bởi xăng dầu không phải là mặt hàng trực tiếp tính CPI, mà chỉ tác động gián tiếp thông qua việc tăng giá đầu vào của các ngành vận tải, than, thép, xi măng, đánh bắt xa bờ... từ 0,11% đến 10,82%.
Theo hướng này, đã có những tính toán cụ thể xác nhận rằng, thông qua những tác động gián tiếp này, giá của cả “rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội” chỉ tăng thêm 0,34% (mức ảnh hưởng có thể khởi điểm từ 0,11%) và đây cũng là căn cứ để dự báo ở thời điểm này rằng, giá tiêu dùng cả năm 2007 tuy sẽ tăng mạnh, nhưng cũng chỉ có thể ở mức 9%, hoặc nói như Bộ trưởng Bộ Tài chính ở thời điểm đã quyết định tăng giá xăng dầu thì “các bộ, ngành sẽ phối hợp tìm các giải pháp để kìm CPI ở mức dưới hai con số”.
Tuy nhiên, trên thực tế, giá tiêu dùng trong tháng 12/2007 đã tăng kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” 2,91% trong vòng 16 năm trở lại đây và đây chính là cú sốc khiến giá tiêu dùng cả năm đại nhảy vọt qua ngưỡng hai chữ số (12,63%).
Hiển nhiên, giá xăng dầu tăng không phải là “thủ phạm” duy nhất, nhưng không thể không là “thủ phạm chủ yếu”, bởi trong suốt 15 năm trước đó, kỷ lục tăng trong tháng 12 là 1,4% được ghi nhận vào thời điểm siêu lạm phát vừa kết thúc (năm 1992), còn trong 9 năm gần đây thì đều nằm dưới ngưỡng 1%, ngoại trừ năm 2001.
Nói cách khác, trong điều kiện của thị trường nước ta, việc tăng giá xăng dầu gây ra làn sóng tăng giá mạnh gấp nhiều lần so với mọi tính toán của các nhà quản lý.
Thứ hai, bên cạnh những tác động của việc tăng giá xăng dầu, nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng sốt nóng giá nguyên liệu thế giới ở mức kỷ lục.
Các số liệu thống kê của IMF cho thấy, nền kinh tế nước ta đang chịu sức ép tăng giá tiêu dùng rất lớn từ thị trường thế giới. Bởi lẽ, sau khi dịu bớt chút ít trong hai tháng cuối năm 2007 (tháng 10: 143,4 điểm; tháng 11: 143,0 điểm; tháng 12: 142,9 điểm), giá của các loại nguyên liệu phi dầu mỏ thế giới tháng 1 vừa qua lại tăng mạnh trở lại và đạt kỷ lục mọi thời đại với 147,5 điểm.
Rõ ràng, với một nền kinh tế mà độ mở ở đầu vào nhập khẩu đã gần đạt ngưỡng 90% so với GDP như hiện nay, trong đó nhập khẩu nguyên liệu phi dầu mỏ chiếm đại bộ phận trong rổ hàng hóa này, thì tác động khuyếch đại sốt nóng giá cả trong nước của yếu tố này hiện đang cực kỳ mạnh.
Thứ ba, bên cạnh hai tác nhân gây sốt nóng bắt nguồn từ thị trường thế giới nói trên, bản thân nền kinh tế nước ta cũng đang hội tụ nhiều yếu tố cực kỳ quan trọng khiến giá tiêu dùng tăng mạnh.
Trước hết, đà tăng giá trong nền kinh tế nước ta đang mạnh chưa từng có trong nhiều năn trở lại đây. Nếu như tổng mức tăng trong 3 tháng cuối năm 2007 vẫn còn tương đối khiêm tốn với 4,94%, còn riêng tháng mở màn năm nay đã tăng 2,38%, cho nên nếu như giá tiêu dùng tháng 2 này tăng trên 3% như dự báo, thì tổng mức tăng của giá tiêu dùng chỉ riêng trong hai tháng đầu năm đã bằng khoảng 2/3 tốc độ tăng GDP tối đa theo dự kiến của năm nay.
Do vậy, cho dù không thừa nhận đây là thời điểm nhạy cảm, nhưng việc tăng giá xăng dầu hiện nay rất có thể “làm hỏng” mục tiêu kiềm chế giá tiêu dùng tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP trong năm nay.
Trong bối cảnh như vậy, khả năng nông nghiệp mất mùa do đợt rét đậm, rét hại vừa qua với những tổn thất chưa từng có trong lịch sử là rất lớn, cho nên những tác động của nó là rất khó lường.
Về sản xuất, những tác động của đợt rét đậm rét hại khá khiêm tốn mùa đông năm 1989 (chỉ kéo dài 28 ngày) là “nhân chứng sống”. Đó trước hết là giá trị sản xuất nông nghiệp năm 1990 đã “rơi tự do” và năm 1991 cũng chỉ tăng rất khiêm tốn. Trong đó, nếu như ngành trồng trọt ngay lập tức “chạm đáy” trong năm 1990 và năm 1991 cũng chỉ nhích lên không nhiều, thì ngành chăn nuôi cũng ngay lập tức “rơi tự do” trong năm 1990, nhưng còn tệ hại hơn nữa là đến năm 1991 mới “chạm đáy”.
Về thị trường, chắc chắn vì lý do nông nghiệp mất mùa như vậy, cho nên giá của nhóm hàng lương thực và thực phẩm trong các năm này cũng đã tăng đại nhảy vọt 67,1% và 72,4%.
Hơn thế, khác hẳn với kịch bản “hậu rét đậm, rét hại” năm 1989 tồi tệ đó, chẳng những tổn thất về đàn gia súc, gia cầm hiện nay còn lớn hơn gấp bội, mà nguy cơ dịch bệnh đang đe doạ là rất lớn, cho nên những “lỗ hổng” trên thị trường thực phẩm mà nó có thể tạo ra còn lớn hơn rất nhiều.
Cuối cùng, với việc phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay cao kỷ lục trong vòng 12 năm trở lại đây, điều này cũng đồng nghĩa với lạm phát do cầu kéo đang mạnh kỷ lục.
Tất cả những điều nói trên có nghĩa là, nếu như việc tăng mạnh giá xăng dầu trong điều kiện hiện nay là điều bắt buộc phải làm, thì bên cạnh sự cộng hưởng lẫn nhau giữa ba tác nhân vốn đã rất mạnh nói trên, rất có thể chính nó sẽ đóng vai trò “giọt nước làm tràn ly” khiến chúng ta buộc phải chấp nhận thêm một lần nữa không thể thành công trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế giá tiêu dùng tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP trong năm nay.
>>Lạm phát: Tiền tệ có là nguyên nhân duy nhất?
Trong bối cảnh như vậy, cho dù các nhà quản lý đã khẳng định rằng, việc tăng mạnh giá xăng dầu ở thời điểm hiện nay không ảnh hưởng lớn đến giá tiêu dùng, nhưng rất có thể nó sẽ góp phần không nhỏ làm cho chúng ta thêm một lần nữa không thành công ở mục tiêu rất quan trọng này. Nhận định này dựa trên ba căn cứ chủ yếu sau đây.
Thứ nhất, tăng giá xăng dầu chắc chắn sẽ tạo ra làn sóng tăng giá tiêu dùng vượt rất xa những tính toán của các nhà quản lý.
Còn nhớ, trong lần tăng giá xăng dầu gần đây nhất, một quan chức cấp cao ngành tài chính đã khẳng định rằng, việc tăng giá xăng dầu sẽ không tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI), bởi xăng dầu không phải là mặt hàng trực tiếp tính CPI, mà chỉ tác động gián tiếp thông qua việc tăng giá đầu vào của các ngành vận tải, than, thép, xi măng, đánh bắt xa bờ... từ 0,11% đến 10,82%.
Theo hướng này, đã có những tính toán cụ thể xác nhận rằng, thông qua những tác động gián tiếp này, giá của cả “rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội” chỉ tăng thêm 0,34% (mức ảnh hưởng có thể khởi điểm từ 0,11%) và đây cũng là căn cứ để dự báo ở thời điểm này rằng, giá tiêu dùng cả năm 2007 tuy sẽ tăng mạnh, nhưng cũng chỉ có thể ở mức 9%, hoặc nói như Bộ trưởng Bộ Tài chính ở thời điểm đã quyết định tăng giá xăng dầu thì “các bộ, ngành sẽ phối hợp tìm các giải pháp để kìm CPI ở mức dưới hai con số”.
Tuy nhiên, trên thực tế, giá tiêu dùng trong tháng 12/2007 đã tăng kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” 2,91% trong vòng 16 năm trở lại đây và đây chính là cú sốc khiến giá tiêu dùng cả năm đại nhảy vọt qua ngưỡng hai chữ số (12,63%).
Hiển nhiên, giá xăng dầu tăng không phải là “thủ phạm” duy nhất, nhưng không thể không là “thủ phạm chủ yếu”, bởi trong suốt 15 năm trước đó, kỷ lục tăng trong tháng 12 là 1,4% được ghi nhận vào thời điểm siêu lạm phát vừa kết thúc (năm 1992), còn trong 9 năm gần đây thì đều nằm dưới ngưỡng 1%, ngoại trừ năm 2001.
Nói cách khác, trong điều kiện của thị trường nước ta, việc tăng giá xăng dầu gây ra làn sóng tăng giá mạnh gấp nhiều lần so với mọi tính toán của các nhà quản lý.
Thứ hai, bên cạnh những tác động của việc tăng giá xăng dầu, nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng sốt nóng giá nguyên liệu thế giới ở mức kỷ lục.
Các số liệu thống kê của IMF cho thấy, nền kinh tế nước ta đang chịu sức ép tăng giá tiêu dùng rất lớn từ thị trường thế giới. Bởi lẽ, sau khi dịu bớt chút ít trong hai tháng cuối năm 2007 (tháng 10: 143,4 điểm; tháng 11: 143,0 điểm; tháng 12: 142,9 điểm), giá của các loại nguyên liệu phi dầu mỏ thế giới tháng 1 vừa qua lại tăng mạnh trở lại và đạt kỷ lục mọi thời đại với 147,5 điểm.
Rõ ràng, với một nền kinh tế mà độ mở ở đầu vào nhập khẩu đã gần đạt ngưỡng 90% so với GDP như hiện nay, trong đó nhập khẩu nguyên liệu phi dầu mỏ chiếm đại bộ phận trong rổ hàng hóa này, thì tác động khuyếch đại sốt nóng giá cả trong nước của yếu tố này hiện đang cực kỳ mạnh.
Thứ ba, bên cạnh hai tác nhân gây sốt nóng bắt nguồn từ thị trường thế giới nói trên, bản thân nền kinh tế nước ta cũng đang hội tụ nhiều yếu tố cực kỳ quan trọng khiến giá tiêu dùng tăng mạnh.
Trước hết, đà tăng giá trong nền kinh tế nước ta đang mạnh chưa từng có trong nhiều năn trở lại đây. Nếu như tổng mức tăng trong 3 tháng cuối năm 2007 vẫn còn tương đối khiêm tốn với 4,94%, còn riêng tháng mở màn năm nay đã tăng 2,38%, cho nên nếu như giá tiêu dùng tháng 2 này tăng trên 3% như dự báo, thì tổng mức tăng của giá tiêu dùng chỉ riêng trong hai tháng đầu năm đã bằng khoảng 2/3 tốc độ tăng GDP tối đa theo dự kiến của năm nay.
Do vậy, cho dù không thừa nhận đây là thời điểm nhạy cảm, nhưng việc tăng giá xăng dầu hiện nay rất có thể “làm hỏng” mục tiêu kiềm chế giá tiêu dùng tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP trong năm nay.
Trong bối cảnh như vậy, khả năng nông nghiệp mất mùa do đợt rét đậm, rét hại vừa qua với những tổn thất chưa từng có trong lịch sử là rất lớn, cho nên những tác động của nó là rất khó lường.
Về sản xuất, những tác động của đợt rét đậm rét hại khá khiêm tốn mùa đông năm 1989 (chỉ kéo dài 28 ngày) là “nhân chứng sống”. Đó trước hết là giá trị sản xuất nông nghiệp năm 1990 đã “rơi tự do” và năm 1991 cũng chỉ tăng rất khiêm tốn. Trong đó, nếu như ngành trồng trọt ngay lập tức “chạm đáy” trong năm 1990 và năm 1991 cũng chỉ nhích lên không nhiều, thì ngành chăn nuôi cũng ngay lập tức “rơi tự do” trong năm 1990, nhưng còn tệ hại hơn nữa là đến năm 1991 mới “chạm đáy”.
Về thị trường, chắc chắn vì lý do nông nghiệp mất mùa như vậy, cho nên giá của nhóm hàng lương thực và thực phẩm trong các năm này cũng đã tăng đại nhảy vọt 67,1% và 72,4%.
Hơn thế, khác hẳn với kịch bản “hậu rét đậm, rét hại” năm 1989 tồi tệ đó, chẳng những tổn thất về đàn gia súc, gia cầm hiện nay còn lớn hơn gấp bội, mà nguy cơ dịch bệnh đang đe doạ là rất lớn, cho nên những “lỗ hổng” trên thị trường thực phẩm mà nó có thể tạo ra còn lớn hơn rất nhiều.
Cuối cùng, với việc phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay cao kỷ lục trong vòng 12 năm trở lại đây, điều này cũng đồng nghĩa với lạm phát do cầu kéo đang mạnh kỷ lục.
Tất cả những điều nói trên có nghĩa là, nếu như việc tăng mạnh giá xăng dầu trong điều kiện hiện nay là điều bắt buộc phải làm, thì bên cạnh sự cộng hưởng lẫn nhau giữa ba tác nhân vốn đã rất mạnh nói trên, rất có thể chính nó sẽ đóng vai trò “giọt nước làm tràn ly” khiến chúng ta buộc phải chấp nhận thêm một lần nữa không thể thành công trong việc thực hiện mục tiêu kiềm chế giá tiêu dùng tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP trong năm nay.