Kiểm toán Nhà nước điểm danh ngân hàng nhiều nợ khó đòi trong 2016
Kết quả kiểm toán năm 2016 được Kiểm toán Nhà nước báo cáo Quốc hội
Báo cáo Quốc hội kết quả kiểm toán năm 2016, Kiểm toán Nhà nước đã điểm danh nhiều ngân hàng thương mại có công nợ khó thu hồi.
Trước khi nói về sai phạm, báo cáo đã nêu khái quát kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước, 8 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và chuyên đề việc thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015,
Theo đó, năm 2015, thông qua điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã đảm bảo thanh khoản ổn định cho các tổ chức tín dụng và hỗ trợ mục tiêu ổn định tỷ giá; tăng trưởng tín dụng nền kinh tế đạt 17,26%, cao hơn mức tăng trưởng định hướng (khoảng 13-15%).
Các tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán cũng đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao, kinh doanh có lãi. Cụ thể, tổng lợi nhuận trước thuế của SCIC 8.669 tỷ đồng, Agribank 3.133 tỷ đồng, Bảo Minh 149 tỷ đồng, PJICO 119 tỷ đồng.
Phần hạn chế, yếu kém được nêu tại báo cáo dài hơn nhiều lần. Đó là lãi suất cho vay trung và dài hạn năm 2015 đã giảm 0,2-0,5%/năm nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra (giảm 1%-1,5%/năm), tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng còn cao.
Đến 31/12/2015, nếu tính đầy đủ cả nợ tồn đọng tại VAMC, nợ được cơ cấu lại, nợ chưa chuyển nhóm nợ xấu theo kết luận thanh tra Ngân hàng Nhà nước thì nợ xấu là 476,86 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,85% tổng dư nợ; nợ xấu của Agribank nếu tính cả nợ đã bán cho VAMC là 73.472 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng dư nợ.
Báo cáo cũng nêu rõ VAMC “chưa chủ động xử lý nợ xấu mà chủ yếu thông qua các tổ chức tín dụng bán nợ tự thực hiện với kết quả thấp”. Tổng thu hồi nợ từ năm 2013 đến 2015 là 22.902 tỷ đồng, chỉ chiếm 10,4% dư nợ đã mua.
Việc cân đối vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội rất khó khăn, trong đó nhiều khoản vay từ Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước phải gia hạn hoặc khoanh nợ.
Hạn chế tiếp theo được chỉ ra từ các cuộc kiểm toán là hầu hết các chi nhánh Agribank được kiểm toán còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay (một số khoản vay thẩm định thiếu chặt chẽ, thiếu tài sản đảm bảo, giải ngân không đúng mục đích, không được kiểm soát, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay).
Công tác hạch toán kế toán của một số đơn vị còn sai sót như: Agribank trích lập thiếu dự phòng rủi ro tín dụng 2.848,7 tỷ đồng; VCB chưa hạch toán theo phương pháp dồn tích đối với các khoản lãi và phí phải thu thẻ tín dụng; từ năm 2001 đến nay, chưa tính và hạch toán đầy đủ trên hệ thống phần mềm tiền lãi của các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhỏ hơn 1.000 VND hoặc 0,1 đơn vị ngoại tệ.
Về thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, Kiểm toán Nhà nước đánh giá: “Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát và từng bước xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; tình trạng tài chính và năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng bước đầu đã được củng cố và lành mạnh hóa; mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng được cải thiện, nguy cơ đổ vỡ, gây mất an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng giảm đáng kể”...
Tuy nhiên một số tổ chức tín dụng chưa được phê duyệt phương án tái cơ cấu, cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu còn nhiều bất cập. Hoạt động của các tổ chức tín dụng còn nhiều tồn tại và tiềm ẩn rủi ro. Như, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chưa phản ánh đúng thực chất tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng như đã nói ở trên.
Đánh giá của Kiểm toán Nhà nước là việc xử lý nợ xấu được kết luận là chưa hiệu quả, còn một số tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt hoặc tình hình tài chính yếu kém như: 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng (CBBank, GPBank, Ocean Bank), Ngân hàng Đông Á, Công ty Tài chính Cổ phần Handico, Công ty Tài chính Bưu điện, Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy, Công ty Cho thuê tài chính Công nghiệp Tàu thủy, Công ty Cho thuê tài chính ALC II.
Kiểm toán Nhà nước còn nêu, nhiều ngân hàng thương mại tồn đọng nhiều khoản cho vay, công nợ khó thu hồi do lãnh đạo ngân hàng cố ý làm trái, vi phạm pháp luật, việc xử lý hết sức khó khăn và tỷ lệ thu hồi thấp, như ACB, Eximbank, Sacombank, CBBank, GPBank, Ocean Bank.
Một số tổ chức tín dụng trong thời gian tái cơ cấu chưa trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng như Agribank, Maritime Bank. Nhiều tổ chức tín dụng đang tạo ra và sử dụng lợi nhuận từ doanh thu không chắc chắn (lãi dự thu của các khoản nợ được cơ cấu lại - tổng lãi dự thu của các khoản nợ được cơ cấu lại năm 2015 của toàn hệ thống là 50.540 tỷ đồng.
Việc tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính của tổ chức tín dụng còn khó khăn và không hoàn thành mục tiêu theo đề án, tình trạng sở hữu chéo vẫn còn và khó kiểm soát, theo kết quả kiểm toán.
Trước khi nói về sai phạm, báo cáo đã nêu khái quát kết quả kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước năm 2015 của Ngân hàng Nhà nước, 8 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và chuyên đề việc thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015,
Theo đó, năm 2015, thông qua điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước đã đảm bảo thanh khoản ổn định cho các tổ chức tín dụng và hỗ trợ mục tiêu ổn định tỷ giá; tăng trưởng tín dụng nền kinh tế đạt 17,26%, cao hơn mức tăng trưởng định hướng (khoảng 13-15%).
Các tổ chức tài chính, ngân hàng được kiểm toán cũng đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao, kinh doanh có lãi. Cụ thể, tổng lợi nhuận trước thuế của SCIC 8.669 tỷ đồng, Agribank 3.133 tỷ đồng, Bảo Minh 149 tỷ đồng, PJICO 119 tỷ đồng.
Phần hạn chế, yếu kém được nêu tại báo cáo dài hơn nhiều lần. Đó là lãi suất cho vay trung và dài hạn năm 2015 đã giảm 0,2-0,5%/năm nhưng chưa đạt mục tiêu đề ra (giảm 1%-1,5%/năm), tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng còn cao.
Đến 31/12/2015, nếu tính đầy đủ cả nợ tồn đọng tại VAMC, nợ được cơ cấu lại, nợ chưa chuyển nhóm nợ xấu theo kết luận thanh tra Ngân hàng Nhà nước thì nợ xấu là 476,86 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,85% tổng dư nợ; nợ xấu của Agribank nếu tính cả nợ đã bán cho VAMC là 73.472 tỷ đồng, chiếm 10,7% tổng dư nợ.
Báo cáo cũng nêu rõ VAMC “chưa chủ động xử lý nợ xấu mà chủ yếu thông qua các tổ chức tín dụng bán nợ tự thực hiện với kết quả thấp”. Tổng thu hồi nợ từ năm 2013 đến 2015 là 22.902 tỷ đồng, chỉ chiếm 10,4% dư nợ đã mua.
Việc cân đối vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội rất khó khăn, trong đó nhiều khoản vay từ Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước phải gia hạn hoặc khoanh nợ.
Hạn chế tiếp theo được chỉ ra từ các cuộc kiểm toán là hầu hết các chi nhánh Agribank được kiểm toán còn sai sót về trình tự, thủ tục cho vay (một số khoản vay thẩm định thiếu chặt chẽ, thiếu tài sản đảm bảo, giải ngân không đúng mục đích, không được kiểm soát, giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay).
Công tác hạch toán kế toán của một số đơn vị còn sai sót như: Agribank trích lập thiếu dự phòng rủi ro tín dụng 2.848,7 tỷ đồng; VCB chưa hạch toán theo phương pháp dồn tích đối với các khoản lãi và phí phải thu thẻ tín dụng; từ năm 2001 đến nay, chưa tính và hạch toán đầy đủ trên hệ thống phần mềm tiền lãi của các tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhỏ hơn 1.000 VND hoặc 0,1 đơn vị ngoại tệ.
Về thực hiện đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015, Kiểm toán Nhà nước đánh giá: “Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát và từng bước xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém; tình trạng tài chính và năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng bước đầu đã được củng cố và lành mạnh hóa; mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng được cải thiện, nguy cơ đổ vỡ, gây mất an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng giảm đáng kể”...
Tuy nhiên một số tổ chức tín dụng chưa được phê duyệt phương án tái cơ cấu, cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu, xử lý nợ xấu còn nhiều bất cập. Hoạt động của các tổ chức tín dụng còn nhiều tồn tại và tiềm ẩn rủi ro. Như, tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chưa phản ánh đúng thực chất tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng như đã nói ở trên.
Đánh giá của Kiểm toán Nhà nước là việc xử lý nợ xấu được kết luận là chưa hiệu quả, còn một số tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt hoặc tình hình tài chính yếu kém như: 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng (CBBank, GPBank, Ocean Bank), Ngân hàng Đông Á, Công ty Tài chính Cổ phần Handico, Công ty Tài chính Bưu điện, Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Công nghiệp Tàu thủy, Công ty Cho thuê tài chính Công nghiệp Tàu thủy, Công ty Cho thuê tài chính ALC II.
Kiểm toán Nhà nước còn nêu, nhiều ngân hàng thương mại tồn đọng nhiều khoản cho vay, công nợ khó thu hồi do lãnh đạo ngân hàng cố ý làm trái, vi phạm pháp luật, việc xử lý hết sức khó khăn và tỷ lệ thu hồi thấp, như ACB, Eximbank, Sacombank, CBBank, GPBank, Ocean Bank.
Một số tổ chức tín dụng trong thời gian tái cơ cấu chưa trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng như Agribank, Maritime Bank. Nhiều tổ chức tín dụng đang tạo ra và sử dụng lợi nhuận từ doanh thu không chắc chắn (lãi dự thu của các khoản nợ được cơ cấu lại - tổng lãi dự thu của các khoản nợ được cơ cấu lại năm 2015 của toàn hệ thống là 50.540 tỷ đồng.
Việc tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính của tổ chức tín dụng còn khó khăn và không hoàn thành mục tiêu theo đề án, tình trạng sở hữu chéo vẫn còn và khó kiểm soát, theo kết quả kiểm toán.