Thống đốc kỳ vọng giải phóng khối vốn lớn đọng trong nợ xấu
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức nói về dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu sẽ trình Quốc hội
Sáng nay (17/5), phát biểu tại hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng với cộng đồng doanh nghiệp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng chính thức nói về dự thảo nghị quyết về xử lý nợ xấu sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp khai mạc ngày 22/5 tới.
Thống đốc cho biết, một trong các giải pháp tăng hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, giảm thiểu chi phí trong nền kinh tế là tiếp tục tập trung xử lý nợ xấu, với kỳ vọng sớm có những cơ chế hỗ trợ để xử lý triệt để.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ và báo cáo Bộ Chính trị về việc trình Quốc hội thông qua nghị quyết về xử lý nợ xấu và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
“Nếu được thông qua sớm, Nghị quyết của Quốc hội sẽ tạo điều kiện xử lý triệt để các vướng mắc khó khăn về cơ sở pháp lý hiện hành liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, các khoản nợ của các tổ chức tín dụng, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi các khoản nợ xấu. Nhờ đó sẽ giải phóng khối lượng vốn lớn đang đọng lại trong các khoản nợ xấu cũng như giải phóng khối lượng tài sản thế chấp hiện nay chưa xử lý được, gây lãng phí nguồn lực xã hội, giúp các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời, giảm được chi phí hoạt động để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay”, Thống đốc nói.
Cập nhật một kết quả gần đây, một đánh giá khách quan từ bên ngoài về sự điều hành của Chính phủ, cũng như đối với chuyển biến của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, Thống đốc Lê Minh Hưng dẫn lại sự kiện Moody’s nâng triển vọng kinh tế của Việt Nam và xếp hạng 8 ngân hàng thương mại từ ổn định lên tích cực vào tháng 4 vừa qua.
Kết quả đó có giá trị củng cố lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện hệ số tín nhiệm để tiếp cận thuận lợi nguồn vốn với chi phí hợp lý trên thị trường tài chính quốc tế.
Về tình hình tín dụng, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm khoảng 53% tổng dư nợ tín dụng, trong khi nguồn vốn huy động trung dài hạn toàn hệ thống chỉ chiếm khoảng 15%, và cân đối này đang tạo sức ép và rủi ro chênh lệch kỳ hạn cho hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên để tạo nguồn vốn đầu tư, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng tối đa 50% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, trong khi lẽ ra vốn đầu tư trung dài hạn của doanh nghiệp phải được huy động từ thi trường vốn, thị trường chứng khoán; nhưng do các thị trường này chưa phát triển, vốn cung ứng cho nền kinh tế vẫn chủ yếu thực hiện qua hệ thống ngân hàng.
Đối với tín dụng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng được quyết định cho vay vốn bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn trong nước thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu cần được hỗ trợ đến hết năm 2017; đồng thời xem xét xử lý các đề nghị của tổ chức tín dụng về việc cho vay bằng ngoại tệ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại tệ được vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích theo chủ trương của Chính phủ, mà không làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Nhờ đó, hoạt động tín dụng đã đạt được những kết quả tích cực, tăng trưởng tín dụng năm 2016 đạt 18,25%. Năm 2017, tín dụng tăng trưởng tốt ngay từ đầu năm; đến cuối tháng 4/2017, tín dụng tăng 5,76% so với cuối năm 2016, cao hơn so với cùng kỳ các năm gần đây; trong đó tín dụng VND tăng 5,87% và tín dụng ngoại tệ tăng 4,64%.
Về lãi suất, từ năm 2016, trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát có xu hướng tăng, cầu vốn tín dụng và phát hành trái phiếu Chính phủ tiếp tục ở mức cao, tiến độ giải ngân vốn đầu tư còn thấp tạo áp lực đến cầu vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước kiên trì điều hành các giải pháp phù hợp để giữ ổn định mặt bằng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay, qua đó hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay diễn biến ổn định từ năm 2016 đến nay, đặc biệt từ cuối tháng 9/2016, một số ngân hàng đã giảm 0,3-0,5%/năm lãi suất huy động, giảm 0,5-1%/năm lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
“Như vậy, mặt bằng lãi suất hiện nay đã giảm mạnh (chỉ bằng 40% lãi suất cuối năm 2011), phù hợp với mục tiêu điều hành, diễn biến tiền tệ và lạm phát, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của người gửi tiền - tổ chức tín dụng và khách hàng vay”, Thống đốc đánh giá.
Về mặt bằng lãi suất của Việt Nam hiện nay, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, một số nước trong khu vực (như Nhật Bản, Trung Quốc) có lãi suất cho vay thấp là vì họ kiềm chế được lạm phát ở mức thấp, kinh tế vĩ mô ổn định; khả năng dự báo và hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cao; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội của tất cả các khu vực kinh tế đều ở mức cao, kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định nhưng các cân đối lớn của nền kinh tế chưa thực sự bền vững, kỳ vọng lạm phát còn cao và dễ biến động, xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, đồng thời thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu chưa phát triển đồng bộ dẫn tới nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như vốn đầu tư cho phát triển kinh tế phụ thuộc lớn vào hệ thống ngân hàng...
Tuy nhiên, so sánh số liệu với một số nước trong khu vực như Myanmar, lãi suất cho vay ở mức 13%/năm, Indonesia là 11,9%/năm, Thái Lan là 6,3%/năm, Singapore là 5,4%/năm, thì mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của Việt Nam hiện nay khoảng 6-11%/năm, lãi suất cho vay bằng ngoại tệ trong khoảng 3-4%/năm, vẫn ở mức tương đối hợp lý với tương quan kinh tế vĩ mô.
Thống đốc cho biết, một trong các giải pháp tăng hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn, giảm thiểu chi phí trong nền kinh tế là tiếp tục tập trung xử lý nợ xấu, với kỳ vọng sớm có những cơ chế hỗ trợ để xử lý triệt để.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ và báo cáo Bộ Chính trị về việc trình Quốc hội thông qua nghị quyết về xử lý nợ xấu và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
“Nếu được thông qua sớm, Nghị quyết của Quốc hội sẽ tạo điều kiện xử lý triệt để các vướng mắc khó khăn về cơ sở pháp lý hiện hành liên quan đến xử lý nợ xấu và tài sản bảo đảm, các khoản nợ của các tổ chức tín dụng, tạo cơ chế xử lý đồng bộ, thống nhất, hiệu quả, khả thi các khoản nợ xấu. Nhờ đó sẽ giải phóng khối lượng vốn lớn đang đọng lại trong các khoản nợ xấu cũng như giải phóng khối lượng tài sản thế chấp hiện nay chưa xử lý được, gây lãng phí nguồn lực xã hội, giúp các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, đồng thời, giảm được chi phí hoạt động để có điều kiện tiếp tục giảm lãi suất cho vay”, Thống đốc nói.
Cập nhật một kết quả gần đây, một đánh giá khách quan từ bên ngoài về sự điều hành của Chính phủ, cũng như đối với chuyển biến của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, Thống đốc Lê Minh Hưng dẫn lại sự kiện Moody’s nâng triển vọng kinh tế của Việt Nam và xếp hạng 8 ngân hàng thương mại từ ổn định lên tích cực vào tháng 4 vừa qua.
Kết quả đó có giá trị củng cố lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam cải thiện hệ số tín nhiệm để tiếp cận thuận lợi nguồn vốn với chi phí hợp lý trên thị trường tài chính quốc tế.
Về tình hình tín dụng, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm khoảng 53% tổng dư nợ tín dụng, trong khi nguồn vốn huy động trung dài hạn toàn hệ thống chỉ chiếm khoảng 15%, và cân đối này đang tạo sức ép và rủi ro chênh lệch kỳ hạn cho hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên để tạo nguồn vốn đầu tư, Ngân hàng Nhà nước vẫn đang cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng tối đa 50% vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, trong khi lẽ ra vốn đầu tư trung dài hạn của doanh nghiệp phải được huy động từ thi trường vốn, thị trường chứng khoán; nhưng do các thị trường này chưa phát triển, vốn cung ứng cho nền kinh tế vẫn chủ yếu thực hiện qua hệ thống ngân hàng.
Đối với tín dụng ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng được quyết định cho vay vốn bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn trong nước thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu cần được hỗ trợ đến hết năm 2017; đồng thời xem xét xử lý các đề nghị của tổ chức tín dụng về việc cho vay bằng ngoại tệ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ngoại tệ được vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích theo chủ trương của Chính phủ, mà không làm tăng chi phí của doanh nghiệp.
Nhờ đó, hoạt động tín dụng đã đạt được những kết quả tích cực, tăng trưởng tín dụng năm 2016 đạt 18,25%. Năm 2017, tín dụng tăng trưởng tốt ngay từ đầu năm; đến cuối tháng 4/2017, tín dụng tăng 5,76% so với cuối năm 2016, cao hơn so với cùng kỳ các năm gần đây; trong đó tín dụng VND tăng 5,87% và tín dụng ngoại tệ tăng 4,64%.
Về lãi suất, từ năm 2016, trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát có xu hướng tăng, cầu vốn tín dụng và phát hành trái phiếu Chính phủ tiếp tục ở mức cao, tiến độ giải ngân vốn đầu tư còn thấp tạo áp lực đến cầu vốn tín dụng, Ngân hàng Nhà nước kiên trì điều hành các giải pháp phù hợp để giữ ổn định mặt bằng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay, qua đó hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng đồng thời vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay diễn biến ổn định từ năm 2016 đến nay, đặc biệt từ cuối tháng 9/2016, một số ngân hàng đã giảm 0,3-0,5%/năm lãi suất huy động, giảm 0,5-1%/năm lãi suất cho vay đối với sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.
“Như vậy, mặt bằng lãi suất hiện nay đã giảm mạnh (chỉ bằng 40% lãi suất cuối năm 2011), phù hợp với mục tiêu điều hành, diễn biến tiền tệ và lạm phát, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của người gửi tiền - tổ chức tín dụng và khách hàng vay”, Thống đốc đánh giá.
Về mặt bằng lãi suất của Việt Nam hiện nay, Thống đốc Lê Minh Hưng cho rằng, một số nước trong khu vực (như Nhật Bản, Trung Quốc) có lãi suất cho vay thấp là vì họ kiềm chế được lạm phát ở mức thấp, kinh tế vĩ mô ổn định; khả năng dự báo và hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp cao; hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không quá phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng.
Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế xã hội của tất cả các khu vực kinh tế đều ở mức cao, kinh tế vĩ mô về cơ bản ổn định nhưng các cân đối lớn của nền kinh tế chưa thực sự bền vững, kỳ vọng lạm phát còn cao và dễ biến động, xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn, đồng thời thị trường chứng khoán và thị trường trái phiếu chưa phát triển đồng bộ dẫn tới nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng như vốn đầu tư cho phát triển kinh tế phụ thuộc lớn vào hệ thống ngân hàng...
Tuy nhiên, so sánh số liệu với một số nước trong khu vực như Myanmar, lãi suất cho vay ở mức 13%/năm, Indonesia là 11,9%/năm, Thái Lan là 6,3%/năm, Singapore là 5,4%/năm, thì mặt bằng lãi suất cho vay bằng VND của Việt Nam hiện nay khoảng 6-11%/năm, lãi suất cho vay bằng ngoại tệ trong khoảng 3-4%/năm, vẫn ở mức tương đối hợp lý với tương quan kinh tế vĩ mô.