Kiến nghị dành ưu tiên cao nhất cho tái cơ cấu ngân hàng
Ổn định tỷ giá VND/USD vẫn là một yêu cầu cần thiết trong quý 2, thậm chí ngay từ cuối tháng 4
Tiếp tục dành ưu tiên cao nhất cho việc hoàn thành cơ bản tái cơ cấu các ngân hàng thương mại là một trong những giải pháp được TS. Nguyễn Đình Cung và nhóm tác giả của báo cáo kinh tế vĩ mô quý 1/2016 kiến nghị cần cân nhắc thực hiện, ngay trong quý 2/2016.
Những kiến nghị này cũng có tính đến điều kiện của cả năm 2016.
Giảm phân biệt đối xử
Bản báo cáo nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã suy giảm trong quý 1/2016 cho thấy quá trình phục hồi kinh tế còn thiếu động lực vững chắc.
Khu vực doanh nghiệp còn thiếu sức sống, do khó khăn về đầu ra cũng như gia tăng chi phí đầu vào. Trong bối cảnh ấy, quá trình cải cách vi mô chậm lại cũng phần nào làm suy yếu niềm tin đối với hoạt động tiêu dùng và đầu tư.
Nhóm chuyên gia - tác giả báo cáo cũng cho rằng mong muốn thúc đẩy tăng trưởng nhanh ngay trong quý 2, thông qua các giải pháp kinh tế vĩ mô (tài khóa, tiền tệ), là hoàn toàn hợp lý và khả thi.
Tuy nhiên, việc dựa đơn thuần vào các chính sách kinh tế vĩ mô mà thiếu các giải pháp căn cơ về nền tảng kinh tế vi mô, thì có thể lại làm giảm dư địa chính sách của Việt Nam trong giai đoạn sau này.
Lưu ý được đưa ra là bối cảnh kinh tế thế giới và tương tác giữa các nền kinh tế lớn còn khá nhiều bất định, đòi hỏi Việt Nam phải duy trì dư địa chính sách (ít nhất về tài khóa và tiền tệ) để bảo đảm khả năng ứng phó.
Báo cáo cũng nêu nhiều kiến nghị tiếp tục đổi mới, cải cách nền tảng kinh tế vi mô trong quý 2.
Trong đó, có việc rà soát và xây dựng lộ trình giảm dần các đối xử mang tính phân biệt, khác biệt (chẳng hạn như tiếp cận đất đai, tín dụng, mua sắm Chính phủ…) có thể ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước.
Ổn định tỷ giá
Nhiều giải pháp kinh tế vĩ mô cũng được nhóm tác giả nêu tại báo cáo.
Theo đó, chính sách tiền tệ cần tiếp tục điều hành thận trọng, gắn với neo kỳ vọng lạm phát, để doanh nghiệp yên tâm hơn với quyết định đầu tư dài hạn.
Nhóm tác giả nhấn mạnh: “Cần mạnh dạn kiến nghị không thực hiện kích thích tăng trưởng thông qua tiền tệ bằng mọi giá”.
Báo cáo cũng cho rằng ổn định tỷ giá VND/USD vẫn là một yêu cầu cần thiết trong quý 2 (thậm chí ngay từ cuối tháng 4). Và, cần nghiêm túc rà soát dư địa các công cụ chính sách hiện có để ứng phó với những diễn biến bất lợi của đồng USD trên thị trường thế giới.
Kiến nghị tiếp theo là tiếp tục dành ưu tiên cao nhất cho việc hoàn thành cơ bản tái cơ cấu các ngân hàng thương mại.
Nhóm chuyên gia xây dựng báo cáo cho rằng, việc thực hiện các mục tiêu trung gian khác như tăng trưởng tín dụng, điều hành tổng phương tiện thanh toán… có thể không cần lưu tâm để giúp tái cơ cấu ngân hàng thương mại nhanh, thuận lợi và giảm thiểu tổn phí điều chỉnh.
Quý 2, theo báo cáo cũng được coi là một thời điểm thích hợp để bãi bỏ, thu hẹp các biện pháp phân biệt và khác biệt, và lãi suất ưu đãi giữa các ngành nghề do các gói tín dụng khác nhau. Thực tế, các gói này gây ra tình trạng phân mảnh tín dụng, hạn chế dòng tín dụng từ những ngành, lĩnh vực kém hiệu quả dịch chuyển sang các ngành, lĩnh vực có dự án tốt nhất, nhóm tác giả nhìn nhận.
Tránh hạn chế mức độ tham gia của các ngân hàng thương mại vào đấu thầu trái phiếu Chính phủ một cách hành chính. Điểm quan trọng là thực hiện nghiêm kỷ luật chính sách tài khóa, tránh tác động chi phối đối với điều hành chính sách tiền tệ, là kiến nghị tiếp theo.
Về chính sách tài khoá, quan điểm được nêu là kiên quyết cắt giảm chi thường xuyên, với việc xây dựng mục tiêu và giải pháp thực hiện ngay từ quý 3. Quá trình này cần song hành với việc cắt giảm biên chế trong khu vực hưởng lương ngân sách nhà nước.
Sau nhiều phân tích đầy quan ngại về nợ công, báo cáo cũng kiến nghị cần xây dựng và công khai kế hoạch trả nợ công trong trung và dài hạn nhằm tạo niềm tin và củng cố tính bền vững của nợ công.
Những kiến nghị này cũng có tính đến điều kiện của cả năm 2016.
Giảm phân biệt đối xử
Bản báo cáo nhấn mạnh, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã suy giảm trong quý 1/2016 cho thấy quá trình phục hồi kinh tế còn thiếu động lực vững chắc.
Khu vực doanh nghiệp còn thiếu sức sống, do khó khăn về đầu ra cũng như gia tăng chi phí đầu vào. Trong bối cảnh ấy, quá trình cải cách vi mô chậm lại cũng phần nào làm suy yếu niềm tin đối với hoạt động tiêu dùng và đầu tư.
Nhóm chuyên gia - tác giả báo cáo cũng cho rằng mong muốn thúc đẩy tăng trưởng nhanh ngay trong quý 2, thông qua các giải pháp kinh tế vĩ mô (tài khóa, tiền tệ), là hoàn toàn hợp lý và khả thi.
Tuy nhiên, việc dựa đơn thuần vào các chính sách kinh tế vĩ mô mà thiếu các giải pháp căn cơ về nền tảng kinh tế vi mô, thì có thể lại làm giảm dư địa chính sách của Việt Nam trong giai đoạn sau này.
Lưu ý được đưa ra là bối cảnh kinh tế thế giới và tương tác giữa các nền kinh tế lớn còn khá nhiều bất định, đòi hỏi Việt Nam phải duy trì dư địa chính sách (ít nhất về tài khóa và tiền tệ) để bảo đảm khả năng ứng phó.
Báo cáo cũng nêu nhiều kiến nghị tiếp tục đổi mới, cải cách nền tảng kinh tế vi mô trong quý 2.
Trong đó, có việc rà soát và xây dựng lộ trình giảm dần các đối xử mang tính phân biệt, khác biệt (chẳng hạn như tiếp cận đất đai, tín dụng, mua sắm Chính phủ…) có thể ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước.
Ổn định tỷ giá
Nhiều giải pháp kinh tế vĩ mô cũng được nhóm tác giả nêu tại báo cáo.
Theo đó, chính sách tiền tệ cần tiếp tục điều hành thận trọng, gắn với neo kỳ vọng lạm phát, để doanh nghiệp yên tâm hơn với quyết định đầu tư dài hạn.
Nhóm tác giả nhấn mạnh: “Cần mạnh dạn kiến nghị không thực hiện kích thích tăng trưởng thông qua tiền tệ bằng mọi giá”.
Báo cáo cũng cho rằng ổn định tỷ giá VND/USD vẫn là một yêu cầu cần thiết trong quý 2 (thậm chí ngay từ cuối tháng 4). Và, cần nghiêm túc rà soát dư địa các công cụ chính sách hiện có để ứng phó với những diễn biến bất lợi của đồng USD trên thị trường thế giới.
Kiến nghị tiếp theo là tiếp tục dành ưu tiên cao nhất cho việc hoàn thành cơ bản tái cơ cấu các ngân hàng thương mại.
Nhóm chuyên gia xây dựng báo cáo cho rằng, việc thực hiện các mục tiêu trung gian khác như tăng trưởng tín dụng, điều hành tổng phương tiện thanh toán… có thể không cần lưu tâm để giúp tái cơ cấu ngân hàng thương mại nhanh, thuận lợi và giảm thiểu tổn phí điều chỉnh.
Quý 2, theo báo cáo cũng được coi là một thời điểm thích hợp để bãi bỏ, thu hẹp các biện pháp phân biệt và khác biệt, và lãi suất ưu đãi giữa các ngành nghề do các gói tín dụng khác nhau. Thực tế, các gói này gây ra tình trạng phân mảnh tín dụng, hạn chế dòng tín dụng từ những ngành, lĩnh vực kém hiệu quả dịch chuyển sang các ngành, lĩnh vực có dự án tốt nhất, nhóm tác giả nhìn nhận.
Tránh hạn chế mức độ tham gia của các ngân hàng thương mại vào đấu thầu trái phiếu Chính phủ một cách hành chính. Điểm quan trọng là thực hiện nghiêm kỷ luật chính sách tài khóa, tránh tác động chi phối đối với điều hành chính sách tiền tệ, là kiến nghị tiếp theo.
Về chính sách tài khoá, quan điểm được nêu là kiên quyết cắt giảm chi thường xuyên, với việc xây dựng mục tiêu và giải pháp thực hiện ngay từ quý 3. Quá trình này cần song hành với việc cắt giảm biên chế trong khu vực hưởng lương ngân sách nhà nước.
Sau nhiều phân tích đầy quan ngại về nợ công, báo cáo cũng kiến nghị cần xây dựng và công khai kế hoạch trả nợ công trong trung và dài hạn nhằm tạo niềm tin và củng cố tính bền vững của nợ công.