Kiều hối năm nay có thể đạt 11 tỷ USD
Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm nay, theo dự báo của Ngân hàng Thế giới
Ngày 2/10, Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra dự báo lượng kiểu hối trong năm 2013 chuyển về các nước đang phát triển.
Theo dự báo này, Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp 10 quốc gia nhận lượng kiều hối lớn nhất thế giới trong năm 2013.
Con số mà WB dự báo Việt Nam sẽ nhận được là 11 tỷ USD, cao hơn mức 9 tỷ USD tổ chức này từng dự báo cho năm 2012.
Theo WB, lượng kiều hối gửi về các nước đang phát triển dự tính tăng 6,3% và đạt mức 414 tỷ USD năm nay, và con số này sẽ vượt ngưỡng 500 tỷ USD năm 2016.
Riêng Ấn Độ và Trung Quốc chiếm gần 1/3 tổng lượng kiều hối của các nước đang phát triển trong năm nay. “Lượng kiều hối chuyển về các nước đang phát triển sẽ tăng mạnh về trung hạn với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 9% và sẽ đạt mức 540 tỷ USD năm 2016”, WB dự báo.
Tổng lượng kiều hối toàn cầu, kể cả lượng chuyển về các nước có thu nhập cao, ước tính sẽ đạt mức 540 tỷ USD năm nay và sẽ đạt mức kỷ lục 707 tỷ USD năm 2016, theo báo cáo tóm tắt về di cư và phát triển của WB.
Con số ước tính thể hiện sự thay đổi trong phân loại quốc gia của Nhóm Ngân hàng Thế giới, trong đó một số quốc gia nhận kiều hối lớn như Nga, Latvia, Li-thu-ni-na và U-ru-goay không còn nằm trong nhóm các nước đang phát triển nữa.
Ngoài ra, con số về kiều hối cũng thể hiện thay đổi trong định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về kiều hối, mà theo đó một số giao dịch chuyển vốn đã bị loại trừ và các giao dịch này có ảnh hưởng tới một số nước đang phát triển lớn như Bra-xin.
Theo thống kê chính thức, các nước nhận nhiều kiều hối trong năm 2013 là Ấn Độ (khoảng 71 tỷ USD), Trung Quốc (60 tỷ USD), Phi-lip-pin (26 tỷ USD), Mê-hi-cô (22 tỷ USD), Ni-giê-ria (21 tỷ USD) và Ai Cập (20 tỷ USD). Tiếp theo là các nước nhận nhiều kiều hối khác gồm Pa-kix-tan, Băng-la-đét, Việt Nam, và U-crai-na.
Nếu so với GDP thì các nước nhận nhiều kiều hối năm 2012 là Ta-zi-kix-tan (48%), Cộng hòa Kiếc-ghi-kix-tan (31%), Lê-xô-thô và Nê-pan (25%) và Môn-đô-va (24%).
“Tăng trưởng kiều hối tại các vùng trên thế giới đều rất mạnh, trừ Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê có lượng kiều hối sụt giảm do kinh tế Mỹ suy yếu”, thông cáo của WB cho biết.
Theo dự báo này, Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp 10 quốc gia nhận lượng kiều hối lớn nhất thế giới trong năm 2013.
Con số mà WB dự báo Việt Nam sẽ nhận được là 11 tỷ USD, cao hơn mức 9 tỷ USD tổ chức này từng dự báo cho năm 2012.
Theo WB, lượng kiều hối gửi về các nước đang phát triển dự tính tăng 6,3% và đạt mức 414 tỷ USD năm nay, và con số này sẽ vượt ngưỡng 500 tỷ USD năm 2016.
Riêng Ấn Độ và Trung Quốc chiếm gần 1/3 tổng lượng kiều hối của các nước đang phát triển trong năm nay. “Lượng kiều hối chuyển về các nước đang phát triển sẽ tăng mạnh về trung hạn với mức tăng trưởng trung bình hàng năm là 9% và sẽ đạt mức 540 tỷ USD năm 2016”, WB dự báo.
Tổng lượng kiều hối toàn cầu, kể cả lượng chuyển về các nước có thu nhập cao, ước tính sẽ đạt mức 540 tỷ USD năm nay và sẽ đạt mức kỷ lục 707 tỷ USD năm 2016, theo báo cáo tóm tắt về di cư và phát triển của WB.
Con số ước tính thể hiện sự thay đổi trong phân loại quốc gia của Nhóm Ngân hàng Thế giới, trong đó một số quốc gia nhận kiều hối lớn như Nga, Latvia, Li-thu-ni-na và U-ru-goay không còn nằm trong nhóm các nước đang phát triển nữa.
Ngoài ra, con số về kiều hối cũng thể hiện thay đổi trong định nghĩa của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về kiều hối, mà theo đó một số giao dịch chuyển vốn đã bị loại trừ và các giao dịch này có ảnh hưởng tới một số nước đang phát triển lớn như Bra-xin.
Theo thống kê chính thức, các nước nhận nhiều kiều hối trong năm 2013 là Ấn Độ (khoảng 71 tỷ USD), Trung Quốc (60 tỷ USD), Phi-lip-pin (26 tỷ USD), Mê-hi-cô (22 tỷ USD), Ni-giê-ria (21 tỷ USD) và Ai Cập (20 tỷ USD). Tiếp theo là các nước nhận nhiều kiều hối khác gồm Pa-kix-tan, Băng-la-đét, Việt Nam, và U-crai-na.
Nếu so với GDP thì các nước nhận nhiều kiều hối năm 2012 là Ta-zi-kix-tan (48%), Cộng hòa Kiếc-ghi-kix-tan (31%), Lê-xô-thô và Nê-pan (25%) và Môn-đô-va (24%).
“Tăng trưởng kiều hối tại các vùng trên thế giới đều rất mạnh, trừ Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê có lượng kiều hối sụt giảm do kinh tế Mỹ suy yếu”, thông cáo của WB cho biết.