Kim ngạch 72 tỷ USD, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam
Dù thâm hụt thương mại lớn trong tháng 12/2016, song tính chung cả năm, Việt Nam vẫn xuất siêu 2,52 tỷ USD
Tổng cục Hải quan đã chính thức công bố số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2016, với những chênh lệch đáng kể so với số liệu ước tính đã công bố hồi cuối năm 2016.
Cụ thể, tháng 12/2016, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 33,66 tỷ USD. Tính chung 12 tháng năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 350,7 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ. Nhập khẩu đạt hơn 174,1 tỷ USD, tăng 5,2%.
Dù thâm hụt thương mại lớn trong tháng 12/2016, song tính chung cả năm, Việt Nam vẫn xuất siêu 2,52 tỷ USD.
Trong đó, riêng khu vực FDI có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 222,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ, xuất siêu 21,6 tỷ USD.
Một nửa thị trường xuất khẩu nằm tại châu Á
Theo Tổng cục Hải quan, thị trường xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á, với kim ngạch hơn 85,3 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong đó, Trung Quốc nhập gần 22 tỷ USD hàng hóa của Việt Nam, tăng 28,4% so với cùng kỳ, chiếm 12,4% kim ngạch xuất khẩu cả nước, là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam.
Nhật đạt gần 14,68 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm tỷ trọng 8,3%; Hàn Quốc đạt gần 11,42 tỷ USD, tăng 28%, chiếm tỷ trọng 6,5%...
Khu vực châu Mỹ đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch hơn 38,46 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ, và chiếm tới 21,78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Khu vực EU (gồm 28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ.
Châu Đại Dương đạt kim ngạch gần 3,39 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,9%; châu Phi đạt gần 2,74 chiếm tỷ trọng 1,6%.
Nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Mỹ, châu Âu
Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2016, Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu hàng hoá từ khu vực châu Á với kim ngạch 140,76 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm tỷ trọng 80,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Trong đó, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch gần 49,9 tỷ USD, tăng 0,9%, và chiếm tỷ trọng 28,7% tổng nhập khẩu của cả nước.
Tiếp theo là Hàn Quốc với kim ngạch 32 tỷ USD, tăng 15,9%, chiếm 18,4% nhập khẩu cả nước. Nhập khẩu hàng hoá từ Nhật tăng chậm, đạt trên 15 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Châu Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch gần 14,5 tỷ USD, tăng 4,3%, trong đó Mỹ chiếm 8,7 tỷ USD. Thị trường châu Âu đạt kim ngạch gần 13,4 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước.
Như vậy, năm 2016, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gần 72 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 47,16 tỷ USD. Việt Nam giữ vị thế xuất siêu trong quan hệ thương mại với Mỹ, song vẫn là nước nhập siêu lớn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.
Cụ thể, tháng 12/2016, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 33,66 tỷ USD. Tính chung 12 tháng năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 350,7 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 176,63 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ. Nhập khẩu đạt hơn 174,1 tỷ USD, tăng 5,2%.
Dù thâm hụt thương mại lớn trong tháng 12/2016, song tính chung cả năm, Việt Nam vẫn xuất siêu 2,52 tỷ USD.
Trong đó, riêng khu vực FDI có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 222,2 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ, xuất siêu 21,6 tỷ USD.
Một nửa thị trường xuất khẩu nằm tại châu Á
Theo Tổng cục Hải quan, thị trường xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á, với kim ngạch hơn 85,3 tỷ USD, chiếm 48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong đó, Trung Quốc nhập gần 22 tỷ USD hàng hóa của Việt Nam, tăng 28,4% so với cùng kỳ, chiếm 12,4% kim ngạch xuất khẩu cả nước, là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam.
Nhật đạt gần 14,68 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm tỷ trọng 8,3%; Hàn Quốc đạt gần 11,42 tỷ USD, tăng 28%, chiếm tỷ trọng 6,5%...
Khu vực châu Mỹ đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch hơn 38,46 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ, và chiếm tới 21,78% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Khu vực EU (gồm 28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ.
Châu Đại Dương đạt kim ngạch gần 3,39 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 1,9%; châu Phi đạt gần 2,74 chiếm tỷ trọng 1,6%.
Nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Mỹ, châu Âu
Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2016, Việt Nam vẫn chủ yếu nhập khẩu hàng hoá từ khu vực châu Á với kim ngạch 140,76 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, và chiếm tỷ trọng 80,8% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Trong đó, thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc với kim ngạch gần 49,9 tỷ USD, tăng 0,9%, và chiếm tỷ trọng 28,7% tổng nhập khẩu của cả nước.
Tiếp theo là Hàn Quốc với kim ngạch 32 tỷ USD, tăng 15,9%, chiếm 18,4% nhập khẩu cả nước. Nhập khẩu hàng hoá từ Nhật tăng chậm, đạt trên 15 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.
Châu Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với kim ngạch gần 14,5 tỷ USD, tăng 4,3%, trong đó Mỹ chiếm 8,7 tỷ USD. Thị trường châu Âu đạt kim ngạch gần 13,4 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước.
Như vậy, năm 2016, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gần 72 tỷ USD, chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam với tổng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 47,16 tỷ USD. Việt Nam giữ vị thế xuất siêu trong quan hệ thương mại với Mỹ, song vẫn là nước nhập siêu lớn trong quan hệ thương mại với Trung Quốc.