Kinh tế 24h: Ác mộng đã chấm dứt
Cơn ác mộng về tình trạng vỡ nợ của Hy Lạp kéo theo một cuộc khủng hoảng tài chính mới cuối cùng đã chấm dứt
Hôm qua (30/6), Quốc hội Hy Lạp đã bỏ phiếu lần thứ hai, thông qua kế hoạch triển khai các chính sách tiết kiệm trong vòng 5 năm tới, bao gồm tăng thuế, giảm chỉ tiêu ngân sách. Kế hoạch này vốn đã được thông qua một ngày trước đó.
Như vậy, kế hoạch tiết kiệm của Hy Lạp sẽ cố gắng đạt mục tiêu cắt giảm 28,4 tỷ Euro từ năm 2012 đến năm 2015. Với việc thông qua kế hoạch khắc khổ này, Hy Lạp đã hội đủ điều kiện để nhận được gói cứu trợ trị giá 17 tỷ USD, bất chấp sự phản đối quyết liệt của người dân trong nước.
Ngay khi Hy Lạp thông qua chương trình thắt lưng buộc bụng, các quốc gia châu Âu đã lập tức chúc mừng. Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, nhận xét kết quả bỏ phiếu của Hy Lạp là một tin tức tốt lành.
Hôm qua cũng là ngày đánh dấu thời điểm kết thúc chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 600 tỷ USD mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng. Tuy nhiên, theo giới phân tích, chương trình này không đạt kết quả như mong đợi.
Tháng 11/2010, FED bắt đầu chương trình mua vào 75 triệu USD trái phiếu chính phủ mỗi tháng cho đến hết tháng 6/2011. Mục đích của chương trình này là tăng tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, giúp các doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng dễ dàng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
Tuy nhiên, sau nửa năm thực hiện, hiệu quả của chương trình này vẫn còn rất khiêm tốn. Tỷ lệ thất nghiệp trong quý 1 vẫn ở mức 9,1%, còn tăng trưởng GDP chỉ đạt 1,9%. Trong khi, chỉ số giá tiêu dùng lại vọt lên 3,6%. Điều này đã làm gia tăng gánh nặng nợ đang đè lên vai nhiều người dân Mỹ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chính việc FED liên tục bơm tiền vào nền kinh tế là nguyên nhân đẩy lạm phát tăng cao; đồng thời, chương trình này cũng đã bơm thêm những bong bóng tài sản tại các nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc và Brazil, tạo ra những nguy cơ cho kinh tế toàn cầu.
Thậm chí, nhiều nền kinh tế đang nổi khác đã cáo buộc rằng, chương trình của FED chẳng khác gì việc in thêm tiền, khiến cho USD mất giá. Do đó, năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Mỹ trở nên mạnh hơn so với hàng hóa của các nước khác.
Cũng liên quan tới kinh tế Mỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo việc Mỹ không nâng trần nợ có thể gây ra một cú sốc nghiêm trọng đến đà phục hồi vẫn còn chậm chạp của nền kinh tế này cũng như các thị trường khác trên phạm vi toàn cầu.
IMF cho rằng, thách thức lớn nhất mà Mỹ đang đối mặt là tìm cách ổn định tình hình nợ vào giữa thập kỷ tới mà không làm chệch hướng tăng trưởng. Theo đó, Mỹ cần nhanh chóng nâng trần nợ để tránh cú sốc tới kinh tế.
Thêm vào đó, sự thất bại trong việc nâng trần nợ của Mỹ có thể khiến nước này mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA và đẩy lãi suất tăng cao. “Những rủi ro đó có thể gây ra những tác động to lớn trên toàn cầu vì vai trò quan trọng của trái phiếu kho bạc Mỹ trên các thị trường tài chính thế giới”, định chế này nhận xét.
Theo đánh giá của IMF, kinh tế của Mỹ sẽ vẫn tăng trưởng chậm, ở mức 2,5% trong năm 2011 và 2,7%/năm trong năm 2012 và 2013, với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự "uể oải" của thị trường nhà ở trong nước là những rào cản lớn.
IMF cho rằng đà tăng trưởng chậm lại trong nửa đầu năm 2011 - với mức tăng 1,9% được ghi nhận trong quý I - một phần là do giá dầu cao và các "nhân tố nhất thời" như tình trạng gián đoạn chuỗi cung linh kiện sau trận động đất, sóng thần hôm 11/3 ở vùng Đông Bắc Nhật Bản gây ra.
Trong một diễn biến khác, hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner tuyên bố sẵn sàng từ chức sau khi giải quyết vấn đề trần nợ. Ông Geithner cho rằng, Mỹ có nguy cơ vỡ nợ nếu Quốc hội không thông qua việc nâng trần nợ trước ngày 2/8 tới.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ sẽ là thành viên cuối cùng trong nhóm chuyên gia kinh tế của Tổng thống Obama sau khi Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế Austan Goolsbee dự kiến từ chức vào đầu tháng 8 tới.
Cơ quan Thống kê Canada vừa công bố số liệu chính thức cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng ở nước này đã tăng 3,7% trong 12 tháng tính đến cuối tháng 5/2011. Đây là mức tăng cao nhất trong 8 năm qua, chủ yếu do giá xăng dầu leo thang.
Cùng với giá xăng dầu tăng cao, người tiêu dùng Canada còn phải chi nhiều hơn cho thịt, bánh mỳ, sữa, bảo hiểm ôtô, chi phí di chuyển đường không, ăn nhà hàng, giày dép, quần áo, tiền điện và dầu nhiên liệu.
Như vậy trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng 5, lạm phát ở Canada đã vượt dự báo của giới phân tích và điều này có thể gia tăng sức ép, buộc Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) phải nâng lãi suất cơ bản, vốn đứng ở mức 1% kể từ tháng 10 năm ngoái.
Hôm qua, Trung Quốc đã thông qua việc sửa đổi luật thuế thu nhập cá nhân. Ngưỡng thu nhập chịu thuế được nâng từ 2.000 Nhân dân tệ lên 3.500 Nhân dân tệ (538,5 USD). Ngưỡng điều chỉnh tăng thêm là 500 Nhân dân tệ, cao hơn đề xuất ban đầu.
Ngưỡng thuế mới đã được thỏa thuận, sau khi cơ quan lập pháp tổ chức 2 cuộc họp vào các ngày 28 - 29/6 để tập hợp ý kiến các thành viên. Theo công bố, việc sửa đổi này là cần thiết, kịp thời và sẽ làm giảm gánh nặng thuế cho những người có thu nhập thấp, cũng như giúp điều chỉnh phân phối thu nhập.
Như vậy, kế hoạch tiết kiệm của Hy Lạp sẽ cố gắng đạt mục tiêu cắt giảm 28,4 tỷ Euro từ năm 2012 đến năm 2015. Với việc thông qua kế hoạch khắc khổ này, Hy Lạp đã hội đủ điều kiện để nhận được gói cứu trợ trị giá 17 tỷ USD, bất chấp sự phản đối quyết liệt của người dân trong nước.
Ngay khi Hy Lạp thông qua chương trình thắt lưng buộc bụng, các quốc gia châu Âu đã lập tức chúc mừng. Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, nhận xét kết quả bỏ phiếu của Hy Lạp là một tin tức tốt lành.
Hôm qua cũng là ngày đánh dấu thời điểm kết thúc chương trình mua trái phiếu chính phủ trị giá 600 tỷ USD mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đưa ra nhằm hỗ trợ phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng. Tuy nhiên, theo giới phân tích, chương trình này không đạt kết quả như mong đợi.
Tháng 11/2010, FED bắt đầu chương trình mua vào 75 triệu USD trái phiếu chính phủ mỗi tháng cho đến hết tháng 6/2011. Mục đích của chương trình này là tăng tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, giúp các doanh nghiệp được tiếp cận tín dụng dễ dàng, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm.
Tuy nhiên, sau nửa năm thực hiện, hiệu quả của chương trình này vẫn còn rất khiêm tốn. Tỷ lệ thất nghiệp trong quý 1 vẫn ở mức 9,1%, còn tăng trưởng GDP chỉ đạt 1,9%. Trong khi, chỉ số giá tiêu dùng lại vọt lên 3,6%. Điều này đã làm gia tăng gánh nặng nợ đang đè lên vai nhiều người dân Mỹ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chính việc FED liên tục bơm tiền vào nền kinh tế là nguyên nhân đẩy lạm phát tăng cao; đồng thời, chương trình này cũng đã bơm thêm những bong bóng tài sản tại các nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc và Brazil, tạo ra những nguy cơ cho kinh tế toàn cầu.
Thậm chí, nhiều nền kinh tế đang nổi khác đã cáo buộc rằng, chương trình của FED chẳng khác gì việc in thêm tiền, khiến cho USD mất giá. Do đó, năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu Mỹ trở nên mạnh hơn so với hàng hóa của các nước khác.
Cũng liên quan tới kinh tế Mỹ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo việc Mỹ không nâng trần nợ có thể gây ra một cú sốc nghiêm trọng đến đà phục hồi vẫn còn chậm chạp của nền kinh tế này cũng như các thị trường khác trên phạm vi toàn cầu.
IMF cho rằng, thách thức lớn nhất mà Mỹ đang đối mặt là tìm cách ổn định tình hình nợ vào giữa thập kỷ tới mà không làm chệch hướng tăng trưởng. Theo đó, Mỹ cần nhanh chóng nâng trần nợ để tránh cú sốc tới kinh tế.
Thêm vào đó, sự thất bại trong việc nâng trần nợ của Mỹ có thể khiến nước này mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA và đẩy lãi suất tăng cao. “Những rủi ro đó có thể gây ra những tác động to lớn trên toàn cầu vì vai trò quan trọng của trái phiếu kho bạc Mỹ trên các thị trường tài chính thế giới”, định chế này nhận xét.
Theo đánh giá của IMF, kinh tế của Mỹ sẽ vẫn tăng trưởng chậm, ở mức 2,5% trong năm 2011 và 2,7%/năm trong năm 2012 và 2013, với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự "uể oải" của thị trường nhà ở trong nước là những rào cản lớn.
IMF cho rằng đà tăng trưởng chậm lại trong nửa đầu năm 2011 - với mức tăng 1,9% được ghi nhận trong quý I - một phần là do giá dầu cao và các "nhân tố nhất thời" như tình trạng gián đoạn chuỗi cung linh kiện sau trận động đất, sóng thần hôm 11/3 ở vùng Đông Bắc Nhật Bản gây ra.
Trong một diễn biến khác, hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner tuyên bố sẵn sàng từ chức sau khi giải quyết vấn đề trần nợ. Ông Geithner cho rằng, Mỹ có nguy cơ vỡ nợ nếu Quốc hội không thông qua việc nâng trần nợ trước ngày 2/8 tới.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ sẽ là thành viên cuối cùng trong nhóm chuyên gia kinh tế của Tổng thống Obama sau khi Chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế Austan Goolsbee dự kiến từ chức vào đầu tháng 8 tới.
Cơ quan Thống kê Canada vừa công bố số liệu chính thức cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng ở nước này đã tăng 3,7% trong 12 tháng tính đến cuối tháng 5/2011. Đây là mức tăng cao nhất trong 8 năm qua, chủ yếu do giá xăng dầu leo thang.
Cùng với giá xăng dầu tăng cao, người tiêu dùng Canada còn phải chi nhiều hơn cho thịt, bánh mỳ, sữa, bảo hiểm ôtô, chi phí di chuyển đường không, ăn nhà hàng, giày dép, quần áo, tiền điện và dầu nhiên liệu.
Như vậy trong vòng 12 tháng tính đến hết tháng 5, lạm phát ở Canada đã vượt dự báo của giới phân tích và điều này có thể gia tăng sức ép, buộc Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) phải nâng lãi suất cơ bản, vốn đứng ở mức 1% kể từ tháng 10 năm ngoái.
Hôm qua, Trung Quốc đã thông qua việc sửa đổi luật thuế thu nhập cá nhân. Ngưỡng thu nhập chịu thuế được nâng từ 2.000 Nhân dân tệ lên 3.500 Nhân dân tệ (538,5 USD). Ngưỡng điều chỉnh tăng thêm là 500 Nhân dân tệ, cao hơn đề xuất ban đầu.
Ngưỡng thuế mới đã được thỏa thuận, sau khi cơ quan lập pháp tổ chức 2 cuộc họp vào các ngày 28 - 29/6 để tập hợp ý kiến các thành viên. Theo công bố, việc sửa đổi này là cần thiết, kịp thời và sẽ làm giảm gánh nặng thuế cho những người có thu nhập thấp, cũng như giúp điều chỉnh phân phối thu nhập.