Kinh tế 24h: Nguy cơ mất trắng 100 tỷ USD
Nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ Mỹ có thể mất trắng 100 tỷ USD, nếu quốc gia này mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA
Nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ Mỹ có thể mất trắng 100 tỷ USD, nếu quốc gia này mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA, McGraw-Hill, công ty "mẹ" của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P), cảnh báo.
Việc bị hạ xếp hạng tín nhiệm sẽ không chỉ khiến lợi suất trái phiếu tăng cao, mà còn khiến cho mức chi trả tiền lãi hàng năm của Bộ Tài chính Mỹ nhằm giải quyết thâm hụt ngân sách có khả năng tăng thêm từ 2,3 đến 3,75 tỷ USD.
Các chuyên gia phân tích thuộc S&P Valuation and Risk Strategies, nếu S&P hoặc bất kỳ tổ chức định mức tín nhiệm uy tín nào hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ, giá trái phiếu kho bạc có thể giảm tới 100 tỷ USD.
Hai tháng trước, S&P giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Mỹ ở mức AAA, nhưng điều chỉnh triển vọng từ “ổn định” xuống “tiêu cực” do thâm hụt ngân sách và rủi ro Mỹ sẽ không cắt giảm đáng kể khoản thâm hụt này đến năm 2013.
Tiếp đó, tổ chức định mức tín nhiệm Moody’s cũng lên tiếng cảnh báo có thể đưa xếp hạng của Mỹ vào diện xem xét hạ bậc nếu nước này không tìm ra được giải pháp cho vấn đề nâng trần nợ trước thời hạn chót vào ngày 2/8.
Cũng liên quan tới kinh tế Mỹ, theo một báo cáo của ngân hàng Citigroup, chưa đầy 40 năm nữa, Ấn Độ sẽ vượt Mỹ để trở thành cường quốc kinh tế số 2 thế giới, và tạo khoảng cách dài hơn với châu Âu.
Báo cáo cũng dự đoán rằng chỉ trong 4 năm nữa, tăng trưởng thương mại của nhóm thị trường mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, sẽ vượt qua các nước phát triển. Theo đó, các nền kinh tế lớn trên thế giới tại Châu Âu, Bắc Mỹ sẽ dần mất đi tầm quan trọng đối với kinh tế toàn cầu.
Theo các chuyên gia của Citigroup, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2015, còn Ấn Độ sẽ vươn lên đứng ở vị trí số 2 trong vòng 40 năm nữa.
“Mặc dù Ấn Độ không đứng trong top 10 cường quốc thương mại lớn nhất thế giới của năm 2010, nước này được dự đoán sẽ vươn lên đứng vị trí số 2 vào năm 2050, đẩy Mỹ xuống vị trí thứ 3”, báo cáo trên cho biết.
Trong năm 2010, chỉ có 2 nước đang phát triển tại châu Á đứng trong top 10 (Trung Quốc và Hàn Quốc), còn châu Âu có tới 5 đại diện. Tuy nhiên, vào năm 2050, trong top 10 này sẽ có 7 nước đến từ nhóm các nền kinh tế mới nổi châu Á, còn đại diện của châu Âu sẽ chỉ còn Đức, báo cáo nhận định.
Về vấn đề nợ công, Tổ chức Thanh toán Quốc tế (BIS) mới đây cho biết, nhóm các quốc gia phát triển cần phải nhanh chóng cắt giảm nợ công và tư để ngăn chặn thảm họa mới, trong khi nhóm quốc gia mới nổi cần tránh rơi vào bẫy tương tự.
BIS nhấn mạnh, các quốc gia từng là trung tâm của cuộc khủng hoảng cần phải cắt giảm nợ tư nhân xuống dưới các mức xác lập vào giữa thập kỷ trước. Bên cạnh đó, các quốc gia từng theo đuổi mục tiêu tăng trưởng thông qua đòn bẩy nên áp dụng chiến lược này một cách thận trọng hơn.
Tổ chức này lưu ý rằng, sự quan tâm ngày càng cao đến tình hình nợ tại một số quốc gia như Ireland và Tây Ban Nha cho thấy thâm hụt ngân sách chủ yếu về mặt cơ cấu, và do đó đòi hỏi các nỗ lực lớn hơn từ chính phủ các nước để giải quyết tình trạng này.
Với các nền kinh tế mới nổi, BIS nhận định, những quốc gia này đã nỗ lực vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng nhưng lại đang đối mặt với rủi ro mất cân đối ngày càng trầm trọng. Điều này tương tự như tình trạng của các nền kinh tế phát triển trước khi xảy ra khủng hoảng.
Trong một diễn biến khác, theo hãng tin Bloomberg, các nước châu Âu có thể sẽ hướng đến một kế hoạch tái đầu tư liên quan đến việc gia hạn 70% số trái phiếu mà họ đang nắm giữ để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ tại Hy Lạp, mà họ gọi là một cuộc giải cứu lần thứ 2 cho Hy Lạp trong nhiều năm.
Theo đề nghị của Pháp, một nửa số nợ của Hy Lạp được nắm giữ bởi các ngân hàng và công ty bảo hiểm đáo hạn trong 3 năm tiếp theo sẽ được chuyển thành trái phiếu kì hạn 30 năm của Hy Lạp. Số tiền thu về từ 20% chứng khoán đáo hạn sẽ có vai trò như tài sản thế chấp cho các ngân hàng.
Các ngân hàng và tổ chức tại Đức và Pháp là những chủ nợ châu Âu lớn nhất của Hy Lạp và sự tham gia của họ là yếu tố quyết định thực hiện các mục tiêu của Liên minh châu Âu để thực hiện hoán đổi ít nhất 30 tỷ Euro (43 tỷ USD) trái phiếu.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, ông Mohammad Aliabadi, đã thừa nhận những rạn nứt sâu sắc và bế tắc trong cuộc họp khẩn cấp giữa các thành viên OPEC để chấm dứt tình trạng giá dầu biến động mạnh trong thời gian gần đây. Nhưng ông cũng cho rằng các nước OPEC sẽ tìm cách giải quyết nội bộ.
Cuộc họp khẩn cấp của OPEC diễn ra hôm thứ 2 ngày 27/6 trong bối cảnh OPEC đang nỗ lực trong việc tìm được tiếng nói chung giữa các thành viên. Iran và một số nước khác muốn giữ giá dầu ổn định bằng cách thắt chặt nguồn cung, còn Saudi Arabia và các nước đồng minh vùng Vịnh muốn tăng sản lượng.
Tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuyên bố xuất kho giúp Mỹ hơn 60 triệu thùng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng, đồng thời hạ giá dầu thế giới. Thực tế lại không như mong đợi, giá dầu lần này chỉ giảm 9 USD xuống 105,21 USD một thùng trong 2 ngày.
Giới phân tích cho rằng động thái này của IEA nhằm chứng minh cho OPEC thấy, thế giới không chỉ có duy nhất một nguồn cung có thể thay đổi giá dầu. Tuy nhiên việc này cũng kéo theo những lo ngại về mối quan hệ giữa IEA và OPEC sẽ trở nên căng thẳng hơn.
Theo chuyên gia Amrita Sen thuộc ngân hàng Barclays (Anh), hành động của IEA sẽ có kết quả trái với mong đợi nếu Saudi Arabia cắt giảm sản lượng xuống 1 triệu thùng/ngày. Còn theo chuyên gia Caroline Bain, lần xả kho dự trữ này sẽ làm giá dầu đi xuống, nhưng về lâu dài sẽ làm tăng giá dầu.
Các nhà phân tích từ Ngân hàng Merrill Lynch (Mỹ) cũng tin rằng việc xuất kho sẽ làm tăng giá về sau, đồng thời cho rằng, trong 5 năm tới, mọi diễn biến có liên quan đến giới hạn nguồn cung dầu thế giới đều đồng nghĩa với giá dầu tăng.
Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc hôm 27/6 cho biết, với thặng dư thương mại hàng năm đạt 30 tỷ USD, lần đầu tiên trong lịch sử nước này sẽ đạt giá trị giao dịch thương mại 1 nghìn tỷ USD trong năm nay.
Hiệp hội trên dự báo, xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 6 ước đạt 50 tỷ USD và nhập khẩu đạt 47 tỷ USD nên nếu tính cả 6 tháng thì các con số này sẽ lần lượt là 272,2 tỷ USD và 260,1 tỷ USD. Xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm dự tính đạt 283,8 tỷ USD trong khi nhập khẩu đạt 270,4 tỷ USD.
Tính cả năm 2011, xuất khẩu của Hàn Quốc vào khoảng 561 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2010, nhập khẩu đạt 530,5 tỷ USD (tăng 24,8% so với năm 2010) và thặng dư thương mại đạt 30,5 tỷ USD.
Việc bị hạ xếp hạng tín nhiệm sẽ không chỉ khiến lợi suất trái phiếu tăng cao, mà còn khiến cho mức chi trả tiền lãi hàng năm của Bộ Tài chính Mỹ nhằm giải quyết thâm hụt ngân sách có khả năng tăng thêm từ 2,3 đến 3,75 tỷ USD.
Các chuyên gia phân tích thuộc S&P Valuation and Risk Strategies, nếu S&P hoặc bất kỳ tổ chức định mức tín nhiệm uy tín nào hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ, giá trái phiếu kho bạc có thể giảm tới 100 tỷ USD.
Hai tháng trước, S&P giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Mỹ ở mức AAA, nhưng điều chỉnh triển vọng từ “ổn định” xuống “tiêu cực” do thâm hụt ngân sách và rủi ro Mỹ sẽ không cắt giảm đáng kể khoản thâm hụt này đến năm 2013.
Tiếp đó, tổ chức định mức tín nhiệm Moody’s cũng lên tiếng cảnh báo có thể đưa xếp hạng của Mỹ vào diện xem xét hạ bậc nếu nước này không tìm ra được giải pháp cho vấn đề nâng trần nợ trước thời hạn chót vào ngày 2/8.
Cũng liên quan tới kinh tế Mỹ, theo một báo cáo của ngân hàng Citigroup, chưa đầy 40 năm nữa, Ấn Độ sẽ vượt Mỹ để trở thành cường quốc kinh tế số 2 thế giới, và tạo khoảng cách dài hơn với châu Âu.
Báo cáo cũng dự đoán rằng chỉ trong 4 năm nữa, tăng trưởng thương mại của nhóm thị trường mới nổi, đặc biệt là ở châu Á, sẽ vượt qua các nước phát triển. Theo đó, các nền kinh tế lớn trên thế giới tại Châu Âu, Bắc Mỹ sẽ dần mất đi tầm quan trọng đối với kinh tế toàn cầu.
Theo các chuyên gia của Citigroup, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thương mại lớn nhất thế giới vào năm 2015, còn Ấn Độ sẽ vươn lên đứng ở vị trí số 2 trong vòng 40 năm nữa.
“Mặc dù Ấn Độ không đứng trong top 10 cường quốc thương mại lớn nhất thế giới của năm 2010, nước này được dự đoán sẽ vươn lên đứng vị trí số 2 vào năm 2050, đẩy Mỹ xuống vị trí thứ 3”, báo cáo trên cho biết.
Trong năm 2010, chỉ có 2 nước đang phát triển tại châu Á đứng trong top 10 (Trung Quốc và Hàn Quốc), còn châu Âu có tới 5 đại diện. Tuy nhiên, vào năm 2050, trong top 10 này sẽ có 7 nước đến từ nhóm các nền kinh tế mới nổi châu Á, còn đại diện của châu Âu sẽ chỉ còn Đức, báo cáo nhận định.
Về vấn đề nợ công, Tổ chức Thanh toán Quốc tế (BIS) mới đây cho biết, nhóm các quốc gia phát triển cần phải nhanh chóng cắt giảm nợ công và tư để ngăn chặn thảm họa mới, trong khi nhóm quốc gia mới nổi cần tránh rơi vào bẫy tương tự.
BIS nhấn mạnh, các quốc gia từng là trung tâm của cuộc khủng hoảng cần phải cắt giảm nợ tư nhân xuống dưới các mức xác lập vào giữa thập kỷ trước. Bên cạnh đó, các quốc gia từng theo đuổi mục tiêu tăng trưởng thông qua đòn bẩy nên áp dụng chiến lược này một cách thận trọng hơn.
Tổ chức này lưu ý rằng, sự quan tâm ngày càng cao đến tình hình nợ tại một số quốc gia như Ireland và Tây Ban Nha cho thấy thâm hụt ngân sách chủ yếu về mặt cơ cấu, và do đó đòi hỏi các nỗ lực lớn hơn từ chính phủ các nước để giải quyết tình trạng này.
Với các nền kinh tế mới nổi, BIS nhận định, những quốc gia này đã nỗ lực vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng nhưng lại đang đối mặt với rủi ro mất cân đối ngày càng trầm trọng. Điều này tương tự như tình trạng của các nền kinh tế phát triển trước khi xảy ra khủng hoảng.
Trong một diễn biến khác, theo hãng tin Bloomberg, các nước châu Âu có thể sẽ hướng đến một kế hoạch tái đầu tư liên quan đến việc gia hạn 70% số trái phiếu mà họ đang nắm giữ để ngăn chặn nguy cơ vỡ nợ tại Hy Lạp, mà họ gọi là một cuộc giải cứu lần thứ 2 cho Hy Lạp trong nhiều năm.
Theo đề nghị của Pháp, một nửa số nợ của Hy Lạp được nắm giữ bởi các ngân hàng và công ty bảo hiểm đáo hạn trong 3 năm tiếp theo sẽ được chuyển thành trái phiếu kì hạn 30 năm của Hy Lạp. Số tiền thu về từ 20% chứng khoán đáo hạn sẽ có vai trò như tài sản thế chấp cho các ngân hàng.
Các ngân hàng và tổ chức tại Đức và Pháp là những chủ nợ châu Âu lớn nhất của Hy Lạp và sự tham gia của họ là yếu tố quyết định thực hiện các mục tiêu của Liên minh châu Âu để thực hiện hoán đổi ít nhất 30 tỷ Euro (43 tỷ USD) trái phiếu.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, ông Mohammad Aliabadi, đã thừa nhận những rạn nứt sâu sắc và bế tắc trong cuộc họp khẩn cấp giữa các thành viên OPEC để chấm dứt tình trạng giá dầu biến động mạnh trong thời gian gần đây. Nhưng ông cũng cho rằng các nước OPEC sẽ tìm cách giải quyết nội bộ.
Cuộc họp khẩn cấp của OPEC diễn ra hôm thứ 2 ngày 27/6 trong bối cảnh OPEC đang nỗ lực trong việc tìm được tiếng nói chung giữa các thành viên. Iran và một số nước khác muốn giữ giá dầu ổn định bằng cách thắt chặt nguồn cung, còn Saudi Arabia và các nước đồng minh vùng Vịnh muốn tăng sản lượng.
Tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) tuyên bố xuất kho giúp Mỹ hơn 60 triệu thùng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng, đồng thời hạ giá dầu thế giới. Thực tế lại không như mong đợi, giá dầu lần này chỉ giảm 9 USD xuống 105,21 USD một thùng trong 2 ngày.
Giới phân tích cho rằng động thái này của IEA nhằm chứng minh cho OPEC thấy, thế giới không chỉ có duy nhất một nguồn cung có thể thay đổi giá dầu. Tuy nhiên việc này cũng kéo theo những lo ngại về mối quan hệ giữa IEA và OPEC sẽ trở nên căng thẳng hơn.
Theo chuyên gia Amrita Sen thuộc ngân hàng Barclays (Anh), hành động của IEA sẽ có kết quả trái với mong đợi nếu Saudi Arabia cắt giảm sản lượng xuống 1 triệu thùng/ngày. Còn theo chuyên gia Caroline Bain, lần xả kho dự trữ này sẽ làm giá dầu đi xuống, nhưng về lâu dài sẽ làm tăng giá dầu.
Các nhà phân tích từ Ngân hàng Merrill Lynch (Mỹ) cũng tin rằng việc xuất kho sẽ làm tăng giá về sau, đồng thời cho rằng, trong 5 năm tới, mọi diễn biến có liên quan đến giới hạn nguồn cung dầu thế giới đều đồng nghĩa với giá dầu tăng.
Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc hôm 27/6 cho biết, với thặng dư thương mại hàng năm đạt 30 tỷ USD, lần đầu tiên trong lịch sử nước này sẽ đạt giá trị giao dịch thương mại 1 nghìn tỷ USD trong năm nay.
Hiệp hội trên dự báo, xuất khẩu của Hàn Quốc trong tháng 6 ước đạt 50 tỷ USD và nhập khẩu đạt 47 tỷ USD nên nếu tính cả 6 tháng thì các con số này sẽ lần lượt là 272,2 tỷ USD và 260,1 tỷ USD. Xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm dự tính đạt 283,8 tỷ USD trong khi nhập khẩu đạt 270,4 tỷ USD.
Tính cả năm 2011, xuất khẩu của Hàn Quốc vào khoảng 561 tỷ USD, tăng 20,3% so với năm 2010, nhập khẩu đạt 530,5 tỷ USD (tăng 24,8% so với năm 2010) và thặng dư thương mại đạt 30,5 tỷ USD.