Kinh tế 24h: Tệ hơn cả dự báo
Bất kể Mỹ có nâng trần nợ và giảm chi tiêu dài hạn, thì vẫn phải sẵn sàng điều chỉnh thâm hụt ngân sách trong những năm tới
Bất kể hai đảng trong Quốc hội Mỹ có đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ và cắt giảm chi tiêu dài hạn, thì quốc gia này vẫn phải sẵn sàng điều chỉnh thâm hụt ngân sách trong những năm tới, tờ Wall Street Journal dẫn nhận định của chuyên gia Lawrence Lindsey cho hay.
Theo chuyên gia Lindsey, có ba lý do để khẳng định điều này. Một là, nếu lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên 5,7%, chi phí tăng thêm cho việc trả lãi suất trong 10 năm sẽ là 4.900 tỷ USD, trong khi các cuộc đàm phán về giảm thâm hụt ngân sách dài hạn hiện nay chỉ đạt tới con số 2.000 tỷ USD.
Thứ hai, những dự báo tăng trưởng kinh tế của chính quyền cao hơn nhiều so với giới phân tích. Các chuyên gia cho rằng, kinh tế Mỹ chỉ có thể quay lại tốc độ tăng trưởng khoảng 2,5%. Nếu nhận định này là đúng, thì nợ tăng thêm khoảng 4.000 tỷ USD, tương đương mức tiết kiệm 10 năm theo kế hoạch của một số nghị sỹ.
Thứ ba, có vẻ chi phí dài hạn của chương trình bảo hiểm y tế không còn phù hợp vì chương trình này đã khuyến khích các chủ lao động chấm dứt việc bảo hiểm cho công nhân, đẩy người lao động vào hệ thống công.
Kết quả thăm dò gần đây của McKinsey cho thấy, 30% người sử dụng lao động đã có kế hoạch tận dụng các lợi thế của hệ thống này, một nửa khác dự kiến cũng sẽ làm như vậy. Nếu kết quả này là đúng, ngân sách chi cho kế hoạch bảo hiểm y tế này sẽ tăng thêm 74 tỷ USD trong năm 2014 và 85 tỷ USD trong năm 2019.
Trong khi đó, hôm qua (29/6), hai tổ chức Moody’s và Standard & Poor’s (S&P) cho biết có thể hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ trong trường hợp nước này vỡ nợ nếu các nhà lập pháp không thể đạt được thỏa thuận về việc nâng trần nợ.
Trong thông báo của mình, Moody’s cho biết nhiều khả năng hạ bậc tín nhiệm của Mỹ xuống hàng Aa, đồng thời các mức tín nhiệm có liên quan trực tiếp đến mức tín nhiệm Aaa của Chính phủ Mỹ cũng có thể thay đổi.
Cùng ngày, S&P cũng cho biết sẽ cắt giảm xếp hạng tín nhiệm của Mỹ xuống mức D, mức thấp nhất của tổ chức này, nếu Mỹ vỡ nợ do sự thất bại trong việc nâng trần nợ. Hồi tháng 4, S&P cũng cảnh báo rằng Mỹ có nguy cơ mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA.
Theo Markit Group, tính đến ngày 28/6, chi phí bảo hiểm khỏi rủi ro vỡ nợ đối với trái phiếu kỳ hạn 1 năm đã tăng lên 51 điểm từ mức 24 điểm trong ngày 15/6, thời điểm nợ công của Mỹ chạm trần.
Với tỷ lệ 155 phiếu thuận và 138 phiếu chống, các nhà lập pháp Hy Lạp hôm 29/6 đã phê chuẩn kế hoạch ngân sách 5 năm bao gồm các biện pháp cắt giảm chi tiêu, nâng thuế, và bán tài sản nhà nước. Đây là một chiến thắng quan trọng đối với Thủ tướng George Papandreou.
Bằng việc thông qua kế hoạch trên, Hy Lạp đã hội đủ điều kiện để có thể nhận thêm khoản tiền cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU). Giảm trợ cấp, tăng thuế là điều kiện tiên quyết mà EU và IMF yêu cầu để cung cấp khoản viện trợ mới 12 tỷ Euro cho Hy Lạp.
Trước khi bỏ phiếu, Thủ tướng Hy Lạp Papandreou cảnh báo, nếu Quốc hội không thông qua vòng mới của chương trình thắt lưng buộc bụng, kho bạc nhà nước sẽ cạn kiệt. Ông Papandreou nói, kế hoạch thắt lưng buộc bụng có thể lấy lại vị thế ổn định của Hy Lạp.
Cũng liên quan tới Hy Lạp, trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Tây Ban Nha Elena Salgado khẳng định Tây Ban Nha và Italy là hai nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền của Hy Lạp, nhưng Tây Ban Nha không cần tới cứu trợ tài chính như một số nước trong Eurozone.
Bộ trưởng Salgado cho biết, so với trái phiếu của Đức được coi là loại hình an toàn, phí rủi ro đối với trái phiếu của Tây Ban Nha đang gia tăng trong bối cảnh tình hình cực kỳ căng thẳng. Tất cả các nước Eurozone đều đang đối mặt với tình hình căng thẳng, nhưng Tây Ban Nha và Italy đang chịu tác động mạnh nhất.
Chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu 10 năm của Tây Ban Nha và Đức đã lên tới 2,814 điểm phần trăm trong phiên 27/6 và đang cận kề mức chênh lệch 2,83 điểm phần trăm của hôm 30/11/2010, thời điểm các thị trường hoảng loạn trước khả năng không thể trả nợ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Bộ trưởng Salgado nói thêm tình hình căng thẳng hơn có thể đẩy chênh lệch vượt mức 3 điểm phần trăm, nhưng Chính phủ Tây Ban Nha không gặp khó khăn trong việc huy động vốn trên các thị trường nợ. Tây Ban Nha có khả năng tự tài trợ hiệu quả và nhu cầu mua trái phiếu chính phủ luôn vượt cung tới 4 lần.
Hôm 28/6, Tây Ban Nha tuyên bố sẽ áp đặt cơ chế chi tiêu đối với các cơ quan chính quyền địa phương. Thủ tướng Jose Luis Rodriguez Zapatero cho biết biện pháp chính thức có hiệu lực từ đầu tháng Bảy tới, tương tự với cơ chế hạn chế chi tiêu đã được áp dụng ở cấp trung ương.
Theo số liệu thống kê, tổng nợ của các cơ quan chính quyền địa phương Tây Ban Nha đã lên tới 121 tỷ euro, con số có thể phá vỡ chỉ tiêu của chính phủ nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách từ mức hơn 9,2% GDP trong năm 2010 xuống còn 6% GDP trong năm nay và đạt mức trần 3% theo quy định của EU trong năm 2013.
Cùng ngày, Chính phủ Bồ Đào Nha thông báo sẽ thực hiện các mục tiêu "ngân sách khắc khổ" nhiều hơn mức cam kết từng đưa ra để nhận được gói cứu trợ từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Theo Thủ tướng Pedro Passos Coelho, chính phủ sẽ tạm hoãn dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối từ Lisbon (Bồ Đào Nha) sang Madrid (Tây Ban Nha), dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013, nhằm tiết kiệm 3,3 tỷ euro cho ngân sách. Đây là một phần trong chương trình bốn năm phát triển cơ sở hạ tầng.
Ông Pedro Passos Coelho cho hay, chính phủ vẫn cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp như đã thỏa thuận với IMF và EU để nhận được khoản cứu trợ trị giá 78 tỷ euro, song tham vọng sửa đổi chính sách phát triển kinh tế là nhằm đối phó với những rủi ro cả từ trong nước lẫn từ bên ngoài.
Theo số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào EU trong năm 2010 mà Ủy ban châu Âu (EC) công bố mới đây, khu vực này chỉ thu hút được 54 tỷ Euro FDI, thấp hơn rất nhiều so với 216 tỷ Euro trong năm 2009.
Khối lượng này bao gồm cả đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ EU, nhưng không bao gồm khoản nước ngoài đầu tư mua nợ quốc gia của các nước thành viên EU. Luxembourg, đầu mối tiếp nhận lớn nhất luồng vốn đầu tư từ bên ngoài vào khối này, đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Sự sụt giảm mạnh nhất là luồng vốn từ các trung tâm tài chính hải ngoại, với 4 tỷ Euro trong năm 2010 so với 46 tỷ Euro năm 2009. Luồng vốn từ Mỹ có sự sụt giảm mạnh nhất, từ 97 tỷ Euro năm 2009 xuống 28 tỷ Euro năm 2010. Trong khi, vốn đầu tư từ Canada tăng thêm 16 tỷ Euro và từ Trung Quốc 12 tỷ Euro.
Trong thông điệp ngân sách được công bố trên website của điện Kremlin hôm 29/6, Tổng thống Nga cho biết, một mô hình tăng trưởng kinh tế mới cần phải được thiết lập trong những năm tới ở Nga, nhưng hiện không phải mọi yếu tố của chính sách ngân sách và thuế khóa đều đáp ứng được những nhiệm vụ này.
Tổng thống Medvedev nêu rõ, mô hình tăng trưởng kinh tế mới về nguyên tắc cần được thiết lập dựa trên sự gia tăng sáng kiến tư nhân, hàng loạt phát minh sáng tạo, hệ thống dịch vụ công hiệu quả cũng như cơ cấu tài chính và sản xuất có chất lượng.
Theo ông Medvedev, điều kiện tiên quyết quan trọng nhất để thiết lập mô hình tăng trưởng kinh tế mới là tính cân bằng và ổn định dài hạn của hệ thống ngân sách. Ông nhấn mạnh, Nga không cho phép ngân sách bị thâm hụt kinh niên và mức nợ công cao.
Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) nhận định, giá hàng hóa có chiều hướng tiếp tục giảm trong vài tháng tới sau khi đã giảm một nửa trong tổng mức giảm dự kiến 20%. Nếu Mỹ tung ra QE3, giá hàng hóa có thể tăng trở lại vào cuối năm nay.
Nếu không có thêm kích thích mới, thị trường hàng hóa chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Vàng có thể tăng giá khả quan nhất trong số hàng hóa bởi vai trò trú ẩn an toàn. Hiện tượng thời tiết La Nina đang giảm dần, và thị trường nông sản có thể ổn định trở lại, nhưng do dự trữ thấp nên giá có thể tăng vọt.
Trong khi, theo số liệu thống kê của hãng tin Bloomberg, tổng giá trị của các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) từ đầu tháng 6 đến nay giảm 22% so với tháng 5 xuống 178 tỷ USD. Do đó, giá trị các thương vụ M&A trong quý 2 ít thay đổi so với quý trước.
Nợ công châu Âu và việc Mỹ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế, đã khiến các thị trường chứng khoán toàn cầu giảm sâu, từ đó cản trở kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như giải ngân lượng tiền mặt dự trữ của các doanh nghiệp.
Theo chuyên gia Lindsey, có ba lý do để khẳng định điều này. Một là, nếu lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên 5,7%, chi phí tăng thêm cho việc trả lãi suất trong 10 năm sẽ là 4.900 tỷ USD, trong khi các cuộc đàm phán về giảm thâm hụt ngân sách dài hạn hiện nay chỉ đạt tới con số 2.000 tỷ USD.
Thứ hai, những dự báo tăng trưởng kinh tế của chính quyền cao hơn nhiều so với giới phân tích. Các chuyên gia cho rằng, kinh tế Mỹ chỉ có thể quay lại tốc độ tăng trưởng khoảng 2,5%. Nếu nhận định này là đúng, thì nợ tăng thêm khoảng 4.000 tỷ USD, tương đương mức tiết kiệm 10 năm theo kế hoạch của một số nghị sỹ.
Thứ ba, có vẻ chi phí dài hạn của chương trình bảo hiểm y tế không còn phù hợp vì chương trình này đã khuyến khích các chủ lao động chấm dứt việc bảo hiểm cho công nhân, đẩy người lao động vào hệ thống công.
Kết quả thăm dò gần đây của McKinsey cho thấy, 30% người sử dụng lao động đã có kế hoạch tận dụng các lợi thế của hệ thống này, một nửa khác dự kiến cũng sẽ làm như vậy. Nếu kết quả này là đúng, ngân sách chi cho kế hoạch bảo hiểm y tế này sẽ tăng thêm 74 tỷ USD trong năm 2014 và 85 tỷ USD trong năm 2019.
Trong khi đó, hôm qua (29/6), hai tổ chức Moody’s và Standard & Poor’s (S&P) cho biết có thể hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ trong trường hợp nước này vỡ nợ nếu các nhà lập pháp không thể đạt được thỏa thuận về việc nâng trần nợ.
Trong thông báo của mình, Moody’s cho biết nhiều khả năng hạ bậc tín nhiệm của Mỹ xuống hàng Aa, đồng thời các mức tín nhiệm có liên quan trực tiếp đến mức tín nhiệm Aaa của Chính phủ Mỹ cũng có thể thay đổi.
Cùng ngày, S&P cũng cho biết sẽ cắt giảm xếp hạng tín nhiệm của Mỹ xuống mức D, mức thấp nhất của tổ chức này, nếu Mỹ vỡ nợ do sự thất bại trong việc nâng trần nợ. Hồi tháng 4, S&P cũng cảnh báo rằng Mỹ có nguy cơ mất mức xếp hạng tín nhiệm AAA.
Theo Markit Group, tính đến ngày 28/6, chi phí bảo hiểm khỏi rủi ro vỡ nợ đối với trái phiếu kỳ hạn 1 năm đã tăng lên 51 điểm từ mức 24 điểm trong ngày 15/6, thời điểm nợ công của Mỹ chạm trần.
Với tỷ lệ 155 phiếu thuận và 138 phiếu chống, các nhà lập pháp Hy Lạp hôm 29/6 đã phê chuẩn kế hoạch ngân sách 5 năm bao gồm các biện pháp cắt giảm chi tiêu, nâng thuế, và bán tài sản nhà nước. Đây là một chiến thắng quan trọng đối với Thủ tướng George Papandreou.
Bằng việc thông qua kế hoạch trên, Hy Lạp đã hội đủ điều kiện để có thể nhận thêm khoản tiền cứu trợ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu (EU). Giảm trợ cấp, tăng thuế là điều kiện tiên quyết mà EU và IMF yêu cầu để cung cấp khoản viện trợ mới 12 tỷ Euro cho Hy Lạp.
Trước khi bỏ phiếu, Thủ tướng Hy Lạp Papandreou cảnh báo, nếu Quốc hội không thông qua vòng mới của chương trình thắt lưng buộc bụng, kho bạc nhà nước sẽ cạn kiệt. Ông Papandreou nói, kế hoạch thắt lưng buộc bụng có thể lấy lại vị thế ổn định của Hy Lạp.
Cũng liên quan tới Hy Lạp, trước đó, Bộ trưởng Bộ Tài chính Tây Ban Nha Elena Salgado khẳng định Tây Ban Nha và Italy là hai nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng nợ chủ quyền của Hy Lạp, nhưng Tây Ban Nha không cần tới cứu trợ tài chính như một số nước trong Eurozone.
Bộ trưởng Salgado cho biết, so với trái phiếu của Đức được coi là loại hình an toàn, phí rủi ro đối với trái phiếu của Tây Ban Nha đang gia tăng trong bối cảnh tình hình cực kỳ căng thẳng. Tất cả các nước Eurozone đều đang đối mặt với tình hình căng thẳng, nhưng Tây Ban Nha và Italy đang chịu tác động mạnh nhất.
Chênh lệch lãi suất giữa trái phiếu 10 năm của Tây Ban Nha và Đức đã lên tới 2,814 điểm phần trăm trong phiên 27/6 và đang cận kề mức chênh lệch 2,83 điểm phần trăm của hôm 30/11/2010, thời điểm các thị trường hoảng loạn trước khả năng không thể trả nợ của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Bộ trưởng Salgado nói thêm tình hình căng thẳng hơn có thể đẩy chênh lệch vượt mức 3 điểm phần trăm, nhưng Chính phủ Tây Ban Nha không gặp khó khăn trong việc huy động vốn trên các thị trường nợ. Tây Ban Nha có khả năng tự tài trợ hiệu quả và nhu cầu mua trái phiếu chính phủ luôn vượt cung tới 4 lần.
Hôm 28/6, Tây Ban Nha tuyên bố sẽ áp đặt cơ chế chi tiêu đối với các cơ quan chính quyền địa phương. Thủ tướng Jose Luis Rodriguez Zapatero cho biết biện pháp chính thức có hiệu lực từ đầu tháng Bảy tới, tương tự với cơ chế hạn chế chi tiêu đã được áp dụng ở cấp trung ương.
Theo số liệu thống kê, tổng nợ của các cơ quan chính quyền địa phương Tây Ban Nha đã lên tới 121 tỷ euro, con số có thể phá vỡ chỉ tiêu của chính phủ nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách từ mức hơn 9,2% GDP trong năm 2010 xuống còn 6% GDP trong năm nay và đạt mức trần 3% theo quy định của EU trong năm 2013.
Cùng ngày, Chính phủ Bồ Đào Nha thông báo sẽ thực hiện các mục tiêu "ngân sách khắc khổ" nhiều hơn mức cam kết từng đưa ra để nhận được gói cứu trợ từ Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Theo Thủ tướng Pedro Passos Coelho, chính phủ sẽ tạm hoãn dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối từ Lisbon (Bồ Đào Nha) sang Madrid (Tây Ban Nha), dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013, nhằm tiết kiệm 3,3 tỷ euro cho ngân sách. Đây là một phần trong chương trình bốn năm phát triển cơ sở hạ tầng.
Ông Pedro Passos Coelho cho hay, chính phủ vẫn cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp như đã thỏa thuận với IMF và EU để nhận được khoản cứu trợ trị giá 78 tỷ euro, song tham vọng sửa đổi chính sách phát triển kinh tế là nhằm đối phó với những rủi ro cả từ trong nước lẫn từ bên ngoài.
Theo số liệu về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào EU trong năm 2010 mà Ủy ban châu Âu (EC) công bố mới đây, khu vực này chỉ thu hút được 54 tỷ Euro FDI, thấp hơn rất nhiều so với 216 tỷ Euro trong năm 2009.
Khối lượng này bao gồm cả đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ EU, nhưng không bao gồm khoản nước ngoài đầu tư mua nợ quốc gia của các nước thành viên EU. Luxembourg, đầu mối tiếp nhận lớn nhất luồng vốn đầu tư từ bên ngoài vào khối này, đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Sự sụt giảm mạnh nhất là luồng vốn từ các trung tâm tài chính hải ngoại, với 4 tỷ Euro trong năm 2010 so với 46 tỷ Euro năm 2009. Luồng vốn từ Mỹ có sự sụt giảm mạnh nhất, từ 97 tỷ Euro năm 2009 xuống 28 tỷ Euro năm 2010. Trong khi, vốn đầu tư từ Canada tăng thêm 16 tỷ Euro và từ Trung Quốc 12 tỷ Euro.
Trong thông điệp ngân sách được công bố trên website của điện Kremlin hôm 29/6, Tổng thống Nga cho biết, một mô hình tăng trưởng kinh tế mới cần phải được thiết lập trong những năm tới ở Nga, nhưng hiện không phải mọi yếu tố của chính sách ngân sách và thuế khóa đều đáp ứng được những nhiệm vụ này.
Tổng thống Medvedev nêu rõ, mô hình tăng trưởng kinh tế mới về nguyên tắc cần được thiết lập dựa trên sự gia tăng sáng kiến tư nhân, hàng loạt phát minh sáng tạo, hệ thống dịch vụ công hiệu quả cũng như cơ cấu tài chính và sản xuất có chất lượng.
Theo ông Medvedev, điều kiện tiên quyết quan trọng nhất để thiết lập mô hình tăng trưởng kinh tế mới là tính cân bằng và ổn định dài hạn của hệ thống ngân sách. Ông nhấn mạnh, Nga không cho phép ngân sách bị thâm hụt kinh niên và mức nợ công cao.
Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ) nhận định, giá hàng hóa có chiều hướng tiếp tục giảm trong vài tháng tới sau khi đã giảm một nửa trong tổng mức giảm dự kiến 20%. Nếu Mỹ tung ra QE3, giá hàng hóa có thể tăng trở lại vào cuối năm nay.
Nếu không có thêm kích thích mới, thị trường hàng hóa chắc chắn sẽ gặp khó khăn. Vàng có thể tăng giá khả quan nhất trong số hàng hóa bởi vai trò trú ẩn an toàn. Hiện tượng thời tiết La Nina đang giảm dần, và thị trường nông sản có thể ổn định trở lại, nhưng do dự trữ thấp nên giá có thể tăng vọt.
Trong khi, theo số liệu thống kê của hãng tin Bloomberg, tổng giá trị của các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) từ đầu tháng 6 đến nay giảm 22% so với tháng 5 xuống 178 tỷ USD. Do đó, giá trị các thương vụ M&A trong quý 2 ít thay đổi so với quý trước.
Nợ công châu Âu và việc Mỹ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế, đã khiến các thị trường chứng khoán toàn cầu giảm sâu, từ đó cản trở kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như giải ngân lượng tiền mặt dự trữ của các doanh nghiệp.