Kinh tế 24h qua: “Bão” lương thực bắt đầu nổi
Đang có những dấu hiệu về sự bắt đầu của một cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới giống như năm 2008
Trả lời báo chí Pháp hôm qua (11/1), chuyên gia về lương thực Liên hợp quốc Olivier de Schutter cho rằng, đang có những dấu hiệu về sự bắt đầu của một cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới giống như năm 2008.
Theo ông, hiện khoảng 80 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Những khu vực bị đe dọa nhiều nhất là các nước ở Bắc và Trung Phi, tiếp đó là các nước châu Á như: Afghanistan, Mông Cổ hay CHDCND Triều Tiên.
Tình trạng thiếu lương thực càng trở nên nghiêm trọng đối với các quốc gia phải nhập khẩu lương thực nhưng lại thiếu ngoại tệ để làm việc đó.
Cũng như năm 2008, xét tổng thể, thế giới không bị thiếu hụt lương thực, nhưng nhiều thông tin về thời tiết bất lợi như cháy rừng ở Nga, nắng nóng ở Ukraine hay mưa lớn ở Australia… khiến nhiều nhà phân phối có xu hướng ghim hàng, trong khi người mua lại tìm cách mua hàng càng sớm càng tốt.
Chính điều đó đã đẩy giá lương thực tăng cao. Từ tình hình hiện nay có thấy, rất có khả năng sẽ tái diễn kịch bản khủng hoảng lương thực năm 2008.
Theo ông Schutter, các quốc gia cần tìm cách tăng cường kho dự trữ lương thực để tránh tình trạng tăng giá. Bên cạnh đó, các giao dịch liên quan đến thực phẩm cần phải minh bạch hơn, nhằm tránh tình trạng đầu cơ tăng giá.
Trong khi đó, theo kết quả khảo sát mới nhất của ngân hàng HSBC về chỉ số phát triển kinh tế tại các quốc gia mới nổi cho thấy, rủi ro lớn nhất cho tăng trưởng năm 2011 là chi phí đầu vào sản xuất tăng cao nhất kể từ quý 2/2008, cho thấy áp lực ngày càng tăng nhanh của lạm phát đối với khu vực này.
Lạm phát tăng cao phản ánh giá hàng hóa tăng, hệ quả của chính sách tiền tệ nới lỏng tại Mỹ và việc nắm giữ ít hàng tại kho của các nhà cung cấp trên thị trường dẫn tới tình trạng giao hàng chậm trễ và gia tăng chi phí.
"Điều đáng quan tâm là vấn đề lạm phát. Chưa bao giờ, kể từ khi lương thực và năng lượng trở nên khan hiếm trong những tháng đầu năm 2008, mà yếu tố chi phí và giá cả trong EMI chạm tới ngưỡng đáng lo ngại như bây giờ", các chuyên gia HSBC nhận định.
Theo HSBC, trong quý 4/2010, tỉ lệ tăng trưởng tại các thị trường mới nổi bước đầu cho thấy sự tăng trưởng trở lại của các hoạt động sản xuất vì khối dịch vụ vẫn phát triển ổn định. Trong 4 quốc gia mới nổi lớn nhất, Ấn Độ tăng trưởng mạnh nhất về các đơn hàng xuất khẩu mới.
Động lực cho phát triển kinh tế toàn cầu tiếp tục dịch chuyển về phía Đông khi các thị trường mới nổi ngày càng gia tăng hoạt động thương mại giữa các quốc gia này với nhau.
“Chính những mối giao thương này, giống như việc hồi sinh con đường tơ lụa kết nối với các quốc gia phát triển, là tiềm năng để tạo nên một kỷ nguyên phát triển rực rỡ cho các nền kinh tế mới nổi trong thập niên tiếp theo”, các chuyên gia cho hay.
Đánh giá về triển vọng kinh tế Mỹ trong năm 2011 sau một năm phục hồi khá mong manh sau "bão" tài chính, Phòng phân tích thông tin kinh tế thuộc tạp chí The Economist cho rằng, mặc dù nguy cơ suy thoái kép đã phần nào được đẩy lùi, song nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Những thách thức đó liên quan trực tiếp tới các vấn đề tạo việc làm, tình hình tài chính công, chính sách tiền tệ, thị trường địa ốc và giá đồng USD.
Đối với vấn đề tạo việc làm, EIU cho rằng, trong năm 2010, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,8% và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức báo động 9,8% trong tháng 11. Ngành công nghiệp mới hoạt động ở mức 75% công suất, so với mức trên 80% trước khủng hoảng.
Cho đến nay, các công ty vẫn không muốn thuê thêm lao động vì họ chưa tin vào nhu cầu trong tương lai. Nhưng ngược lại, thiếu việc làm lại khiến người tiêu dùng Mỹ không sẵn sàng chi tiêu. Nếu vòng luẩn quẩn này không được phá vỡ, tình trạng trì trệ của nền kinh tế Mỹ sẽ kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, tình hình tài chính công cũng gặp không ít khó khăn khi nghị sỹ của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vẫn đang bất đồng ý kiến về các giải pháp thu hẹp thâm hụt ngân sách. Đảng Cộng hoà không muốn tăng thuế, trong khi đảng Dân chủ không chấp nhận việc cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ.
Cục Dự trữ Liên bang (FED) cũng đang đối mặt với những chỉ trích vì đã thực hiện nới lỏng tiền tệ lần thứ hai. Ngoài ra, thị trường địa ốc cũng là một yếu tố gây khó khăn cho kinh tế Mỹ.
Hôm qua, Bộ Tài chính Nhật Bản công bố dự trữ ngoại hối của nước này giảm tháng thứ hai liên tiếp, xuống 1.096 tỷ USD trong tháng 12. Các chuyên gia kinh tế cho biết, sự sụt giảm diễn ra tại thời điểm các mối quan ngại về nền kinh tế Mỹ được xoa dịu, sau hàng loạt các số liệu kinh tế vĩ mô khả quan gần đây.
Tháng 9/2010, dự trữ ngoại hối của Nhật Bản tăng mạnh do nước này tiến hành can thiệp tiền tệ lần đầu tiên trong hơn 6 năm qua, nhằm ngăn chặn tác động của đồng Yên tăng giá đối với đà phục hồi kinh tế.
Dự trữ ngoại hối lớn cho phép Chính phủ Nhật Bản ổn định tỷ giá để tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi hơn và giúp nước này tự bảo vệ trước sự tấn công của hoạt động đầu cơ vào đồng Yên. Ngoài ra, đây cũng là chỉ báo quan trọng về khả năng trả nợ nước ngoài và được dùng để xem xét xếp hạng tín dụng của nước này.
Cũng trong ngày hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Bồ Đào Nha, Ferrnando Teixeira dos Santos, thông báo nước này không có ý định tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để giải quyết vấn đề nợ công và sẽ làm mọi việc để tránh một kết cục như vậy.
Phát biểu trên đài phát thanh TSF, ông Santos cho rằng, gói bảo lãnh vỡ nợ từ bên ngoài dành cho Bồ Đào Nha sẽ hủy hoại nghiêm trọng uy tín của nước này và Lisbon sẽ phải mất nhiều năm lấy lại được danh tiếng.
Ông Santos khẳng định Lisbon sẽ làm phần việc của mình để giải quyết tình trạng mất cân bằng tài chính hiện nay, đồng thời kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) duy trì sự ổn định của đồng Euro.
Trước đó một ngày, hôm 10/1, tờ Economic Times của Anh cho hay, các nhà lãnh đạo chính trị và chủ nhà băng châu Âu đã cảnh báo khủng hoảng nợ đang ngày càng trầm trọng trong nỗi lo ngại Bồ Đào Nha có thể phải tìm kiếm khoản cứu trợ quốc tế.
Bất chấp việc các quan chức Liên minh châu Âu phủ nhận tin nói họ đang thảo luận về một cuộc "giải cứu" cho Bồ Đào Nha, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã phải mua trái phiếu của nước này để ngăn chặn thị trường bán ra ồ ạt trước đợt bán trái phiếu quan trọng sẽ diễn ra ở Lisbon vào ngày 12/1.
Trong khi đó, tình hình căng thẳng gia tăng trên các thị trường trái phiếu Eurozone ngày 10/1 khi lãi suất vay mượn của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tăng kỷ lục. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Bồ Đào Nha lên tới 7,18% và các quan chức nước này đã phải thừa nhận mức lãi suất trên 7% là không bền vững.
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha cũng có mức lãi suất 5,56%, mức cao nhất kể từ năm 2000. Các nhà đầu tư cho rằng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ đưa ra mức lãi suất cao bất thường khi phát hành thêm trái phiếu trong tuần này để thu hút các nhà cho vay.
Theo ông, hiện khoảng 80 quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực. Những khu vực bị đe dọa nhiều nhất là các nước ở Bắc và Trung Phi, tiếp đó là các nước châu Á như: Afghanistan, Mông Cổ hay CHDCND Triều Tiên.
Tình trạng thiếu lương thực càng trở nên nghiêm trọng đối với các quốc gia phải nhập khẩu lương thực nhưng lại thiếu ngoại tệ để làm việc đó.
Cũng như năm 2008, xét tổng thể, thế giới không bị thiếu hụt lương thực, nhưng nhiều thông tin về thời tiết bất lợi như cháy rừng ở Nga, nắng nóng ở Ukraine hay mưa lớn ở Australia… khiến nhiều nhà phân phối có xu hướng ghim hàng, trong khi người mua lại tìm cách mua hàng càng sớm càng tốt.
Chính điều đó đã đẩy giá lương thực tăng cao. Từ tình hình hiện nay có thấy, rất có khả năng sẽ tái diễn kịch bản khủng hoảng lương thực năm 2008.
Theo ông Schutter, các quốc gia cần tìm cách tăng cường kho dự trữ lương thực để tránh tình trạng tăng giá. Bên cạnh đó, các giao dịch liên quan đến thực phẩm cần phải minh bạch hơn, nhằm tránh tình trạng đầu cơ tăng giá.
Trong khi đó, theo kết quả khảo sát mới nhất của ngân hàng HSBC về chỉ số phát triển kinh tế tại các quốc gia mới nổi cho thấy, rủi ro lớn nhất cho tăng trưởng năm 2011 là chi phí đầu vào sản xuất tăng cao nhất kể từ quý 2/2008, cho thấy áp lực ngày càng tăng nhanh của lạm phát đối với khu vực này.
Lạm phát tăng cao phản ánh giá hàng hóa tăng, hệ quả của chính sách tiền tệ nới lỏng tại Mỹ và việc nắm giữ ít hàng tại kho của các nhà cung cấp trên thị trường dẫn tới tình trạng giao hàng chậm trễ và gia tăng chi phí.
"Điều đáng quan tâm là vấn đề lạm phát. Chưa bao giờ, kể từ khi lương thực và năng lượng trở nên khan hiếm trong những tháng đầu năm 2008, mà yếu tố chi phí và giá cả trong EMI chạm tới ngưỡng đáng lo ngại như bây giờ", các chuyên gia HSBC nhận định.
Theo HSBC, trong quý 4/2010, tỉ lệ tăng trưởng tại các thị trường mới nổi bước đầu cho thấy sự tăng trưởng trở lại của các hoạt động sản xuất vì khối dịch vụ vẫn phát triển ổn định. Trong 4 quốc gia mới nổi lớn nhất, Ấn Độ tăng trưởng mạnh nhất về các đơn hàng xuất khẩu mới.
Động lực cho phát triển kinh tế toàn cầu tiếp tục dịch chuyển về phía Đông khi các thị trường mới nổi ngày càng gia tăng hoạt động thương mại giữa các quốc gia này với nhau.
“Chính những mối giao thương này, giống như việc hồi sinh con đường tơ lụa kết nối với các quốc gia phát triển, là tiềm năng để tạo nên một kỷ nguyên phát triển rực rỡ cho các nền kinh tế mới nổi trong thập niên tiếp theo”, các chuyên gia cho hay.
Đánh giá về triển vọng kinh tế Mỹ trong năm 2011 sau một năm phục hồi khá mong manh sau "bão" tài chính, Phòng phân tích thông tin kinh tế thuộc tạp chí The Economist cho rằng, mặc dù nguy cơ suy thoái kép đã phần nào được đẩy lùi, song nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Những thách thức đó liên quan trực tiếp tới các vấn đề tạo việc làm, tình hình tài chính công, chính sách tiền tệ, thị trường địa ốc và giá đồng USD.
Đối với vấn đề tạo việc làm, EIU cho rằng, trong năm 2010, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 2,8% và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức báo động 9,8% trong tháng 11. Ngành công nghiệp mới hoạt động ở mức 75% công suất, so với mức trên 80% trước khủng hoảng.
Cho đến nay, các công ty vẫn không muốn thuê thêm lao động vì họ chưa tin vào nhu cầu trong tương lai. Nhưng ngược lại, thiếu việc làm lại khiến người tiêu dùng Mỹ không sẵn sàng chi tiêu. Nếu vòng luẩn quẩn này không được phá vỡ, tình trạng trì trệ của nền kinh tế Mỹ sẽ kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, tình hình tài chính công cũng gặp không ít khó khăn khi nghị sỹ của hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vẫn đang bất đồng ý kiến về các giải pháp thu hẹp thâm hụt ngân sách. Đảng Cộng hoà không muốn tăng thuế, trong khi đảng Dân chủ không chấp nhận việc cắt giảm chi tiêu mạnh mẽ.
Cục Dự trữ Liên bang (FED) cũng đang đối mặt với những chỉ trích vì đã thực hiện nới lỏng tiền tệ lần thứ hai. Ngoài ra, thị trường địa ốc cũng là một yếu tố gây khó khăn cho kinh tế Mỹ.
Hôm qua, Bộ Tài chính Nhật Bản công bố dự trữ ngoại hối của nước này giảm tháng thứ hai liên tiếp, xuống 1.096 tỷ USD trong tháng 12. Các chuyên gia kinh tế cho biết, sự sụt giảm diễn ra tại thời điểm các mối quan ngại về nền kinh tế Mỹ được xoa dịu, sau hàng loạt các số liệu kinh tế vĩ mô khả quan gần đây.
Tháng 9/2010, dự trữ ngoại hối của Nhật Bản tăng mạnh do nước này tiến hành can thiệp tiền tệ lần đầu tiên trong hơn 6 năm qua, nhằm ngăn chặn tác động của đồng Yên tăng giá đối với đà phục hồi kinh tế.
Dự trữ ngoại hối lớn cho phép Chính phủ Nhật Bản ổn định tỷ giá để tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi hơn và giúp nước này tự bảo vệ trước sự tấn công của hoạt động đầu cơ vào đồng Yên. Ngoài ra, đây cũng là chỉ báo quan trọng về khả năng trả nợ nước ngoài và được dùng để xem xét xếp hạng tín dụng của nước này.
Cũng trong ngày hôm qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Bồ Đào Nha, Ferrnando Teixeira dos Santos, thông báo nước này không có ý định tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để giải quyết vấn đề nợ công và sẽ làm mọi việc để tránh một kết cục như vậy.
Phát biểu trên đài phát thanh TSF, ông Santos cho rằng, gói bảo lãnh vỡ nợ từ bên ngoài dành cho Bồ Đào Nha sẽ hủy hoại nghiêm trọng uy tín của nước này và Lisbon sẽ phải mất nhiều năm lấy lại được danh tiếng.
Ông Santos khẳng định Lisbon sẽ làm phần việc của mình để giải quyết tình trạng mất cân bằng tài chính hiện nay, đồng thời kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) duy trì sự ổn định của đồng Euro.
Trước đó một ngày, hôm 10/1, tờ Economic Times của Anh cho hay, các nhà lãnh đạo chính trị và chủ nhà băng châu Âu đã cảnh báo khủng hoảng nợ đang ngày càng trầm trọng trong nỗi lo ngại Bồ Đào Nha có thể phải tìm kiếm khoản cứu trợ quốc tế.
Bất chấp việc các quan chức Liên minh châu Âu phủ nhận tin nói họ đang thảo luận về một cuộc "giải cứu" cho Bồ Đào Nha, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã phải mua trái phiếu của nước này để ngăn chặn thị trường bán ra ồ ạt trước đợt bán trái phiếu quan trọng sẽ diễn ra ở Lisbon vào ngày 12/1.
Trong khi đó, tình hình căng thẳng gia tăng trên các thị trường trái phiếu Eurozone ngày 10/1 khi lãi suất vay mượn của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tăng kỷ lục. Lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Bồ Đào Nha lên tới 7,18% và các quan chức nước này đã phải thừa nhận mức lãi suất trên 7% là không bền vững.
Trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha cũng có mức lãi suất 5,56%, mức cao nhất kể từ năm 2000. Các nhà đầu tư cho rằng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ đưa ra mức lãi suất cao bất thường khi phát hành thêm trái phiếu trong tuần này để thu hút các nhà cho vay.