Kinh tế 24h qua: “Nạn nhân” đầu tiên?
Nhật Bản là "nạn nhân" đầu tiên trong cuộc chiến tiền tệ, tờ Business Insider cho hay
Nhật Bản là "nạn nhân" đầu tiên trong cuộc chiến tiền tệ, tờ Business Insider dẫn kết quả điều tra của giới truyền thông xứ sở hoa anh đào cho hay. Vài năm tới, Trung Quốc và Ấn Độ cũng sẽ "nối gót" Nhật Bản.
Theo Business Insider, cuộc chiến tiền tệ đã phá vỡ chủ nghĩa lạc quan của Nhật Bản, khi có tới 76% số doanh nghiệp được hỏi đã cho rằng kinh tế nước này tăng trưởng trì trệ. 75/105 doanh nghiệp nhận định, đồng Yên tăng giá là nhân tố chính cản trở sự tăng trưởng của Nhật Bản.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo, giá dầu thô thế giới đã tăng mạnh tới “vùng nguy hiểm", đe dọa quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt nhóm các nền kinh tế phát triển.
Theo ông Fatih Birol, chuyên gia kinh tế trưởng tại IEA, chi phí thanh toán cho việc mua dầu tiềm ẩn mối đe dọa lớn đối với đà phục hồi kinh tế. Ông cho rằng, lý do chính khiến giá dầu tăng mạnh là bởi các bên tham gia thị trường tin tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2011 sẽ rất mạnh, chủ yếu bởi yếu tố Trung Quốc.
Lý do thứ hai, theo ông Birol, là nhóm nước sản xuất dầu ngại ngần tăng sản lượng, kỳ vọng nguồn cung thắt chặt khiến giá dầu tăng cao hơn. Năm 2010, chi phí nhập khẩu dầu của 34 nước giàu nhất thế giới thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã tăng từ 200 tỷ USD lên 790 tỷ USD vào cuối năm 2010.
Hôm 5/1, tại Diễn đàn Kinh tế toàn cầu trực tuyến của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Phó giám đốc điều hành IMF John Lipsky, nhấn mạnh 2011 sẽ là năm then chốt thúc đẩy hợp tác chính sách quốc tế và phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng là thời điểm khẳng định vai trò của IMF trong việc đối phó hai thách thức này.
Tuy nhiên, ông cảnh báo kinh tế toàn cầu có thể đối mặt 3 nguy cơ gây suy thoái, bao gồm: Mối lo sợ về sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu; Nạn thất nghiệp cao cùng với nguy cơ suy thoái trên thị trường địa ốc ở một số nền kinh tế phát triển có thể làm suy yếu triển vọng tăng trưởng kinh tế;
Tỷ lệ lạm phát tăng cao ở các nền kinh tế mới nổi có nguy cơ dẫn đến sự quá nóng của nền kinh tế, gây khó khăn trong xử lý dòng vốn nước ngoài và tăng giá tiền tệ. Vì vậy, nền kinh tế toàn cầu cần có những thay đổi cơ bản, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng mạnh, bền vững và cân bằng.
Cũng liên quan tới Quỹ Tiền tệ Quốc tế, hôm qua, các báo quốc tế cho hay cơ quan này đã đưa ra nhận định rằng, việc kiểm soát vốn tại các quốc gia như Ấn Độ và Brazil có thể hạn chế những luồng đầu tư bất lợi.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cảnh báo, 2011 sẽ là một năm đầy thách thức và khó khăn đối với nền kinh tế khu vực. Ông nhấn mạnh sự cần thiết để châu Âu đẩy mạnh quản trị kinh tế và phối hợp chính sách.
Ông nói: “2011 sẽ là một năm không hề dễ dàng và thực tế, đây là năm đầy thách thức”. Dự kiến, trong tuần tới, ông Barroso sẽ công bố kết quả khảo sát về tăng trưởng kinh tế hàng năm của Liên minh châu Âu.
Ngoài việc đẩy mạnh quản trị và phối hợp kinh tế, EC còn xem năng lượng và sự đổi mới là hai vấn đề ưu tiên sẽ được thảo luận tại cuộc họp tiếp theo của Hội đồng châu Âu vào tháng 2 tới.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa nâng đánh giá tín dụng của Phillipines từ mức ổn định lên tích cực và nhấn mạnh sự cải thiện những nguyên tắc kinh tế cơ bản trong khu vực.
Động thái này của Moody's được đưa ra sau khi Chính phủ Phillipines tăng khoảng 1,25 tỷ USD thông qua trái phiếu quốc tế đồng peso, giảm rủi ro ngoại hối và tạo điểm chuẩn mới cho khoản nợ 25 năm.
Moody's liệt kê một số những dấu hiệu đáng khích lệ để nâng mức xếp hạng tín nhiệm Philippines, bao gồm việc cải thiện vị trí thanh toán bên ngoài và những thành công của quốc gia này trong chính sách tiền tệ, với việc neo kỳ vọng lạm phát và giúp giảm khoản vay chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Phillipines Cesar Purisima nói, quyết định này củng cố thêm lòng tin của nhà đầu tư và khẳng định cam kết mạnh mẽ của chính phủ vẫn theo đuổi tính vững chắc về tài chính trong thời gian tới.
Theo Business Insider, cuộc chiến tiền tệ đã phá vỡ chủ nghĩa lạc quan của Nhật Bản, khi có tới 76% số doanh nghiệp được hỏi đã cho rằng kinh tế nước này tăng trưởng trì trệ. 75/105 doanh nghiệp nhận định, đồng Yên tăng giá là nhân tố chính cản trở sự tăng trưởng của Nhật Bản.
Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cảnh báo, giá dầu thô thế giới đã tăng mạnh tới “vùng nguy hiểm", đe dọa quá trình phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt nhóm các nền kinh tế phát triển.
Theo ông Fatih Birol, chuyên gia kinh tế trưởng tại IEA, chi phí thanh toán cho việc mua dầu tiềm ẩn mối đe dọa lớn đối với đà phục hồi kinh tế. Ông cho rằng, lý do chính khiến giá dầu tăng mạnh là bởi các bên tham gia thị trường tin tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2011 sẽ rất mạnh, chủ yếu bởi yếu tố Trung Quốc.
Lý do thứ hai, theo ông Birol, là nhóm nước sản xuất dầu ngại ngần tăng sản lượng, kỳ vọng nguồn cung thắt chặt khiến giá dầu tăng cao hơn. Năm 2010, chi phí nhập khẩu dầu của 34 nước giàu nhất thế giới thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã tăng từ 200 tỷ USD lên 790 tỷ USD vào cuối năm 2010.
Hôm 5/1, tại Diễn đàn Kinh tế toàn cầu trực tuyến của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Phó giám đốc điều hành IMF John Lipsky, nhấn mạnh 2011 sẽ là năm then chốt thúc đẩy hợp tác chính sách quốc tế và phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời cũng là thời điểm khẳng định vai trò của IMF trong việc đối phó hai thách thức này.
Tuy nhiên, ông cảnh báo kinh tế toàn cầu có thể đối mặt 3 nguy cơ gây suy thoái, bao gồm: Mối lo sợ về sự lây lan của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu; Nạn thất nghiệp cao cùng với nguy cơ suy thoái trên thị trường địa ốc ở một số nền kinh tế phát triển có thể làm suy yếu triển vọng tăng trưởng kinh tế;
Tỷ lệ lạm phát tăng cao ở các nền kinh tế mới nổi có nguy cơ dẫn đến sự quá nóng của nền kinh tế, gây khó khăn trong xử lý dòng vốn nước ngoài và tăng giá tiền tệ. Vì vậy, nền kinh tế toàn cầu cần có những thay đổi cơ bản, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng mạnh, bền vững và cân bằng.
Cũng liên quan tới Quỹ Tiền tệ Quốc tế, hôm qua, các báo quốc tế cho hay cơ quan này đã đưa ra nhận định rằng, việc kiểm soát vốn tại các quốc gia như Ấn Độ và Brazil có thể hạn chế những luồng đầu tư bất lợi.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cảnh báo, 2011 sẽ là một năm đầy thách thức và khó khăn đối với nền kinh tế khu vực. Ông nhấn mạnh sự cần thiết để châu Âu đẩy mạnh quản trị kinh tế và phối hợp chính sách.
Ông nói: “2011 sẽ là một năm không hề dễ dàng và thực tế, đây là năm đầy thách thức”. Dự kiến, trong tuần tới, ông Barroso sẽ công bố kết quả khảo sát về tăng trưởng kinh tế hàng năm của Liên minh châu Âu.
Ngoài việc đẩy mạnh quản trị và phối hợp kinh tế, EC còn xem năng lượng và sự đổi mới là hai vấn đề ưu tiên sẽ được thảo luận tại cuộc họp tiếp theo của Hội đồng châu Âu vào tháng 2 tới.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's vừa nâng đánh giá tín dụng của Phillipines từ mức ổn định lên tích cực và nhấn mạnh sự cải thiện những nguyên tắc kinh tế cơ bản trong khu vực.
Động thái này của Moody's được đưa ra sau khi Chính phủ Phillipines tăng khoảng 1,25 tỷ USD thông qua trái phiếu quốc tế đồng peso, giảm rủi ro ngoại hối và tạo điểm chuẩn mới cho khoản nợ 25 năm.
Moody's liệt kê một số những dấu hiệu đáng khích lệ để nâng mức xếp hạng tín nhiệm Philippines, bao gồm việc cải thiện vị trí thanh toán bên ngoài và những thành công của quốc gia này trong chính sách tiền tệ, với việc neo kỳ vọng lạm phát và giúp giảm khoản vay chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Phillipines Cesar Purisima nói, quyết định này củng cố thêm lòng tin của nhà đầu tư và khẳng định cam kết mạnh mẽ của chính phủ vẫn theo đuổi tính vững chắc về tài chính trong thời gian tới.