Kinh tế 24h qua: Bước đi nguy hiểm
Bước đi trị giá 600 tỷ USD của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể rất nguy hiểm với kinh tế nước này cũng như với thế giới
Tuyên bố bơm 600 tỷ USD từ nay tới cuối tháng 6/2011 để kích thích kinh tế Mỹ phát triển của Cục Dự trữ Liên bang (FED) nước này cuối ngày 3/11, đã làm bùng lên những tranh cãi gay gắt trên mặt các tờ báo lớn của thế giới hôm qua.
Mặc dù FED đã có những biện pháp tương tự trong giai đoạn khủng hoảng, song động thái tăng lượng tiền bơm vào nền kinh tế là chưa từng có và chúng được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thoát khỏi nguy cơ sụp đổ.
Theo báo New York Times, việc FED ra quyết định này là điều bất đắc dĩ, trong bối cảnh thất nghiệp cao và lạm phát thấp còn tiến trình phục hồi kinh tế thì quá đì đẹt.
Hãng tin Reuters đăng bài viết, trong đó thừa nhận đây là bước đi mạo hiểm nhưng thể hiện sự dũng cảm. Trong khi đó, tờ Economist dẫn lời các chuyên gia kinh tế nổi tiếng như Joseph Stiglitz cho rằng, quyết định của FED không hiệu quả, mà còn nguy hiểm.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, chính sách này sẽ đẩy lạm phát tăng cao. Bên cạnh đó, mức lãi suất thấp của nước Mỹ, cộng thêm một lượng tiền lớn được bơm ra, cũng có nguy cơ tạo ra bong bóng tài sản ở các quốc gia khác và gây bất ổn định về tỷ giá.
Sự nguy hiểm đó như thế nào, có vẻ còn quá sớm để khẳng định. Tuy nhiên, rõ ràng là Ngân hàng Trung ương Anh quốc (BOE) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định không theo chân FED.
Hôm qua, Ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) của BOE quyết định duy trì lãi suất ở mức 0,5% như kỳ vọng. Ngoài ra, MPC còn giữ nguyên quy mô của chương trình mua trái phiếu trị giá 200 tỷ bảng Anh (tương đương 322 tỷ USD).
Ngay sau khi nhận được quyết định trên, đồng bảng Anh tăng 0,8% lên 1,6232 USD/Bảng Anh.
Tốc độ tăng trưởng khả quan trong quý 3, cũng như tín hiệu lạc quan trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của xứ sở sương mù, có khả năng là nguyên cớ khiến BOE ra quyết định không bơm thêm bất kỳ gói kích thích tiền tệ nào vào lúc này.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng BOE bơm thêm tiền trong trường hợp cần thiết để chống lại các biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh tay của chính phủ nước này.
Cũng trong ngày hôm qua, ECB quyết định giữ nguyên mức lãi suất 1% tháng thứ 18 liên tiếp, đúng như dự đoán của giới phân tích. Trước đó, tất cả 80 nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Reuters đều dự đoán, ECB chỉ tăng lãi suất vào quý 4/2011.
Một thông tin khác cũng liên quan tới quyết định của FED là việc Hàn Quốc tuyên bố kiểm soát chặt dòng vốn nóng. Theo giới phân tích kinh tế, việc FED bơm thêm tiền có thể khiến dòng vốn đổ vào các thị trường mới nổi như Hàn Quốc gia tăng mạnh.
Các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc khẳng định, nước này đang xem xét các bước đi để hạn chế dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, Hàn Quốc có thể trì hoãn áp dụng các biện pháp kiểm soát trong lúc nước này kêu gọi không thao túng các thị trường và đang là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào tuần tới.
Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết, dư luận quốc tế gần đây cũng có quan điểm tương tự như nước này về việc kiểm soát dòng vốn và Chính phủ Hàn Quốc sẽ tích cực xem xét việc thực hiện các biện pháp thích hợp.
Trong một động thái có ít nhiều liên quan tới Mỹ, Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2011 của các nước phát triển, do đà phục hồi tại những nước này chững lại kể từ đầu năm nay.
OECD cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đẩy mức thâm hụt và nợ quốc gia của các nước trên thế giới lên mức không thể chống đỡ nổi.
Do tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Eurozone yếu kém, việc chuẩn hóa lãi suất chỉ có thể được tiến hành sớm nhất là vào nửa đầu năm 2012. Theo dự đoán của OECD, tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên trong năm nay sẽ đạt từ 2,5 - 3% GDP.
Tuy nhiên, OECD hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế thành viên trong năm 2011 từ mức 2,8% đưa ra hồi tháng 6 xuống còn 2 - 2,5% GDP, trong đó của Mỹ giảm từ 3,2% xuống 1,75% - 2,25% GDP.
Riêng về khu vực châu Á, Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), ông Haruhiko Kuroda, cho rằng, các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển cần thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô, duy trì đà phục hồi và củng cố nội lực đối phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Chủ tịch Kuroda nhấn mạnh, trong bối cảnh các nền kinh tế châu Á đang phục hồi, các nước phải rút ra được những bài học sau cuộc khủng hoảng vừa qua và thiết lập nền tảng cho một hệ thống tài chính toàn cầu ổn định hơn.
Theo ông, các chính sách tài chính và tiền tệ phù hợp đã giúp kích cầu tiêu dùng trong nước và phần nào bù đắp được những thiếu hụt do suy giảm thương mại toàn cầu trong thời kỳ khủng hoảng lên tới đỉnh điểm.
Ông Kuroda nêu rõ, các chính sách này đã cho phép các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng với tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 8,2% trong năm nay.
Tuy nhiên, theo ông, việc giảm dần các gói kích thích kinh tế kết hợp với các chính sách tài chính và tiền tệ thích hợp mới đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
Mặc dù FED đã có những biện pháp tương tự trong giai đoạn khủng hoảng, song động thái tăng lượng tiền bơm vào nền kinh tế là chưa từng có và chúng được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất thế giới đã thoát khỏi nguy cơ sụp đổ.
Theo báo New York Times, việc FED ra quyết định này là điều bất đắc dĩ, trong bối cảnh thất nghiệp cao và lạm phát thấp còn tiến trình phục hồi kinh tế thì quá đì đẹt.
Hãng tin Reuters đăng bài viết, trong đó thừa nhận đây là bước đi mạo hiểm nhưng thể hiện sự dũng cảm. Trong khi đó, tờ Economist dẫn lời các chuyên gia kinh tế nổi tiếng như Joseph Stiglitz cho rằng, quyết định của FED không hiệu quả, mà còn nguy hiểm.
Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, chính sách này sẽ đẩy lạm phát tăng cao. Bên cạnh đó, mức lãi suất thấp của nước Mỹ, cộng thêm một lượng tiền lớn được bơm ra, cũng có nguy cơ tạo ra bong bóng tài sản ở các quốc gia khác và gây bất ổn định về tỷ giá.
Sự nguy hiểm đó như thế nào, có vẻ còn quá sớm để khẳng định. Tuy nhiên, rõ ràng là Ngân hàng Trung ương Anh quốc (BOE) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã quyết định không theo chân FED.
Hôm qua, Ủy ban chính sách tiền tệ (MPC) của BOE quyết định duy trì lãi suất ở mức 0,5% như kỳ vọng. Ngoài ra, MPC còn giữ nguyên quy mô của chương trình mua trái phiếu trị giá 200 tỷ bảng Anh (tương đương 322 tỷ USD).
Ngay sau khi nhận được quyết định trên, đồng bảng Anh tăng 0,8% lên 1,6232 USD/Bảng Anh.
Tốc độ tăng trưởng khả quan trong quý 3, cũng như tín hiệu lạc quan trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ của xứ sở sương mù, có khả năng là nguyên cớ khiến BOE ra quyết định không bơm thêm bất kỳ gói kích thích tiền tệ nào vào lúc này.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng BOE bơm thêm tiền trong trường hợp cần thiết để chống lại các biện pháp cắt giảm chi tiêu mạnh tay của chính phủ nước này.
Cũng trong ngày hôm qua, ECB quyết định giữ nguyên mức lãi suất 1% tháng thứ 18 liên tiếp, đúng như dự đoán của giới phân tích. Trước đó, tất cả 80 nhà kinh tế trong cuộc thăm dò của Reuters đều dự đoán, ECB chỉ tăng lãi suất vào quý 4/2011.
Một thông tin khác cũng liên quan tới quyết định của FED là việc Hàn Quốc tuyên bố kiểm soát chặt dòng vốn nóng. Theo giới phân tích kinh tế, việc FED bơm thêm tiền có thể khiến dòng vốn đổ vào các thị trường mới nổi như Hàn Quốc gia tăng mạnh.
Các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc khẳng định, nước này đang xem xét các bước đi để hạn chế dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, Hàn Quốc có thể trì hoãn áp dụng các biện pháp kiểm soát trong lúc nước này kêu gọi không thao túng các thị trường và đang là chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra vào tuần tới.
Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết, dư luận quốc tế gần đây cũng có quan điểm tương tự như nước này về việc kiểm soát dòng vốn và Chính phủ Hàn Quốc sẽ tích cực xem xét việc thực hiện các biện pháp thích hợp.
Trong một động thái có ít nhiều liên quan tới Mỹ, Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2011 của các nước phát triển, do đà phục hồi tại những nước này chững lại kể từ đầu năm nay.
OECD cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đẩy mức thâm hụt và nợ quốc gia của các nước trên thế giới lên mức không thể chống đỡ nổi.
Do tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Eurozone yếu kém, việc chuẩn hóa lãi suất chỉ có thể được tiến hành sớm nhất là vào nửa đầu năm 2012. Theo dự đoán của OECD, tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên trong năm nay sẽ đạt từ 2,5 - 3% GDP.
Tuy nhiên, OECD hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế thành viên trong năm 2011 từ mức 2,8% đưa ra hồi tháng 6 xuống còn 2 - 2,5% GDP, trong đó của Mỹ giảm từ 3,2% xuống 1,75% - 2,25% GDP.
Riêng về khu vực châu Á, Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), ông Haruhiko Kuroda, cho rằng, các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển cần thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô, duy trì đà phục hồi và củng cố nội lực đối phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Chủ tịch Kuroda nhấn mạnh, trong bối cảnh các nền kinh tế châu Á đang phục hồi, các nước phải rút ra được những bài học sau cuộc khủng hoảng vừa qua và thiết lập nền tảng cho một hệ thống tài chính toàn cầu ổn định hơn.
Theo ông, các chính sách tài chính và tiền tệ phù hợp đã giúp kích cầu tiêu dùng trong nước và phần nào bù đắp được những thiếu hụt do suy giảm thương mại toàn cầu trong thời kỳ khủng hoảng lên tới đỉnh điểm.
Ông Kuroda nêu rõ, các chính sách này đã cho phép các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng với tốc độ tăng trưởng dự báo đạt 8,2% trong năm nay.
Tuy nhiên, theo ông, việc giảm dần các gói kích thích kinh tế kết hợp với các chính sách tài chính và tiền tệ thích hợp mới đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng bền vững trong giai đoạn hậu khủng hoảng.