Kinh tế 24h qua: “Cơn địa chấn” của nước Mỹ
Cử tri Mỹ đang chọn ra Quốc hội mới, trong khi các cuộc thăm dò cho thấy, gần một nửa số cử tri sẽ bầu cho đảng Cộng hòa
Các cử tri Mỹ đang kéo tới các trạm bầu cử để chọn ra Quốc hội mới và 37 thống đốc bang. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đảng Cộng hòa có nhiều khả năng sẽ thắng thế tại Hạ viện.
Trên khắp nước Mỹ, nhiều trạm bỏ phiếu mở cửa từ 6h sáng tới 9h tối (giờ địa phương). Các cử tri sẽ chọn ra 435 thành viên Hạ viện, 37 thành viên tại Thượng viện và 37 thống đốc bang. Theo kết quả các cuộc thăm dò ý kiến trước bầu cử, gần một nửa số cử tri cho biết họ sẽ bầu cho đảng Cộng hòa, điều này cho thấy sự thất vọng của người dân đối với Tổng thống Barack Obama và Quốc hội do đảng của ông điều hành.
Trả lời phỏng vấn trên kênh Foxnews, bà Sarah Palin đã dự báo về một thắng lợi vang dội của đảng Cộng hòa. Bà nói: “Đây sẽ là một cơn địa chấn. Thông điệp gửi đến cánh tả là họ đã thất bại và nước Mỹ đã thức tỉnh, phương cách duy nhất để vực dậy đất nước đó là phải có một chính phủ gọn nhẹ hơn nhưng có năng lực nhiều hơn”.
Cuộc chiến giành thế đa số trong Quốc hội Mỹ trong ngày 2/11 dự kiến sẽ kéo dài đến buổi tối theo giờ địa phương (khoảng hơn 12h trưa ngày 3/11, theo giờ Việt Nam). Đảng Cộng hòa cần thêm 39 ghế trong Hạ viện và 10 ghế trong Thượng viện để nắm kiểm soát tại cả 2 nghị viện.
Kỳ vọng đảng Cộng hòa chiến thắng tại Hạ viện đã khiến nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua đẩy mạnh mua vào, giúp các chỉ số chính tăng vọt. Quốc hội chia rẽ được coi như yếu tố tích cực cho thị trường chứng khoán bởi việc thông qua các quy định mới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, doanh nghiệp dễ kinh doanh hơn.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã đề xuất bốn vấn đề quan trọng thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nước phát triển và mới nổi (G-20) dự kiến diễn ra tại thủ đô Seoul trong hai ngày 11-12/11.
Ông Lee bày tỏ hy vọng chương trình nghị sự chính của Hội nghị sẽ có bốn vấn đề, bao gồm tỷ giá hối đoái, thiết lập mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu, cải cách các thiết chế tài chính toàn cầu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và vấn đề phát triển.
Về vấn đề tỷ giá hối đoái, Tổng thống Lee cho rằng Hội nghị các Bộ trưởng và Thống đốc Ngân hàng G-20 diễn ra tháng trước sẽ giúp đảm bảo thành công cho Hội nghị thượng đỉnh sắp tới của nhóm, bởi các bên đã đi đến nhất trí "xúc tiến các cơ chế hối đoái theo đó thị trường có vai trò quyết định nhiều hơn."
Theo Tổng thống Lee, có thể coi đây là một kết quả tích cực của hội nghị vì các bên đã có chung quan điểm về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong bối cảnh kinh tế thế giới cần tăng trưởng cân bằng và vững chắc hơn.
Về mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu, Tổng thống Lee cho biết khi Hàn Quốc rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại hối năm 1998, khoảng 20.000 doanh nghiệp nước này đã phá sản và hơn 1 triệu người mất việc làm. Rút kinh nghiệm từ bài học này, thế giới cần có một mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu để ngăn ngừa khủng hoảng thông qua hợp tác quốc tế.
Liên quan đến cải cách các thiết chế tài chính toàn cầu, Tổng thống Lee nhấn mạnh IMF chủ yếu do các nước tiên tiến điều hành. Tuy nhiên, trong bối cảnh ảnh hưởng của các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đang ngày càng tăng, giờ đây các nền kinh tế này cần phải có tiếng nói trên trường quốc tế tương xứng với sức mạnh và năng lực kinh tế của họ.
Về vấn đề phát triển, ông Lee nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ các nước đang phát triển nhằm thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế công bằng.
Trong khi đó, phát biểu trước báo giới tại Washington ngày 1/11, Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ về các vấn đề kinh tế quốc tế Mike Froman nêu rõ Mỹ không hy vọng vấn đề tranh cãi xung quanh chính sách tiền tệ của Trung Quốc sẽ được giải quyết tại Seoul, song sẽ duy trì áp lực nhằm cải thiện tình trạng thiếu cân bằng kinh tế toàn cầu.
Ông nhắc lại chính sách định giá đồng nội tệ thấp hơn giá trị thực tế của Trung Quốc đã mang lại những lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước này trong làm ăn với Mỹ.
Quan chức Mỹ nhấn mạnh việc thiết lập một cơ cấu để làm giảm tình trạng mất cân bằng kinh tế chính là ưu tiên hàng đầu của Washington, vì nước này không còn đóng vai trò kích thích tăng trưởng của thế giới được nữa do tình trạng nợ, những vấn đề nhập khẩu và tiêu thụ hiện nay.
Hôm qua, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã bất ngờ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 4,75% sau sáu tháng đóng băng, nhằm tránh gia tăng lạm phát do sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực khai mỏ. Thống đốc RBA Glenn Stevens nói cán cân rủi ro đã tới điểm mà việc thắt chặt chính sách tiền tệ sớm, ở mức vừa phải là điều cần thiết.
Ông Stevens cho rằng, Australia khó tránh khỏi một cú sốc do sự bùng nổ kinh tế, khi các điều kiện thương mại - được xác định bằng giá trị xuất khẩu so với nhập khẩu - ở mức cao nhất kể từ những năm 50 của thế kỷ trước đang làm gia tăng sự giàu có của nước này.
Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán RBA sẽ duy trì lãi suất trong tháng thứ 6 liên tiếp, khi tỷ lệ lạm phát ở nước này gần đây vẫn ở mức thấp. Các số liệu công bố tuần trước cho thấy lạm phát ở Australia trong quý III/2010 ở mức 2,4%, nằm trong giới hạn 2-3% mà RBA đặt ra. Tuy nhiên, ông Stevens cho biết mặc dù giá cả đang giảm, song lạm phát có thể sẽ tăng trở lại trong trung hạn.
Sau thông báo của RBA, đồng dollar Australia (AUD), vốn được hưởng lợi khi lãi suất trong nước ở mức cao trong lúc lãi suất ở Mỹ và châu Âu đang ở mức thấp kỷ lục, đã tăng giá mạnh lên 99,80 xu Mỹ. Thị trường chứng khoán nước này cũng đóng cửa ở mức cao hơn, với chỉ số S&P/ASX200 tăng 2,9 điểm, hay 0,06%, lên 4.701,4 điểm.
Cũng bất ngờ không kém RBA, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) hôm qua đã nâng lãi suất cho vay và huy động thêm 0,25% như dự báo nhằm đối phó với áp lực lạm phát. Theo đó, RBI nâng lãi suất cho vay lên 6,25% và lãi suất huy động 5,25%. Tuy nhiên, RBI giữ nguyên tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại trong nước ở mức 6% như dự đoán.
RBI tiếp tục bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về lạm phát, nhất là đà leo thang mạnh của giá thực phẩm và tài sản trong một giai đoạn ngắn, đồng thời cảnh báo rằng rủi ro lạm phát đang trên đà gia tăng. Thống đốc RBI Duvvuri Subbarao nhận định: “Dựa trên xu hướng tăng trưởng và lạm phát hiện nay, RBI tin tưởng rằng khả năng tăng lãi suất trong ngắn hạn là tương đối thấp”.
Ông nói thêm: “Tuy nhiên trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn như hiện nay, chúng ta cần chuẩn bị để ứng phó kịp thời trước các cú sốc từ môi trường trong nước và bên ngoài”. Lợi suất trái phiếu và lãi suất hoán đổi giảm khi nhận được nhận định của Thống đốc Subbarao. Trong khi đó, đồng USD suy yếu nhẹ từ 44,42 rupee/USD xuống 44,39 rupee/USD sau quyết định nâng lãi suất của RBI.
Thêm một thông tin đáng chú ý nữa trong ngày, dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc, theo công bố của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 2/11, đã tăng lên mức kỷ lục mới 293,35 tỷ USD trong tháng 10, do đồng USD yếu khiến giá trị chuyển đổi của các tài sản bằng ngoại tệ khác gia tăng đáng kể.
Các chuyên viên giao dịch ngoại hối cho rằng, một phần nguyên nhân là do BOK đã mua vào đồng USD để làm chậm đà leo thang của đồng Won. Tính đến cuối tháng 9, Hàn Quốc là nước có nguồn dự trữ ngoại hối lớn thứ 6 trên thế giới sau Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Đài Loan và Ấn Độ.
Trên khắp nước Mỹ, nhiều trạm bỏ phiếu mở cửa từ 6h sáng tới 9h tối (giờ địa phương). Các cử tri sẽ chọn ra 435 thành viên Hạ viện, 37 thành viên tại Thượng viện và 37 thống đốc bang. Theo kết quả các cuộc thăm dò ý kiến trước bầu cử, gần một nửa số cử tri cho biết họ sẽ bầu cho đảng Cộng hòa, điều này cho thấy sự thất vọng của người dân đối với Tổng thống Barack Obama và Quốc hội do đảng của ông điều hành.
Trả lời phỏng vấn trên kênh Foxnews, bà Sarah Palin đã dự báo về một thắng lợi vang dội của đảng Cộng hòa. Bà nói: “Đây sẽ là một cơn địa chấn. Thông điệp gửi đến cánh tả là họ đã thất bại và nước Mỹ đã thức tỉnh, phương cách duy nhất để vực dậy đất nước đó là phải có một chính phủ gọn nhẹ hơn nhưng có năng lực nhiều hơn”.
Cuộc chiến giành thế đa số trong Quốc hội Mỹ trong ngày 2/11 dự kiến sẽ kéo dài đến buổi tối theo giờ địa phương (khoảng hơn 12h trưa ngày 3/11, theo giờ Việt Nam). Đảng Cộng hòa cần thêm 39 ghế trong Hạ viện và 10 ghế trong Thượng viện để nắm kiểm soát tại cả 2 nghị viện.
Kỳ vọng đảng Cộng hòa chiến thắng tại Hạ viện đã khiến nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua đẩy mạnh mua vào, giúp các chỉ số chính tăng vọt. Quốc hội chia rẽ được coi như yếu tố tích cực cho thị trường chứng khoán bởi việc thông qua các quy định mới sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, doanh nghiệp dễ kinh doanh hơn.
Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã đề xuất bốn vấn đề quan trọng thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nước phát triển và mới nổi (G-20) dự kiến diễn ra tại thủ đô Seoul trong hai ngày 11-12/11.
Ông Lee bày tỏ hy vọng chương trình nghị sự chính của Hội nghị sẽ có bốn vấn đề, bao gồm tỷ giá hối đoái, thiết lập mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu, cải cách các thiết chế tài chính toàn cầu như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và vấn đề phát triển.
Về vấn đề tỷ giá hối đoái, Tổng thống Lee cho rằng Hội nghị các Bộ trưởng và Thống đốc Ngân hàng G-20 diễn ra tháng trước sẽ giúp đảm bảo thành công cho Hội nghị thượng đỉnh sắp tới của nhóm, bởi các bên đã đi đến nhất trí "xúc tiến các cơ chế hối đoái theo đó thị trường có vai trò quyết định nhiều hơn."
Theo Tổng thống Lee, có thể coi đây là một kết quả tích cực của hội nghị vì các bên đã có chung quan điểm về tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong bối cảnh kinh tế thế giới cần tăng trưởng cân bằng và vững chắc hơn.
Về mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu, Tổng thống Lee cho biết khi Hàn Quốc rơi vào cuộc khủng hoảng ngoại hối năm 1998, khoảng 20.000 doanh nghiệp nước này đã phá sản và hơn 1 triệu người mất việc làm. Rút kinh nghiệm từ bài học này, thế giới cần có một mạng lưới an toàn tài chính toàn cầu để ngăn ngừa khủng hoảng thông qua hợp tác quốc tế.
Liên quan đến cải cách các thiết chế tài chính toàn cầu, Tổng thống Lee nhấn mạnh IMF chủ yếu do các nước tiên tiến điều hành. Tuy nhiên, trong bối cảnh ảnh hưởng của các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil đang ngày càng tăng, giờ đây các nền kinh tế này cần phải có tiếng nói trên trường quốc tế tương xứng với sức mạnh và năng lực kinh tế của họ.
Về vấn đề phát triển, ông Lee nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ các nước đang phát triển nhằm thiết lập một trật tự kinh tế quốc tế công bằng.
Trong khi đó, phát biểu trước báo giới tại Washington ngày 1/11, Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ về các vấn đề kinh tế quốc tế Mike Froman nêu rõ Mỹ không hy vọng vấn đề tranh cãi xung quanh chính sách tiền tệ của Trung Quốc sẽ được giải quyết tại Seoul, song sẽ duy trì áp lực nhằm cải thiện tình trạng thiếu cân bằng kinh tế toàn cầu.
Ông nhắc lại chính sách định giá đồng nội tệ thấp hơn giá trị thực tế của Trung Quốc đã mang lại những lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu nước này trong làm ăn với Mỹ.
Quan chức Mỹ nhấn mạnh việc thiết lập một cơ cấu để làm giảm tình trạng mất cân bằng kinh tế chính là ưu tiên hàng đầu của Washington, vì nước này không còn đóng vai trò kích thích tăng trưởng của thế giới được nữa do tình trạng nợ, những vấn đề nhập khẩu và tiêu thụ hiện nay.
Hôm qua, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) đã bất ngờ tăng lãi suất 25 điểm cơ bản lên 4,75% sau sáu tháng đóng băng, nhằm tránh gia tăng lạm phát do sự phát triển bùng nổ của lĩnh vực khai mỏ. Thống đốc RBA Glenn Stevens nói cán cân rủi ro đã tới điểm mà việc thắt chặt chính sách tiền tệ sớm, ở mức vừa phải là điều cần thiết.
Ông Stevens cho rằng, Australia khó tránh khỏi một cú sốc do sự bùng nổ kinh tế, khi các điều kiện thương mại - được xác định bằng giá trị xuất khẩu so với nhập khẩu - ở mức cao nhất kể từ những năm 50 của thế kỷ trước đang làm gia tăng sự giàu có của nước này.
Hầu hết các nhà kinh tế dự đoán RBA sẽ duy trì lãi suất trong tháng thứ 6 liên tiếp, khi tỷ lệ lạm phát ở nước này gần đây vẫn ở mức thấp. Các số liệu công bố tuần trước cho thấy lạm phát ở Australia trong quý III/2010 ở mức 2,4%, nằm trong giới hạn 2-3% mà RBA đặt ra. Tuy nhiên, ông Stevens cho biết mặc dù giá cả đang giảm, song lạm phát có thể sẽ tăng trở lại trong trung hạn.
Sau thông báo của RBA, đồng dollar Australia (AUD), vốn được hưởng lợi khi lãi suất trong nước ở mức cao trong lúc lãi suất ở Mỹ và châu Âu đang ở mức thấp kỷ lục, đã tăng giá mạnh lên 99,80 xu Mỹ. Thị trường chứng khoán nước này cũng đóng cửa ở mức cao hơn, với chỉ số S&P/ASX200 tăng 2,9 điểm, hay 0,06%, lên 4.701,4 điểm.
Cũng bất ngờ không kém RBA, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) hôm qua đã nâng lãi suất cho vay và huy động thêm 0,25% như dự báo nhằm đối phó với áp lực lạm phát. Theo đó, RBI nâng lãi suất cho vay lên 6,25% và lãi suất huy động 5,25%. Tuy nhiên, RBI giữ nguyên tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng thương mại trong nước ở mức 6% như dự đoán.
RBI tiếp tục bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về lạm phát, nhất là đà leo thang mạnh của giá thực phẩm và tài sản trong một giai đoạn ngắn, đồng thời cảnh báo rằng rủi ro lạm phát đang trên đà gia tăng. Thống đốc RBI Duvvuri Subbarao nhận định: “Dựa trên xu hướng tăng trưởng và lạm phát hiện nay, RBI tin tưởng rằng khả năng tăng lãi suất trong ngắn hạn là tương đối thấp”.
Ông nói thêm: “Tuy nhiên trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn như hiện nay, chúng ta cần chuẩn bị để ứng phó kịp thời trước các cú sốc từ môi trường trong nước và bên ngoài”. Lợi suất trái phiếu và lãi suất hoán đổi giảm khi nhận được nhận định của Thống đốc Subbarao. Trong khi đó, đồng USD suy yếu nhẹ từ 44,42 rupee/USD xuống 44,39 rupee/USD sau quyết định nâng lãi suất của RBI.
Thêm một thông tin đáng chú ý nữa trong ngày, dự trữ ngoại hối của Hàn Quốc, theo công bố của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) ngày 2/11, đã tăng lên mức kỷ lục mới 293,35 tỷ USD trong tháng 10, do đồng USD yếu khiến giá trị chuyển đổi của các tài sản bằng ngoại tệ khác gia tăng đáng kể.
Các chuyên viên giao dịch ngoại hối cho rằng, một phần nguyên nhân là do BOK đã mua vào đồng USD để làm chậm đà leo thang của đồng Won. Tính đến cuối tháng 9, Hàn Quốc là nước có nguồn dự trữ ngoại hối lớn thứ 6 trên thế giới sau Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Đài Loan và Ấn Độ.