Kinh tế 24h qua: Chạy đua vay nợ
Các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ cố gắng vay nhiều vốn nhất trên các thị trường trái phiếu đầu năm
Các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) sẽ cố gắng vay nhiều vốn nhất trên các thị trường trái phiếu đầu năm, nhằm đảm bảo cho các chương trình cung cấp tài chính ước vượt 800 tỷ Euro trong 2011, tờ Les Echos cho hay.
Italy khởi động đầu tiên cuộc đua này với việc phát hành trái phiếu cho năm 2011 hôm 30/12, nhưng hiện chưa có kết quả cụ thể. Cuộc đua thực sự bắt đầu vào tuần này, khi Đức đấu giá 5 tỷ Euro trái phiếu 10 năm và Pháp phát hành các loại trái phiếu 10, 15 và 20 năm với tổng trị giá ước tính từ 7,5-9 tỷ Euro.
Các nước khác cũng sẽ tiến hành khảo sát thị trường bằng các khoản tín dụng ngắn hạn. Bồ Đào Nha đã có kế hoạch vay 500 triệu Euro trong sáu tháng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn lo ngại vì coi Bồ Đào Nha là mắt xích yếu sau Hy Lạp và Ireland.
Các nhà đầu tư cũng chú ý nhiều đến Tây Ban Nha. Nước này sẽ phát hành đợt trái phiếu 5 năm vào ngày 13/1 tới. Ngày 3/1, Trung Quốc đã cam kết mua lại trái phiếu của Tây Ban Nha, tờ nhật báo El Pais cho hay. Dẫu vậy, lợi suất trái phiếu 10 năm của Tây Ban Nha chỉ giảm nhẹ vào ngày 3/1 ở mức 5,43%.
Điểm mới của năm nay trên thị trường tài chính châu Âu là khu vực này cũng sẽ mua các trái phiếu nhằm hỗ trợ các nước yếu trong khu vực đồng Euro, cơ chế ổn định tài chính Eurozone do Ủy ban châu Âu điều hành sẽ vay khoảng 17,6 tỷ Euro qua bốn hoặc năm đợt phát hành trong thời gian tới.
Năm 2010, nợ công của Nhật Bản đã tăng vọt, khiến Thủ tướng Naoto Kan đã phải cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ. Trong khi chính trường nước này vẫn chưa thật sự ổn định và quan hệ đối ngoại của Nhật cũng chịu nhiều biến động. Tình hình kinh tế Nhật trong năm nay có đỡ hơn nhưng chưa khởi sắc.
Ngân sách dự trù cho năm 2011 đang được Chính phủ của Thủ tướng Naoto Kan bàn tính vào khoảng 92.000 tỷ Yên (1.150 tỷ USD) và cũng giống như năm trước, ngân sách này phải dựa rất nhiều vào tiền bán trái phiếu chính phủ, trong khi nợ công của Nhật đã lên đến 11.000 tỷ Yên, gấp đôi GDP.
Theo các chuyên gia, có 3 nhân tố có thể châm ngòi khủng hoảng nợ công tại Nhật: trái phiếu chính phủ, giảm phát và xuất khẩu tăng trưởng ì ạch cả khi kinh tế toàn cầu phục hồi.
Việc phát hành trái phiếu chính phủ tại Nhật hiện chủ yếu hướng tới người mua là dân chúng trong nước, nhưng người dân lại càng ngày càng có xu hướng giảm tiết kiệm. Thiểu phát là vấn đề thứ hai cần giải quyết cấp bách tại Nhật hiện nay.
Chỉ số giá tiêu dùng tại Nhật được hầu hết các chuyên gia kinh tế tin là tiếp tục giảm hơn nữa trong vòng 5 năm tới. Lý do cuối cùng buộc chặt Nhật vào khủng hoảng là tăng trưởng sau suy thoái vẫn trì trệ. Sự cải thiện nhu cầu nước ngoài không đủ để Nhật lấy lại mức tăng trưởng xuất khẩu ổn định như trước đây.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên cho biết, tăng trưởng GDP 2010 của nước này có thể đạt 10%. Ông Xuyên cho rằng, kinh tế Trung Quốc chưa hoàn toàn trở về bình thường khi các điều kiện bên ngoài tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong đà phục hồi kinh tế của nước này.
Theo ông, Trung Quốc nên thận trọng trong các chính sách kinh tế vĩ mô và cần phải áp dụng các điều chỉnh phản chu kỳ để ngăn chặn đà tăng trưởng quá nóng. Đồng thời, ông khẳng định, Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường cải cách cơ chế lãi suất theo hướng thị trường và thực hiện “chính sách tiền tệ thận trọng”.
Đây là dấu hiệu cho thấy PBOC có thể nâng lãi suất và áp dụng thêm các biện pháp thắt chặt trong thời gian tới.
Trong khi đó, tờ China Securities Journal ngày 5/1 đưa tin Trung Quốc sẽ cho phép Nhân dân tệ tăng 5% so với đồng USD trong năm 2011. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Jiang Yaoping cảnh báo rằng sự tăng giá của đồng nội tệ sẽ không thể thu hẹp thặng dư thương mại với Mỹ.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng 20% trong 10 tháng đầu năm và có thể vượt 270 tỷ USD trong năm 2010. Theo tờ báo trên, sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ sẽ làm hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, qua đó làm giảm tác động của giá hàng hóa ngày càng leo thang trên thị trường quốc tế và xoa dịu áp lực lạm phát.
Theo định giá trên thị trường tương lai ngoài nước, nhà đầu tư kỳ vọng đồng Nhân dân tệ tăng 3% trong vòng một năm. Tuy nhiên, các chuyên viên giao dịch trong nước lại dự báo đồng nội tệ sẽ tăng khoảng 2% trong 6 tháng đầu năm 2011.
Theo số liệu mới công bố của Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc (MSF), GDP năm 2010 của nước này có thể vượt 1.000 tỷ USD, cao nhất trong vòng ba năm qua, chủ yếu nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ngoài dự kiến của quốc gia này sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Năm 2010, thu nhập bình quân của người dân Hàn Quốc đạt 20.500 USD/người, đánh dấu lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua, con số này vượt ngưỡng 20.000 USD/người. Theo MSF, các số liệu khả quan trên sẽ giúp Hàn Quốc có khả năng trở thành nền kinh tế lớn thứ 13 hoặc 14 thế giới, so với vị trí thứ 15 hiện tại.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu thị trường tiền tệ tại Hàn Quốc tiếp tục được duy trì ổn định và mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% được hoàn thành trong năm 2011, thu nhập bình quân đầu người tại nước này trong năm nay có thể vượt quá 23.000 USD/người.
Báo cáo kinh doanh quốc tế (IBR) công bố ngày 4/1 ghi nhận Mỹ Latinh có tỷ lệ nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lạc quan nhất về triển vọng kinh doanh của khu vực này trong năm 2011, theo đó, dự báo tăng trưởng kinh tế của Brazil có thể đạt 8% trong năm 2011.
Trong khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Nhật Bản và Nam Âu lo ngại nhất về triển vọng kinh doanh của mình trong năm 2011, thì các doanh nhân Chile lại lạc quan nhất thế giới, với 95% số người được hỏi cho rằng triển vọng kinh doanh trong năm 2011 sẽ rất tốt đẹp.
Italy khởi động đầu tiên cuộc đua này với việc phát hành trái phiếu cho năm 2011 hôm 30/12, nhưng hiện chưa có kết quả cụ thể. Cuộc đua thực sự bắt đầu vào tuần này, khi Đức đấu giá 5 tỷ Euro trái phiếu 10 năm và Pháp phát hành các loại trái phiếu 10, 15 và 20 năm với tổng trị giá ước tính từ 7,5-9 tỷ Euro.
Các nước khác cũng sẽ tiến hành khảo sát thị trường bằng các khoản tín dụng ngắn hạn. Bồ Đào Nha đã có kế hoạch vay 500 triệu Euro trong sáu tháng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư vẫn lo ngại vì coi Bồ Đào Nha là mắt xích yếu sau Hy Lạp và Ireland.
Các nhà đầu tư cũng chú ý nhiều đến Tây Ban Nha. Nước này sẽ phát hành đợt trái phiếu 5 năm vào ngày 13/1 tới. Ngày 3/1, Trung Quốc đã cam kết mua lại trái phiếu của Tây Ban Nha, tờ nhật báo El Pais cho hay. Dẫu vậy, lợi suất trái phiếu 10 năm của Tây Ban Nha chỉ giảm nhẹ vào ngày 3/1 ở mức 5,43%.
Điểm mới của năm nay trên thị trường tài chính châu Âu là khu vực này cũng sẽ mua các trái phiếu nhằm hỗ trợ các nước yếu trong khu vực đồng Euro, cơ chế ổn định tài chính Eurozone do Ủy ban châu Âu điều hành sẽ vay khoảng 17,6 tỷ Euro qua bốn hoặc năm đợt phát hành trong thời gian tới.
Năm 2010, nợ công của Nhật Bản đã tăng vọt, khiến Thủ tướng Naoto Kan đã phải cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ. Trong khi chính trường nước này vẫn chưa thật sự ổn định và quan hệ đối ngoại của Nhật cũng chịu nhiều biến động. Tình hình kinh tế Nhật trong năm nay có đỡ hơn nhưng chưa khởi sắc.
Ngân sách dự trù cho năm 2011 đang được Chính phủ của Thủ tướng Naoto Kan bàn tính vào khoảng 92.000 tỷ Yên (1.150 tỷ USD) và cũng giống như năm trước, ngân sách này phải dựa rất nhiều vào tiền bán trái phiếu chính phủ, trong khi nợ công của Nhật đã lên đến 11.000 tỷ Yên, gấp đôi GDP.
Theo các chuyên gia, có 3 nhân tố có thể châm ngòi khủng hoảng nợ công tại Nhật: trái phiếu chính phủ, giảm phát và xuất khẩu tăng trưởng ì ạch cả khi kinh tế toàn cầu phục hồi.
Việc phát hành trái phiếu chính phủ tại Nhật hiện chủ yếu hướng tới người mua là dân chúng trong nước, nhưng người dân lại càng ngày càng có xu hướng giảm tiết kiệm. Thiểu phát là vấn đề thứ hai cần giải quyết cấp bách tại Nhật hiện nay.
Chỉ số giá tiêu dùng tại Nhật được hầu hết các chuyên gia kinh tế tin là tiếp tục giảm hơn nữa trong vòng 5 năm tới. Lý do cuối cùng buộc chặt Nhật vào khủng hoảng là tăng trưởng sau suy thoái vẫn trì trệ. Sự cải thiện nhu cầu nước ngoài không đủ để Nhật lấy lại mức tăng trưởng xuất khẩu ổn định như trước đây.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên cho biết, tăng trưởng GDP 2010 của nước này có thể đạt 10%. Ông Xuyên cho rằng, kinh tế Trung Quốc chưa hoàn toàn trở về bình thường khi các điều kiện bên ngoài tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong đà phục hồi kinh tế của nước này.
Theo ông, Trung Quốc nên thận trọng trong các chính sách kinh tế vĩ mô và cần phải áp dụng các điều chỉnh phản chu kỳ để ngăn chặn đà tăng trưởng quá nóng. Đồng thời, ông khẳng định, Chính phủ Trung Quốc sẽ tăng cường cải cách cơ chế lãi suất theo hướng thị trường và thực hiện “chính sách tiền tệ thận trọng”.
Đây là dấu hiệu cho thấy PBOC có thể nâng lãi suất và áp dụng thêm các biện pháp thắt chặt trong thời gian tới.
Trong khi đó, tờ China Securities Journal ngày 5/1 đưa tin Trung Quốc sẽ cho phép Nhân dân tệ tăng 5% so với đồng USD trong năm 2011. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Jiang Yaoping cảnh báo rằng sự tăng giá của đồng nội tệ sẽ không thể thu hẹp thặng dư thương mại với Mỹ.
Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng 20% trong 10 tháng đầu năm và có thể vượt 270 tỷ USD trong năm 2010. Theo tờ báo trên, sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ sẽ làm hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn, qua đó làm giảm tác động của giá hàng hóa ngày càng leo thang trên thị trường quốc tế và xoa dịu áp lực lạm phát.
Theo định giá trên thị trường tương lai ngoài nước, nhà đầu tư kỳ vọng đồng Nhân dân tệ tăng 3% trong vòng một năm. Tuy nhiên, các chuyên viên giao dịch trong nước lại dự báo đồng nội tệ sẽ tăng khoảng 2% trong 6 tháng đầu năm 2011.
Theo số liệu mới công bố của Bộ Chiến lược và Tài chính Hàn Quốc (MSF), GDP năm 2010 của nước này có thể vượt 1.000 tỷ USD, cao nhất trong vòng ba năm qua, chủ yếu nhờ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ ngoài dự kiến của quốc gia này sau cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu.
Năm 2010, thu nhập bình quân của người dân Hàn Quốc đạt 20.500 USD/người, đánh dấu lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua, con số này vượt ngưỡng 20.000 USD/người. Theo MSF, các số liệu khả quan trên sẽ giúp Hàn Quốc có khả năng trở thành nền kinh tế lớn thứ 13 hoặc 14 thế giới, so với vị trí thứ 15 hiện tại.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu thị trường tiền tệ tại Hàn Quốc tiếp tục được duy trì ổn định và mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% được hoàn thành trong năm 2011, thu nhập bình quân đầu người tại nước này trong năm nay có thể vượt quá 23.000 USD/người.
Báo cáo kinh doanh quốc tế (IBR) công bố ngày 4/1 ghi nhận Mỹ Latinh có tỷ lệ nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lạc quan nhất về triển vọng kinh doanh của khu vực này trong năm 2011, theo đó, dự báo tăng trưởng kinh tế của Brazil có thể đạt 8% trong năm 2011.
Trong khi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp của Nhật Bản và Nam Âu lo ngại nhất về triển vọng kinh doanh của mình trong năm 2011, thì các doanh nhân Chile lại lạc quan nhất thế giới, với 95% số người được hỏi cho rằng triển vọng kinh doanh trong năm 2011 sẽ rất tốt đẹp.