Kinh tế 24h qua: Nguy cơ với FDI
Mặc dù tăng trưởng của các nước đang phát triển ở châu Á có thể đạt 8,4% trong năm 2011 nhưng châu lục này vẫn đầy rủi ro
Mặc dù tăng trưởng của các nước đang phát triển ở châu Á tới 9,4% trong năm 2010 và có thể đạt 8,4% trong năm 2011 nhưng châu lục này vẫn đầy rủi ro đối với dòng đầu tư trực tiếp của nước ngoài - FDI, Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo.
Báo cáo của Nhóm Kinh tế phát triển của WB, sẽ công bố ngày 12/1, nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và lợi nhuận đầu tư cao ở châu Á không thể vô hiệu hóa những rủi ro cả về chính trị lẫn thương mại so với đầu tư vào các thị trường phát triển.
Mặc dù nhấn mạnh tầm quan trọng của dòng FDI vào châu Á, trong khuôn khổ châu Á và xuất phát từ châu Á, nhưng nghiên cứu mới nhất của Cơ quan đảm bảo đầu tư đa phương (MIGA) của WB cũng cho rằng rủi ro chính trị và thương mại vẫn là nhân tố tác động quan trọng đối với dòng FDI này.
Các nghiên cứu "Kinh doanh ở châu Á" và "Đầu tư xuyên biên giới ở châu Á" của WB lưu ý rằng, những bằng chứng về rủi ro chính trị ở châu Á đối với các nhà đầu tư quốc tế pha trộn giữa may mắn và rủi ro.
Đông Á và Nam Á là hai khu vực cải tổ mạnh nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, đặc biệt trong hai lĩnh vực "bảo vệ các nhà đầu tư" và "tôn trọng hợp đồng," hai khu vực này được xếp thứ hai và thứ ba thế giới về ưu ái đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng bên cạnh đó, châu Á lại được đánh giá là khu vực thực hiện kém nhất, thậm chí dưới mức trung bình của thế giới, về các lĩnh vực được coi là rủi ro chủ chốt đối với các nhà đầu tư như đầu tư liên lĩnh vực, khởi sự kinh doanh của công ty nước ngoài, quyền tiếp cận đất công nghiệp và trọng tài phân xử tranh chấp thương mại.
Trong khi đó, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) khẳng định ngành hàng không dân dụng toàn cầu đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2010, sau thời gian suy giảm kéo dài suốt năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Số liệu mới nhất của cơ quan chuyên ngành Liên hợp quốc về hàng không dân dụng này cho thấy trong năm 2010, các hãng hàng không của 190 nước thành viên ICAO đã vận chuyển an toàn hơn 2,5 tỷ hành khách, tăng 6,3% so với năm 2009.
Vận tải hàng không toàn cầu tăng 8% về số hành khách/km, trong đó vận tải quốc tế tăng 8,8% nhờ phục hồi mạnh mẽ cả về hoạt động của giới kinh doanh và số khách du lịch quốc tế. ICAO nhấn mạnh sự phục hồi mạnh mẽ của hàng không dân dụng quốc tế phản ánh triển vọng kinh tế tích cực trên toàn cầu.
Điều kiện thuận lợi cho các vụ sáp nhập và mua lại (M&A) đang thay đổi theo hướng tích cực, đột ngột và nhanh chóng. Các cuộc thảo luận về các vụ giao dịch tiếp theo lại bắt đầu nóng lên tại các phòng họp của ban giám đốc các công ty.
Nhiều công ty toàn cầu lớn nhất đang sẵn sàng thực hiện một hoặc nhiều hơn các vụ mua lại trong năm tới và đó có thể là một tin tốt lành cho các cổ đông. Các nghiên cứu cho thấy các giao dịch M&A được thực hiện trong các thời kỳ kinh tế yếu kém thu được lợi nhuận cao hơn so với những vụ được hoàn thành trong thời kỳ bùng nổ kinh tế.
Trong khi một số công ty có thể phải miễn cưỡng thực hiện các vụ mua lại cho tới khi các điều kiện chín muồi thì các cơ hội cho những vụ mua lại này có thể tốt hơn do ít cạnh tranh hơn sẽ tạo ra các mức giá cả hợp lý cho các công ty mua.
Sau nhiều năm phát triển yếu kém, năm 2010 là một năm hồi phục của hoạt động M&A tại Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung. Tuy nhiên, dường như năm 2011 mới là năm thực sự nở rộ của các giao dịch này. Theo một cuộc khảo sát của Thomson Reuters and Freeman Consulting thực hiện đối với 150 doanh nghiệp trên toàn cầu, hoạt động M&A được dự đoán sẽ tăng 36% trong năm 2011.
Tương tự, một cuộc khảo sát gần đây của mergermarket.com cũng chỉ ra rằng 82% các giám đốc doanh nghiệp của Mỹ và 87% các giám đốc doanh nghiệp của châu Âu dự đoán hoạt động M&A sẽ khởi sắc trong 6 đến 12 tháng tới. Không chỉ các tập đoàn sẽ thực hiện các giao dịch trong năm 2011 mà các nhóm cổ phần tư nhân cũng ngày càng tích cực hơn trong những tháng qua và có thể họ sẽ tiếp tục bận rộn hơn với các hoạt động này.
Các lĩnh vực có thể sẽ phát triển mạnh hoạt động M&A bao gồm năng lượng, y tế, khai thác mỏ và công nghệ. Ngoài ra, các giao dịch trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và sản phẩm tiêu dùng cũng sẽ đóng góp một cách tích cực cho sự tăng trưởng của M&A. Các hoạt động M&A trong thị trường bất động sản và hàng không có thể cũng sẽ chứng kiến một sự hồi sinh. Đặc biệt, các giao dịch qua biên giới sẽ được xem là điểm nóng với các nhà mua lại từ châu Á và Brazil.
Kinh tế Mỹ: Ngành chế tạo Mỹ sẽ mất ngôi vị số 1 thế giới thống lĩnh gần 100 năm về tay Trung Quốc trong năm 2011, nhưng ngành dịch vụ vẫn phát triển mạnh. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2010, GDP của các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển tăng trưởng trên 7%, trong khi đó, tăng trưởng chung của các nền kinh tế phát triển không đạt mức 3%.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, dự kiến năm 2011 ngành chế tạo Trung Quốc sẽ soán ngôi vị của Mỹ. Trung Quốc không chỉ đứng số 1 trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu thế giới mà còn trở thành nước nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới.
Năm 2010 là một năm đột phá của “thế giới thứ 3” khi mà kinh tế toàn cầu không còn ỷ lại hoàn toàn vào Mỹ trong lĩnh vực thương mại. Sau khi khủng hoảng tài chính quy mô toàn cầu bùng nổ, phục hồi kinh tế thế giới luôn được các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi ở châu Á dẫn đầu.
Năm 2011, các quốc gia châu Á, châu Phi và Mỹ Latin sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng mạnh trong các lĩnh vực ô tô và nhà ở, không lâu sau sức mua thực tế của các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ giảm xuống dưới một nửa toàn cầu, khi đó kinh tế thế giới sẽ chuyển sang phía Nam và phía Đông.
Trong khi đó, ông Jan Hatzius, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Goldman Sachs, dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ không có thêm bất cứ động thái kích thích kinh tế nào trong năm nay nhưng có thể sẽ giữ nguyên tỉ lệ lãi suất đang tăng cho tới năm 2013.
Khi lạc quan hơn về tăng trưởng, Mỹ đã giảm kỳ vọng về QE2. Ông Hatzius không nghĩ rằng với mức hỗ trợ 600 tỷ USD đã tuyên bố thì Fed cần phải bổ sung thêm tiền. Ông dự báo về cơ bản tỉ lệ lãi suất sẽ vẫn ở mức 0% trong năm 2011, và có thể là cả trong năm 2012.
Hatzius cũng cho rằng, lạm phát của Mỹ sẽ không thể tồi tệ hơn nữa. Dấu hiệu tăng trưởng có ý nghĩa tích cực cho thị trường, nhưng không tác động được gì tới dân chúng, khi tỉ lệ thất nghiệp vẫn đang ở mức gần 10%.
Trong cuộc họp chính sách hôm 14/12/2010, FED cho biết, kinh tế Mỹ sẽ cải thiện trong ngắn hạn nhưng triển vọng trung hạn không có gì đổi thay. Thậm chí, FED lo ngại, các vấn đề của hệ thống ngân hàng châu Âu và khủng hoảng nợ công ở khu vực này, sự trì trệ của thị trường nhà đất Mỹ có thể ảnh hưởng tới quá trình phục hồi của nền kinh tế đầu tàu.
Kinh tế Trung Quốc: Các chuyên gia quốc tế dự báo, nhiều thách thức kinh tế đang chờ đợi chính phủ Trung Quốc trong năm nay. Nước này sẽ cần duy trì sự phát triển mạnh mẽ trong khi vẫn phải thiết lập chính sách tiền tệ chặt chẽ của mình.
Một số nhà kinh tế dự đã đoán rằng kinh tế Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trưởng 10% hoặc cao hơn trong năm 2011 - mức tăng trưởng hai con số lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua, nhờ các chính sách về tài chính và tiền tệ được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Nhưng giá tiêu dùng đang tăng chóng mặt tại Trung Quốc do các dòng vốn thặng dư được tạo ra từ chính sách tiền tệ dễ dãi của chính phủ Hoa Kỳ đang là trở ngại lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc còn phải ngăn chặn việc nới lỏng tiền tệ của mình và thực hiện các biện pháp chống lạm phát, bao gồm việc nhiều lần tăng tỷ lệ lãi suất chủ chốt.
Một quan chức chính phủ cho biết, Trung Quốc có thể sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 9% năm 2011. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng nước này sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc duy trì mức độ tăng trưởng cũng như kiềm chế lạm phát.
Một dự báo khác có liên quan tới Nhân dân tệ là khả năng tăng giá của đồng tiền này sẽ chậm lại trong năm 2011 sau khi giá trị của đồng tiền này đã vượt mức 6,6 USD lần đầu tiên trong 17 năm. Ông Yen Ping Ho, Giám đốc chiến lược ngoại hối của JPMorgan Chase tại Singapore cho rằng, Nhân dân tệ sẽ tăng 4,6% lên 6,3 Nhân dân tệ/USD trong năm 2011.
Kinh tế châu Âu: Từ đầu năm 2011, khu vực tài chính Châu Âu đã bước vào một kỷ nguyên kiểm soát chặt chẽ mới.
Ba cơ quan mới, bao gồm: Ủy ban ngân hàng Châu Âu (EBA), Ủy ban bảo hiểm và trợ cấp việc làm Châu Âu (EIOPA) và Ủy ban Thị trường và chứng khoán Châu Âu (ESMA), sẽ giám sát hoạt động tài chính của các ngân hàng, các thị trường tài chính, bảo hiểm và trợ cấp.
Các cơ quan trên sẽ làm cầu nối cho người quản lý tài chính của các quốc gia và có quyền áp đặt lệnh cấm tạm thời đối với các sản phẩm và hoạt động tài chính rủi ro.
Ba cơ quan mới này cũng có thể đưa ra những quyết định trực tiếp với các tổ chức tài chính, như các ngân hàng, để khắc phục những vi phạm pháp luật của EU khi nhà chức trách của các quốc gia không hành động.
Lạm phát ở Châu Âu đạt 2,2% tháng 12, vượt quá mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), văn phòng thống kê châu Âu ngày 4/1 cho biết.
Theo ước tính của Cục thống kê châu Âu (Eurostat), chỉ số CPI tại 16 quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro trong năm 2010 đã vượt ra ngoài mục tiêu của ECB, lần đầu tiên kể từ tháng 11/2008.
ECB muốn giữ được mục tiêu lạm phát thấp dưới 2% để bình ổn định giá.
Đầu tháng 12, ECB giữ lãi suất cơ bản ở mức 1%, mức thấp kỷ lục kể từ khi đồng tiền chung Euro được thông qua vào năm 1999. Theo quan điểm của tăng trưởng kinh tế chậm chạp của nhiều nước sử dụng đồng euro, các nhà phân tích cho rằng ECB sẽ không sớm tăng lãi suất trong thời gian tới đây.
Báo cáo của Nhóm Kinh tế phát triển của WB, sẽ công bố ngày 12/1, nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và lợi nhuận đầu tư cao ở châu Á không thể vô hiệu hóa những rủi ro cả về chính trị lẫn thương mại so với đầu tư vào các thị trường phát triển.
Mặc dù nhấn mạnh tầm quan trọng của dòng FDI vào châu Á, trong khuôn khổ châu Á và xuất phát từ châu Á, nhưng nghiên cứu mới nhất của Cơ quan đảm bảo đầu tư đa phương (MIGA) của WB cũng cho rằng rủi ro chính trị và thương mại vẫn là nhân tố tác động quan trọng đối với dòng FDI này.
Các nghiên cứu "Kinh doanh ở châu Á" và "Đầu tư xuyên biên giới ở châu Á" của WB lưu ý rằng, những bằng chứng về rủi ro chính trị ở châu Á đối với các nhà đầu tư quốc tế pha trộn giữa may mắn và rủi ro.
Đông Á và Nam Á là hai khu vực cải tổ mạnh nhất để tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, đặc biệt trong hai lĩnh vực "bảo vệ các nhà đầu tư" và "tôn trọng hợp đồng," hai khu vực này được xếp thứ hai và thứ ba thế giới về ưu ái đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhưng bên cạnh đó, châu Á lại được đánh giá là khu vực thực hiện kém nhất, thậm chí dưới mức trung bình của thế giới, về các lĩnh vực được coi là rủi ro chủ chốt đối với các nhà đầu tư như đầu tư liên lĩnh vực, khởi sự kinh doanh của công ty nước ngoài, quyền tiếp cận đất công nghiệp và trọng tài phân xử tranh chấp thương mại.
Trong khi đó, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) khẳng định ngành hàng không dân dụng toàn cầu đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2010, sau thời gian suy giảm kéo dài suốt năm 2009 do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Số liệu mới nhất của cơ quan chuyên ngành Liên hợp quốc về hàng không dân dụng này cho thấy trong năm 2010, các hãng hàng không của 190 nước thành viên ICAO đã vận chuyển an toàn hơn 2,5 tỷ hành khách, tăng 6,3% so với năm 2009.
Vận tải hàng không toàn cầu tăng 8% về số hành khách/km, trong đó vận tải quốc tế tăng 8,8% nhờ phục hồi mạnh mẽ cả về hoạt động của giới kinh doanh và số khách du lịch quốc tế. ICAO nhấn mạnh sự phục hồi mạnh mẽ của hàng không dân dụng quốc tế phản ánh triển vọng kinh tế tích cực trên toàn cầu.
Điều kiện thuận lợi cho các vụ sáp nhập và mua lại (M&A) đang thay đổi theo hướng tích cực, đột ngột và nhanh chóng. Các cuộc thảo luận về các vụ giao dịch tiếp theo lại bắt đầu nóng lên tại các phòng họp của ban giám đốc các công ty.
Nhiều công ty toàn cầu lớn nhất đang sẵn sàng thực hiện một hoặc nhiều hơn các vụ mua lại trong năm tới và đó có thể là một tin tốt lành cho các cổ đông. Các nghiên cứu cho thấy các giao dịch M&A được thực hiện trong các thời kỳ kinh tế yếu kém thu được lợi nhuận cao hơn so với những vụ được hoàn thành trong thời kỳ bùng nổ kinh tế.
Trong khi một số công ty có thể phải miễn cưỡng thực hiện các vụ mua lại cho tới khi các điều kiện chín muồi thì các cơ hội cho những vụ mua lại này có thể tốt hơn do ít cạnh tranh hơn sẽ tạo ra các mức giá cả hợp lý cho các công ty mua.
Sau nhiều năm phát triển yếu kém, năm 2010 là một năm hồi phục của hoạt động M&A tại Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung. Tuy nhiên, dường như năm 2011 mới là năm thực sự nở rộ của các giao dịch này. Theo một cuộc khảo sát của Thomson Reuters and Freeman Consulting thực hiện đối với 150 doanh nghiệp trên toàn cầu, hoạt động M&A được dự đoán sẽ tăng 36% trong năm 2011.
Tương tự, một cuộc khảo sát gần đây của mergermarket.com cũng chỉ ra rằng 82% các giám đốc doanh nghiệp của Mỹ và 87% các giám đốc doanh nghiệp của châu Âu dự đoán hoạt động M&A sẽ khởi sắc trong 6 đến 12 tháng tới. Không chỉ các tập đoàn sẽ thực hiện các giao dịch trong năm 2011 mà các nhóm cổ phần tư nhân cũng ngày càng tích cực hơn trong những tháng qua và có thể họ sẽ tiếp tục bận rộn hơn với các hoạt động này.
Các lĩnh vực có thể sẽ phát triển mạnh hoạt động M&A bao gồm năng lượng, y tế, khai thác mỏ và công nghệ. Ngoài ra, các giao dịch trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và sản phẩm tiêu dùng cũng sẽ đóng góp một cách tích cực cho sự tăng trưởng của M&A. Các hoạt động M&A trong thị trường bất động sản và hàng không có thể cũng sẽ chứng kiến một sự hồi sinh. Đặc biệt, các giao dịch qua biên giới sẽ được xem là điểm nóng với các nhà mua lại từ châu Á và Brazil.
Kinh tế Mỹ: Ngành chế tạo Mỹ sẽ mất ngôi vị số 1 thế giới thống lĩnh gần 100 năm về tay Trung Quốc trong năm 2011, nhưng ngành dịch vụ vẫn phát triển mạnh. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2010, GDP của các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển tăng trưởng trên 7%, trong khi đó, tăng trưởng chung của các nền kinh tế phát triển không đạt mức 3%.
Kinh tế Trung Quốc tiếp tục tăng trưởng, dự kiến năm 2011 ngành chế tạo Trung Quốc sẽ soán ngôi vị của Mỹ. Trung Quốc không chỉ đứng số 1 trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu thế giới mà còn trở thành nước nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới.
Năm 2010 là một năm đột phá của “thế giới thứ 3” khi mà kinh tế toàn cầu không còn ỷ lại hoàn toàn vào Mỹ trong lĩnh vực thương mại. Sau khi khủng hoảng tài chính quy mô toàn cầu bùng nổ, phục hồi kinh tế thế giới luôn được các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi ở châu Á dẫn đầu.
Năm 2011, các quốc gia châu Á, châu Phi và Mỹ Latin sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng mạnh trong các lĩnh vực ô tô và nhà ở, không lâu sau sức mua thực tế của các nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản sẽ giảm xuống dưới một nửa toàn cầu, khi đó kinh tế thế giới sẽ chuyển sang phía Nam và phía Đông.
Trong khi đó, ông Jan Hatzius, chuyên gia kinh tế hàng đầu của Goldman Sachs, dự báo Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ không có thêm bất cứ động thái kích thích kinh tế nào trong năm nay nhưng có thể sẽ giữ nguyên tỉ lệ lãi suất đang tăng cho tới năm 2013.
Khi lạc quan hơn về tăng trưởng, Mỹ đã giảm kỳ vọng về QE2. Ông Hatzius không nghĩ rằng với mức hỗ trợ 600 tỷ USD đã tuyên bố thì Fed cần phải bổ sung thêm tiền. Ông dự báo về cơ bản tỉ lệ lãi suất sẽ vẫn ở mức 0% trong năm 2011, và có thể là cả trong năm 2012.
Hatzius cũng cho rằng, lạm phát của Mỹ sẽ không thể tồi tệ hơn nữa. Dấu hiệu tăng trưởng có ý nghĩa tích cực cho thị trường, nhưng không tác động được gì tới dân chúng, khi tỉ lệ thất nghiệp vẫn đang ở mức gần 10%.
Trong cuộc họp chính sách hôm 14/12/2010, FED cho biết, kinh tế Mỹ sẽ cải thiện trong ngắn hạn nhưng triển vọng trung hạn không có gì đổi thay. Thậm chí, FED lo ngại, các vấn đề của hệ thống ngân hàng châu Âu và khủng hoảng nợ công ở khu vực này, sự trì trệ của thị trường nhà đất Mỹ có thể ảnh hưởng tới quá trình phục hồi của nền kinh tế đầu tàu.
Kinh tế Trung Quốc: Các chuyên gia quốc tế dự báo, nhiều thách thức kinh tế đang chờ đợi chính phủ Trung Quốc trong năm nay. Nước này sẽ cần duy trì sự phát triển mạnh mẽ trong khi vẫn phải thiết lập chính sách tiền tệ chặt chẽ của mình.
Một số nhà kinh tế dự đã đoán rằng kinh tế Trung Quốc sẽ đạt mức tăng trưởng 10% hoặc cao hơn trong năm 2011 - mức tăng trưởng hai con số lần đầu tiên trong vòng 3 năm qua, nhờ các chính sách về tài chính và tiền tệ được đưa ra sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Nhưng giá tiêu dùng đang tăng chóng mặt tại Trung Quốc do các dòng vốn thặng dư được tạo ra từ chính sách tiền tệ dễ dãi của chính phủ Hoa Kỳ đang là trở ngại lớn. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc còn phải ngăn chặn việc nới lỏng tiền tệ của mình và thực hiện các biện pháp chống lạm phát, bao gồm việc nhiều lần tăng tỷ lệ lãi suất chủ chốt.
Một quan chức chính phủ cho biết, Trung Quốc có thể sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 9% năm 2011. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng nước này sẽ phải đối mặt với thách thức trong việc duy trì mức độ tăng trưởng cũng như kiềm chế lạm phát.
Một dự báo khác có liên quan tới Nhân dân tệ là khả năng tăng giá của đồng tiền này sẽ chậm lại trong năm 2011 sau khi giá trị của đồng tiền này đã vượt mức 6,6 USD lần đầu tiên trong 17 năm. Ông Yen Ping Ho, Giám đốc chiến lược ngoại hối của JPMorgan Chase tại Singapore cho rằng, Nhân dân tệ sẽ tăng 4,6% lên 6,3 Nhân dân tệ/USD trong năm 2011.
Kinh tế châu Âu: Từ đầu năm 2011, khu vực tài chính Châu Âu đã bước vào một kỷ nguyên kiểm soát chặt chẽ mới.
Ba cơ quan mới, bao gồm: Ủy ban ngân hàng Châu Âu (EBA), Ủy ban bảo hiểm và trợ cấp việc làm Châu Âu (EIOPA) và Ủy ban Thị trường và chứng khoán Châu Âu (ESMA), sẽ giám sát hoạt động tài chính của các ngân hàng, các thị trường tài chính, bảo hiểm và trợ cấp.
Các cơ quan trên sẽ làm cầu nối cho người quản lý tài chính của các quốc gia và có quyền áp đặt lệnh cấm tạm thời đối với các sản phẩm và hoạt động tài chính rủi ro.
Ba cơ quan mới này cũng có thể đưa ra những quyết định trực tiếp với các tổ chức tài chính, như các ngân hàng, để khắc phục những vi phạm pháp luật của EU khi nhà chức trách của các quốc gia không hành động.
Lạm phát ở Châu Âu đạt 2,2% tháng 12, vượt quá mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), văn phòng thống kê châu Âu ngày 4/1 cho biết.
Theo ước tính của Cục thống kê châu Âu (Eurostat), chỉ số CPI tại 16 quốc gia sử dụng đồng tiền chung euro trong năm 2010 đã vượt ra ngoài mục tiêu của ECB, lần đầu tiên kể từ tháng 11/2008.
ECB muốn giữ được mục tiêu lạm phát thấp dưới 2% để bình ổn định giá.
Đầu tháng 12, ECB giữ lãi suất cơ bản ở mức 1%, mức thấp kỷ lục kể từ khi đồng tiền chung Euro được thông qua vào năm 1999. Theo quan điểm của tăng trưởng kinh tế chậm chạp của nhiều nước sử dụng đồng euro, các nhà phân tích cho rằng ECB sẽ không sớm tăng lãi suất trong thời gian tới đây.