Kinh tế 24h qua: Trò chơi nguy hiểm
Cựu chủ tịch FED, Alan Greenspan nhận định, thâm hụt ngân sách của Mỹ hiện ở mức hết sức nguy hiểm
Cựu chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), Alan Greenspan nhận định, thâm hụt ngân sách của Mỹ hiện ở mức hết sức nguy hiểm và chính quyền liên bang cần cắt giảm chi tiêu.
"Chúng ta đang tham gia một cuộc chơi nguy hiểm. Nợ chính phủ năng chóng mặt", ông nói trong một hội nghị mới đây tại New York về vấn đề tiền tệ. Theo ông, các công ty Mỹ có thể hạn chế đầu tư. Sự đầu tư yếu kém của doanh nghiệp vào thiết bị, vốn, tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng, cản trở đà phục hồi của kinh tế Mỹ.
Cựu chủ tịch FED cho rằng, Mỹ cần điều chỉnh chính sách tài khóa. Theo ông, nếu FED quyết định áp dụng chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2), thì chương trình có khả năng vẫn không đủ để giúp dòng tiền vận động và kích thích kinh tế Mỹ tăng trưởng.
Tuy nhiên, theo ước tính sơ bộ của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, thâm hụt ngân sách liên bang năm tài khóa 2010 kết thúc ngày 30/9, đứng ở mức gần 1.300 tỷ USD, chiếm 8,9% GDP. Năm 2009, con số này ở mức 1.400 tỷ USD, chiếm 10% GDP.
Như vậy, thâm hụt ngân sách Mỹ trong năm tài chính 2010 thấp hơn khoảng 125 tỷ USD so với năm ngoái. Nguyên nhân có sự hạ nhiệt này là do lợi nhuận của FED và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng trong khi chi tiêu giảm.
Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 53 tỷ USD. Lợi nhuận mà FED đóng góp cho Bộ Tài chính cũng tăng 42 tỷ USD. Ngược lại, tổng mức chi tiêu chính phủ thu hẹp nhờ chi phí dành cho Chương trình Giải trừ Tài sản xấu (TARP) vừa kết thúc, các khoản chi cho Fannie Mae và Freddie Mac cũng như FDIC giảm bớt.
Số tiền tiết kiệm được từ các chương trình trên đã giúp bù đắp cho sự gia tăng chi tiêu dành cho trợ cấp thất nghiệp, giáo dục, cứu trợ cho các bang và các điều khoản trong Đạo luật phục hồi năm 2009. Riêng chi phí cho trợ cấp thất nghiệp đã tăng tới 34% do tỷ lệ thất nghiệp cao.
Vấn đề tiền tệ lại căng như dây đàn. Trong khi nhận định đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị định giá thấp, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đã tỏ ra lo ngại về khả năng các quốc gia đã bắt đầu coi tiền tệ là "một thứ vũ khí".
Ông Strauss-Kahn nêu rõ, sự chuyển dịch dòng vốn và tăng trưởng về phía Trung Quốc và các thị trường mới nổi đang phát triển nhanh có nghĩa là đồng tiền của họ sẽ tăng giá một cách tự nhiên, còn đi ngược xu hướng này trong trung hạn sẽ không mang lại tác dụng gì.
Theo Giám đốc điều hành IMF, sự phối hợp toàn cầu "đang giảm xuống" sau khủng hoảng tài chính và có nguy cơ xảy ra “chiến tranh tiền tệ”. Việc hợp tác toàn cầu giảm là một mối đe dọa, vì với những vấn đề mang tính toàn cầu, không một nước nào có thể tự giải quyết.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Dmitry Pankin, các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) coi những động thái hiện nay liên quan tới các đồng tiền ở các thị trường mới nổi là một vấn đề sâu sắc hơn, không thể giải quyết bằng cách thả nổi.
"Tỷ giá hối đoái là kết quả của một tiến trình sâu sắc hơn: xu hướng tiết kiệm, đầu tư, môi trường đầu tư của một quốc gia, mức độ nhu cầu", ông nói. Ông cho biết thêm, việc cho phép thả nổi đồng nội tệ của các nước BRIC sẽ không giải quyết được mọi vấn đề.
"Việc thả nổi tiền tệ không phải là lối thoát, nó không phải là liều thuốc dành cho tất cả chứng bệnh", tờ Economic Times dẫn lời Thứ trưởng Pankin cho hay.
Trong một diễn biến khác, Mỹ và Nhật Bản đang lo ngại về những tác động mà Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Hàn Quốc với Liên minh châu Âu (EU) có thể mang lại cho họ.
Tờ Japan Times cho rằng, FTA Hàn Quốc - EU có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các lĩnh vực công nghiệp chủ chốt như: xe hơi và đồ điện gia dụng do các công ty Nhật Bản đang cạnh tranh quyết liệt với giới doanh nghiệp Hàn Quốc tại thị trường châu Âu.
Báo Hàn Quốc Chosun Ilbo dẫn lời đánh giá của các nhà kinh tế cho rằng, FTA EU - Hàn Quốc được coi là “chìa khóa” mở cánh cửa cho Hàn Quốc vào thị trường rộng lớn ở châu Âu, đồng thời cũng mang lại cho các doanh nghiệp châu Âu cơ hội đầu tư và tìm kiếm thị trường ở Hàn Quốc.
Giới nghị sĩ Mỹ ngay lập tức hối thúc Quốc hội sớm phê chuẩn FTA với Hàn Quốc. Ủy ban Tài chính và Thuế vụ của Hạ viện Mỹ lo ngại rằng, giới xuất khẩu và lao động Mỹ sẽ bị tụt hậu do Hàn Quốc và EU ký FTA song phương. Do đó, nếu Washington không giải quyết vấn đề nhập khẩu thịt bò Mỹ và xe hơi đối với Seoul nhanh thì EU sẽ chiếm ưu thế và qua mặt Mỹ tại Hàn Quốc.
Theo nhận định của Viện nghiên cứu kinh tế châu Á, thuộc Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản, Nhật Bản sẽ phải nhường lại thị trường xuất khẩu với tổng giá trị khoảng 3 tỷ USD/năm cho Hàn Quốc khi FTA Hàn - EU có hiệu lực.
Nội các Nhật Bản hôm qua đã chính thức phê chuẩn gói kích thích trị giá 5.050 tỷ Yên (tương đương 61,3 tỷ USD), nhiều hơn so với với dự định ban đầu. Mục tiêu của gói kích thích này là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết tình trạng giảm phát và ngăn chặn đà leo thang mạnh của đồng Yên.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda cam kết, chính phủ nước này sẽ có “hành động quyết đoán, bao gồm cả việc can thiệp, nếu cần thiết” để kiềm chế đà tăng giá của đồng nội tệ sau khi đồng USD rớt xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua so với đồng Yên.
"Chúng ta đang tham gia một cuộc chơi nguy hiểm. Nợ chính phủ năng chóng mặt", ông nói trong một hội nghị mới đây tại New York về vấn đề tiền tệ. Theo ông, các công ty Mỹ có thể hạn chế đầu tư. Sự đầu tư yếu kém của doanh nghiệp vào thiết bị, vốn, tài sản cố định là một trong những yếu tố quan trọng, cản trở đà phục hồi của kinh tế Mỹ.
Cựu chủ tịch FED cho rằng, Mỹ cần điều chỉnh chính sách tài khóa. Theo ông, nếu FED quyết định áp dụng chương trình nới lỏng định lượng lần 2 (QE2), thì chương trình có khả năng vẫn không đủ để giúp dòng tiền vận động và kích thích kinh tế Mỹ tăng trưởng.
Tuy nhiên, theo ước tính sơ bộ của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, thâm hụt ngân sách liên bang năm tài khóa 2010 kết thúc ngày 30/9, đứng ở mức gần 1.300 tỷ USD, chiếm 8,9% GDP. Năm 2009, con số này ở mức 1.400 tỷ USD, chiếm 10% GDP.
Như vậy, thâm hụt ngân sách Mỹ trong năm tài chính 2010 thấp hơn khoảng 125 tỷ USD so với năm ngoái. Nguyên nhân có sự hạ nhiệt này là do lợi nhuận của FED và thuế thu nhập doanh nghiệp tăng trong khi chi tiêu giảm.
Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 53 tỷ USD. Lợi nhuận mà FED đóng góp cho Bộ Tài chính cũng tăng 42 tỷ USD. Ngược lại, tổng mức chi tiêu chính phủ thu hẹp nhờ chi phí dành cho Chương trình Giải trừ Tài sản xấu (TARP) vừa kết thúc, các khoản chi cho Fannie Mae và Freddie Mac cũng như FDIC giảm bớt.
Số tiền tiết kiệm được từ các chương trình trên đã giúp bù đắp cho sự gia tăng chi tiêu dành cho trợ cấp thất nghiệp, giáo dục, cứu trợ cho các bang và các điều khoản trong Đạo luật phục hồi năm 2009. Riêng chi phí cho trợ cấp thất nghiệp đã tăng tới 34% do tỷ lệ thất nghiệp cao.
Vấn đề tiền tệ lại căng như dây đàn. Trong khi nhận định đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc bị định giá thấp, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đã tỏ ra lo ngại về khả năng các quốc gia đã bắt đầu coi tiền tệ là "một thứ vũ khí".
Ông Strauss-Kahn nêu rõ, sự chuyển dịch dòng vốn và tăng trưởng về phía Trung Quốc và các thị trường mới nổi đang phát triển nhanh có nghĩa là đồng tiền của họ sẽ tăng giá một cách tự nhiên, còn đi ngược xu hướng này trong trung hạn sẽ không mang lại tác dụng gì.
Theo Giám đốc điều hành IMF, sự phối hợp toàn cầu "đang giảm xuống" sau khủng hoảng tài chính và có nguy cơ xảy ra “chiến tranh tiền tệ”. Việc hợp tác toàn cầu giảm là một mối đe dọa, vì với những vấn đề mang tính toàn cầu, không một nước nào có thể tự giải quyết.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga Dmitry Pankin, các nước BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc) coi những động thái hiện nay liên quan tới các đồng tiền ở các thị trường mới nổi là một vấn đề sâu sắc hơn, không thể giải quyết bằng cách thả nổi.
"Tỷ giá hối đoái là kết quả của một tiến trình sâu sắc hơn: xu hướng tiết kiệm, đầu tư, môi trường đầu tư của một quốc gia, mức độ nhu cầu", ông nói. Ông cho biết thêm, việc cho phép thả nổi đồng nội tệ của các nước BRIC sẽ không giải quyết được mọi vấn đề.
"Việc thả nổi tiền tệ không phải là lối thoát, nó không phải là liều thuốc dành cho tất cả chứng bệnh", tờ Economic Times dẫn lời Thứ trưởng Pankin cho hay.
Trong một diễn biến khác, Mỹ và Nhật Bản đang lo ngại về những tác động mà Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Hàn Quốc với Liên minh châu Âu (EU) có thể mang lại cho họ.
Tờ Japan Times cho rằng, FTA Hàn Quốc - EU có thể ảnh hưởng tiêu cực tới các lĩnh vực công nghiệp chủ chốt như: xe hơi và đồ điện gia dụng do các công ty Nhật Bản đang cạnh tranh quyết liệt với giới doanh nghiệp Hàn Quốc tại thị trường châu Âu.
Báo Hàn Quốc Chosun Ilbo dẫn lời đánh giá của các nhà kinh tế cho rằng, FTA EU - Hàn Quốc được coi là “chìa khóa” mở cánh cửa cho Hàn Quốc vào thị trường rộng lớn ở châu Âu, đồng thời cũng mang lại cho các doanh nghiệp châu Âu cơ hội đầu tư và tìm kiếm thị trường ở Hàn Quốc.
Giới nghị sĩ Mỹ ngay lập tức hối thúc Quốc hội sớm phê chuẩn FTA với Hàn Quốc. Ủy ban Tài chính và Thuế vụ của Hạ viện Mỹ lo ngại rằng, giới xuất khẩu và lao động Mỹ sẽ bị tụt hậu do Hàn Quốc và EU ký FTA song phương. Do đó, nếu Washington không giải quyết vấn đề nhập khẩu thịt bò Mỹ và xe hơi đối với Seoul nhanh thì EU sẽ chiếm ưu thế và qua mặt Mỹ tại Hàn Quốc.
Theo nhận định của Viện nghiên cứu kinh tế châu Á, thuộc Cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản, Nhật Bản sẽ phải nhường lại thị trường xuất khẩu với tổng giá trị khoảng 3 tỷ USD/năm cho Hàn Quốc khi FTA Hàn - EU có hiệu lực.
Nội các Nhật Bản hôm qua đã chính thức phê chuẩn gói kích thích trị giá 5.050 tỷ Yên (tương đương 61,3 tỷ USD), nhiều hơn so với với dự định ban đầu. Mục tiêu của gói kích thích này là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết tình trạng giảm phát và ngăn chặn đà leo thang mạnh của đồng Yên.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda cam kết, chính phủ nước này sẽ có “hành động quyết đoán, bao gồm cả việc can thiệp, nếu cần thiết” để kiềm chế đà tăng giá của đồng nội tệ sau khi đồng USD rớt xuống mức thấp nhất trong 15 năm qua so với đồng Yên.